Bốn mươi năm, phận bèo/SOS thầy Phan Văn Ngọ, …Nguyệt Hạ

15 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 6575)

Bn mươi năm, phn bèo …

 Nguyt H

 thay_ngo_2-large-contentthay_ngo_1-large-content




















Tuần qua, nhân chuyến đi từ thiện Đồng Nai, tôi có dịp gặp nhiều mảnh đời phiêu bạt. Đặc điểm chung của họ là không nhớ chuyện hiện tại nhưng chuyện quá khứ, như sự kiện 30 tháng 4 bốn mươi năm trước, họ kể vanh vách, nét mặt linh động hẳn.

Điển hình là cụ Mía, ở Xuân Lộc. Cụ Mía sống với người con gái sáu mươi tuổi không lấy chồng. Buổi sáng bà Lựu, con gái cụ, đi bán thì cụ chưa thức. Buổi chiều bà Lựu về, nhà trống toang hoác. Bà Lựu chụp cái nón, tất tả đi ngay vào núi, hú gọi mẹ. Bà Lựu kể, ngày nào mẹ Mía cũng soi gương, trò truyện với người trong gương, Mẹ Mía nói chen:

“Tao giận con mụ nớ. Mặt chi mà khó đăm đăm. Kêu ra chơi, mụ không ra. Năn nỉ cũng không ra. Khóc cũng không ra”.

Chuyện nọ xọ chuyện kia, Cụ Mía kể:

“…Đợi hoài, càng đợi càng sợ. Chung quanh thiên hạ chạy hết. Tui gánh hai thúng, thúng trước con Mận ngồi, thúng sau để gạo với quần áo. Con Lựu thì quấn cái mền bọc con chó đốm. Mới lú ra ngoài đường thấy xe cộ đủ loại, lính tráng, lửa đạn tùm lum. Sợ trúng đạn, chạy trở lui. Lui miết, vô tới núi. Rúc trong đó, hết gạo. Rén rén trở ra, mới hay đồn bảo an bị phá banh. Ba con Lựu chết, đạn bắn sau lưng…”.

Bà Lựu ngắt ngang câu chuyện, tóm tắt, bây giờ, ngày nào mẹ cũng chạy vào núi, nói đi tránh đạn, rồi ở luôn trong đó. Và bà, chiều nào cũng vào núi tìm mẹ. Bà thở dài buồn bã:

“Bây giờ tui còn sức đi tìm mẹ. Mai mốt, không biết ai đi vô núi tìm tui”.

Người thứ hai kẻ viết bài tiếp cận, và ghi lại chi tiết cuộc đời anh, là một cựu tù 11 năm của trại giam Xuân Lộc, tạm gọi tên X.

Bốn mươi năm trước, ngày 30 tháng 4, X. đang ở sư đoàn 2 Không Quân Nha Trang. Đã ngồi trên máy bay nhưng nghĩ tới cha mẹ, anh lại nhảy xuống. Cái sự nhảy xuống này, lúc đó X. nghĩ là may, sau lại tiếc hận, cho là rủi. Bây giờ, ngoài sáu mươi tuổi, anh nghĩ cái số vậy, phải chịu. Hai chữ ‘phải chịu’ X. nói bằng giọng Bắc ngậm ngùi.

Tên tht ca X. là Phan Quc Dũng. Năm 1973, Dũng đang hc lp 11A1 trường nam Trung hc Trn Hưng Đạo (THĐ) Đà Lt thì bị động viên, làm lính văn phòng Sư đoàn 2 Không Quân, đóng ở Nha Trang. Ba anh, đồng thời là huấn luyện viên thể dục trường THĐ, là thầy Phan Văn Ngọ (tốt nghiệp khóa Lê Lợi). Đồng lương giáo viên của ba không đủ nuôi gia đình khiến mẹ anh phải xuống Sài Gòn buôn bán, kiếm tiền phụ chồng nuôi đàn con sáu đứa (chưa kể Dũng) ăn học.

Ngày 30 tháng tư, bà bị kẹt lại Sài Gòn. Phần Dũng, khi quyết định ở lại, đã quá giang đủ loại xe cộ, chạy từ Nha Trang về Đà Lạt, ngược giòng người từ Đà Lạt về Nha Trang kiếm phương tiện di tản. Những ngày sau đó, đối diện với cuộc sống đầy nghịch lý, không cam chịu cúi đầu, Dũng bí mật tổ chức lực lượng…

Gia đình không hay biết, cho tới khi Dũng bị công an trói dẫn về nhà, lục soát tìm thêm vũ khí, tài liệu… Ra tòa, Dũng lãnh bản án 18 năm tù vì tội âm mưu lật đổ chính quyền.

