Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (Obamacare)

20 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6103)

Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền
Quốc huy Hoa Kỳ
Tên đầy đủ The Patient Protection and Affordable Care Act
Viết tắt PPACA, ACA
Tên thông dụng Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền, Cải cách Bảo hiểm Sức khỏe, Cải cách Y tế, Obamacare
Ban hành bởi Quốc hội Hoa Kỳ khóa 111
Hiệu lực 23 tháng 3 năm 2010
Phần nhiều điều khoản lớn từ từ có hiệu lực cho đến tháng 1 năm 2014; các điều khoản còn lại từ từ có hiệu lực cho đến 2020
Trích dẫn
Luật công 111–148
Stat. 124 Stat. 119 đến 124 Stat. 1025 (906 trang)
Điều lệ
Quá trình lập pháp
  • Giới thiệu vào Quốc Hội Hạ viện với tên "Service Members Home Ownership Tax Act of 2009" (H.R. 3590) bởi Charles Rangel (DNY) vào 17 tháng 9 năm 2009
  • Hội đồng xem xét: Ủy ban Tài chính và Thuế vụ của Hạ viện Hoa Kỳ
  • Thông qua Hạ viện vào 8 tháng 10 năm 2009 (416–0)
  • Thông qua Thượng viện với tên "Patient Protection and Affordable Care Act" vào 24 tháng 12 năm 2009 (60–39) với tu chính án
  • Hạ viện tán thành tu chính án Thượng viện vào 21 tháng 3 năm 2010 (219–212)
  • Được Tổng thống Barack Obama ký thành luật vào 23 tháng 3 năm 2010
Tu chính án lớn
Đạo luật Hòa hợp Giáo dục và Chăm sóc Y tế 2010
Đạo luật Bảo vệ Người đóng thuế 1099 và Trả lại các cuộc Trả quá nhiều để Trợ cấp Sàn giao dịch năm 2011
Tố tụng Tòa án Tối cao
Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Quốc gia kiện Sebelius

Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (tiếng Anh: Patient Protection and Affordable Care Act, viết tắt PPACA),[1] thường được gọi là