Suốt 10 năm, ba mẹ và các em gái Dũng cứ ba tháng một lần, xách giỏ thăm nuôi. Trại tù ở sâu trong rừng Đại Bình- Bảo Lộc. Từ ngoài đường vào phải đi bộ 20 cây số. Trời nắng, giỏ nặng, đường bụi mù, gập ghềnh, mưa thì lầy lội, phải chống gậy cho khỏi té. Bị nhục hình, Dũng mím môi chịu đựng nhưng nhìn mẹ nhìn em lấm lem bùn đất, mắt anh đỏ hoe. Vậy là anh trốn trại ra ngoài, thay tên đổi họ, làm thợ mộc kiếm sống, lập gia đình, có một con gái.

Sau đó bị phát hiện, lại tra tay vào còng, ở tiếp 8 năm tù cho đủ án phạt 18 năm tù, cộng thêm 3 năm tội vượt ngục, tổng cộng 11 năm. Trại tù mới, nơi anh thụ án, là trại Xuân Lộc - Đồng Nai, nổi tiếng khắc nghiệt. Mười năm tù đầu tiên, anh còn trẻ, cha mẹ còn khỏe, còn đi thăm nuôi. Mười một năm tù sau, anh đã già, cha mẹ cũng quá tuổi thất thập cổ lai hy, các em đều có gia đình, không đi thăm nuôi anh đã đành mà cả vợ con anh cũng ngoảnh mặt, quay lưng.

Trải đủ đắng cay, khi ra tù về lại Đà Lạt, Dũng thành một người câm lặng, hom hem và thích sống cô tịch. Hiện anh ở coi giữ rẫy cà phê cho một người chủ gần Suối Vàng (nói gần nhưng lái xe gắn máy từ Suối Vàng vào chỗ anh cũng cả giờ đồng hồ). Ba mẹ anh ở với vợ chồng em trai út và hai đứa cháu nội nhỏ. Mỗi lần tạt về thăm nhà, nhìn ba xách thùng tưới cây vui vẻ, mẹ tuy đã lú lẫn nhưng tươm tất, khỏe mạnh, em trai làm thợ may, có nhiều đơn hàng, hai đứa cháu học tiểu học, xinh xắn ngoan ngoãn, người em dâu hiền lành… X. rất thích.

 Đùng một cái, ba đau, không ăn được. Tưởng xoàng, đi chụp cắt lớp mới biết bị ung thư bao tử. Nghe hai chữ ‘ung thư’ như nghe án tử hình. Cả nhà lo lắng. Ba cũng lo lắng. Nhưng ba nói cả quyết ’85 tuổi, già lắm rồi, dứt khoát không dao kéo mổ xẻ’. Chưa xong việc ba, người em trai út lại nằm xuống. Cứ tưởng thợ may ngồi nhiều bị đau lưng, cùng lắm là thoát vị đĩa đệm hay gai cột sống thôi, không ngờ là ung thư tủy sống. Căn bệnh quái ác nhanh chóng biến anh thành phế nhân, ngồi xe lăn, bí tiểu, ngày đêm đau đớn khóc gào. Đã thế, lệnh giải tỏa nhà lại ập đến. Ầm ì tiếng máy cạp, máy ủi đe dọa. Trong nhà, người mẹ ngẩn ngơ như trẻ lên ba. Người cha gầy đét, sụt từ 55 ký xuống 35 ký, tinh thần suy sụp theo tiếng gào khóc của con trai. Người con dâu nhìn hũ gạo vơi, không biết xoay xở thế nào. Hai đứa con sợ sệt nhìn bố mẹ sụt sùi, cũng khóc theo….

Nghe Dũng cấp báo tình hình, mấy chị em ở Sài Gòn đều gửi tiền, thay nhau lên Đà Lạt trông nom ba và em trai, và cuối cùng là ‘xa giá’ về Sài Gòn, thuê nhà trọ cho hai cha con ở chữa bệnh dài ngày. Đi theo chăm sóc, chỉ có Dũng. Bà mẹ ngơ ngẩn cũng đi, nhưng không phải chăm sóc chồng con, mà vì để lại Đà Lạt, người em dâu không dám lãnh.

Gần một tháng ở Sài Gòn, một tay Dũng tắm rửa cho em trai, nâng lên đặt xuống, rồi cũng chính anh, ngày ngày cõng bố đi chữa bệnh, không than phiền, tị nạnh, không cau có khó chịu. Hỏi Dũng bí quyết bình tĩnh, anh bảo nhờ hai mươi mốt năm trong tù, học mòn chữ ‘nhẫn’. Hỏi anh kỷ niệm bốn mươi năm ngày gẫy súng có mơ ước gì, nhắn gửi gì. Anh nói chỉ muốn một lần gặp lại bạn cùng lớp 11 A1 niên khóa 1973 trường Trần Hưng Đạo Đà Lạt, bạn cùng sư đoàn 2 Không Quân Nha Trang, bạn tù chính trị Đại Bình, Xuân Lộc. Chỉ thế thôi sao? Chỉ có thế!

Chia tay Dũng, kẻ viết bài thực sự ngậm ngùi, muốn giúp anh một điều gì đó cụ thể, chợt nhớ những bạn học, những chiến hữu, những bạn tù mà anh vừa nhắc tới khi nói về ước mơ của mình. Nhiều người trong bọn họ đã xuất ngoại, lâu ngày không tin tức. Nếu họ biết cuộc đời bạn Phan Quốc Dũng của họ bất hạnh đến thế, đang cần những bàn tay san sẻ gánh nặng đến thế, biết đâu họ chẳng sốt sắng chìa tay. Nghĩ vậy, k viết bài mnh dn thay nhân vt ca mình kêu gi các bn cũ ca anh Phan Quc Dũng hãy giúp đỡ anh; Các cu hc sinh tng hc vi thy Phan Văn Ng trường B Đề, Bùi Th Xuân, Trn Hưng ĐạoĐà Lt, hãy chung sc giúp thy và gia đình thy qua cơn bĩ cc. Mọi liên hệ, giúp đỡ nếu có, xin nhanh chóng và nhờ tòa soạn chuyển. 

 

 Nguyt H


Cựu học sinh Bùi Thị Xuân, Trần Hưng Đạo- Đà Lạt ơi, SOS!

Nhân dịp người viết bài lên chơi Đà Lạt, thăm lại trường xưa. Rất nhiều kỷ niệm vui buồn tuổi hoa niên được gợi lại. Trong số những thầy cô cũ các bạn chở tới thăm, có trường hợp thầy Phan Văn Ngọ, (giáo viên dạy Thể dục trường Trung học Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Bồ Đề… trước năm 1975) là đáng thương nhất.

Ngôi nhà trồng nhiều hoa của thầy nằm trên khu Mả Thánh, đang sắp bị giải tỏa. Máy xúc, máy đào ầm ì đêm ngày. Ngồi trong phòng khách tiếp học trò cũ, thầy không còn vẻ nhanh nhẹn, linh hoạt của người huấn luyện viên thể dục kiêm võ sư Aikido, kiêm ông bầu đội bóng đá trường Nam Trung học Trần Hưng Đạo năm nào. Thay vào đó là vẻ mệt mỏi, kiệt quệ của một cụ già 85 tuổi đang bị bệnh ung thư bao tử hành hạ. Sống cùng thầy là cô Lan vợ thầy, bị thiểu năng trí tuệ hơn chục năm nay, mọi việc chăm sóc bản thân đều không tự làm được. Anh con trai út Phan Quốc Tuấn 52 tuổi thì bị ung thư tủy sống, ngồi xe lăn, cả ngày kêu rên đau đớn. Thầy Ngọ tâm sự: ‘Thầy không có tiền hưu. Suốt từ năm 1964, chuyển từ Biên Hòa về Đà Lạt dạy học, trước sau chỉ là anh giáo viên tay trắng. Có cái nhà đang ở thì sắp bị giải tỏa, cho người ta còn không thèm lấy, nói chi bán. Đã vậy nhà ở trên Mả Thánh, bán ai dám mua’.

Được biết thầy Ngọ có bốn con gái, ba con trai (một anh đã mất vì bệnh). Tất cả đều có hiếu, chỉ phải tội nghèo. Hiện thầy và con trai út ở một phòng trọ nhỏ tại Sài Gòn, hàng ngày đi diện chẩn, bấm huyệt để chữa bệnh. Mọi việc chăm sóc, tắm rửa, nâng lên đặt xuống đều do một tay người con trai lớn là Phan Quốc Dũng đảm nhiệm. Các chị em gái, người lo cơm nước, người chạy việc vặt, người ‘giữ em’ (mẹ Lan).

Trường hợp anh Phan Quốc Dũng cũng có đôi điều ‘hơi bị hay’. Năm 1973, đang học lớp 11 A 1 trường nam Trung học Trần Hưng Đạo Đà Lạt thì anh Dũng bị động viên, làm lính sư đoàn 2, binh chủng Không Quân, đóng ở Nha Trang. Năm 1975 anh ‘đã ngồi trên máy bay rồi nhưng nghĩ tới cha mẹ và các em, lại nhảy xuống, từ Nha Trang chạy về Đà Lạt, ngược dòng người từ Đà Lạt chạy ra Nha Trang tìm đường di tản’. Sau đó, không cam chịu cuộc sống quá nhiều nghịch lý của chế độ mới, anh cùng các chiến hữu bí mật lập tổ chức. Gia đình không ai hay biết cho tới khi anh bị công an trói dẫn về nhà, lục soát tìm vũ khí, tài liệu cất giấu. Kết quả, ra tòa, một số chiến hữu của anh bị tuyên án tử hình, bản thân anh lãnh 18 năm tù giam. Cùng phong trào Fulro, vụ âm mưu lật đổ chính quyền ở Đà Lạt năm 76, 77 của các anh, đã gây xôn xao dư luận.

Thụ án được 10 năm ở trại Đại Bình- Bảo Lộc, thương cha mẹ già yếu vất vả, nhất là mẹ và các em gái cứ ba tháng đi thăm nuôi một lần (từ ngoài đường đi bộ, khiêng đồ nặng, vượt quãng đường rừng 20 cây số, vào tiếp tế cho anh), anh đã liều vượt ngục. Khi bị bắt lại, ngoài 18 năm tù chính thức, anh còn ‘được tặng’ thêm 3 năm, vì ‘có công’ vượt ngục, tổng cộng 21 năm. Mãn hạn tù tại nhà giam Xuân Lộc- Đồng Nai nổi tiếng khắc nghiệt anh Dũng trở về Đà Lạt, sống lặng thầm, an phận bằng nghề coi rẫy cà phê ở Suối Vàng. Nghe tin cha, đồng thời là thầy giáo cũ của mình, là thầy Ngọ, lâm bệnh nặng, anh bỏ rừng, về đưa cha và em trai Phan Quốc Tuấn lên Sài Gòn thuê nhà trọ ở, chữa bệnh. Mọi việc hầu hạ người thân, dù dơ bẩn, khó nhọc, hôi thối thế nào đều không thể lấy của anh một cái nhăn mặt một câu than vãn. Thấy anh điềm tĩnh, nhẫn nại như vậy, cả nhà đều hiểu từ lửa nóng, nước sôi của tuổi thanh niên hóa ra băng giá của tuổi sáu mươi (tuổi Ất Mùi, năm tuổi!) không phải chuyện một sớm một chiều. Có điều mất 21 năm học làm …thiền sư, học phí phải trả bằng máu và nước mắt, quá đắt!

Anh Dũng tâm sự với người viết bài: ‘Sài Gòn cái gì cũng đắt đỏ. Đánh vật với bệnh tật và trăm thứ nhiêu khê không tên gọi, bao nhiêu tiền bạc, sức lực của gia đình đều cạn kiệt. Biện pháp chữa trị tốt (dùng tế bào dây rốn trẻ sơ sinh) không phải không có nhưng quá đắt (giá từ 10.000 đô la tới 30.000 đô la/1 ca), không dành cho người nghèo như cha và em trai mình… Hỏi về ước mơ nhân kỷ niệm 40 năm ngày ‘gẫy súng’, anh Dũng nói chỉ mơ một lần hội ngộ các bạn học sinh lớp 11A1 niên khóa 1973 trường Nam Trung học Trần Hưng Đạo, các bạn cùng sư đoàn 2 Không quân- Nha Trang, các bạn tù chính trị ở hai trại Đại Bình, Xuân Lộc. Chỉ vậy thôi sao? Chỉ vậy!

Nhằm giúp anh Dũng vừa có tiền chữa bệnh cho cha và em trai vừa tìm lại được hơi ấm của tình bạn, tình đồng đội, kẻ viết bài mạo muội kể câu chuyện của anh, hy vọng ‘two in one’. Ngoài ra cũng mong cựu học sinh Bùi Thị Xuân- Trần Hưng Đạo ở phương trời xa, nếu đọc được bài này, thì thương cho hoàn cảnh của gia đình người thầy cũ. Ước sao tấm lòng trắc ẩn và sự giúp đỡ tịnh tài của mọi người đến nhiều, đến nhanh, đến trước lúc thầy Phan Văn Ngọ và con trai như ngọn đèn hết dầu, tắt phụt. (Mọi liên lạc, đóng góp, nếu có, xin nhờ tòa soạn chuyển) 

Cách góp phần giúp Thầy Phan Văn Ngọ

  • Tại các tiểu bang ngoài Texas nếu có thể xin các bạn tự liên lạc quyên góp từng nhóm và gửi thẳng về cho Thầy qua cách mình thường gửi tiền về VN:
Thầy Phan Văn Ngọ
84D Xô Viết Nghệ Tĩnh
Phường 7, Thành Phố Đalạt
Tỉnh Lâm Đồng, Vietnam
Điện thoại của Thầy: 0633607203
Email của Thầy:  flowernosun@gmail.com
  • Tại Houston, Texas hoặc những nơi không có người đứng ra quyên góp, hoặc muốn nhập chung với Houston xin gửi về:
Check đề tên: Anna Dang
Địa chỉ: Anna Dang, 16530 Great Oaks Glen Dr, Houston, Texas 77083
Điện thoại: 281-240-8624 (home), 979-299-5914 (Cel)

Thân kính,
BTX Đào Thị An/Houston


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn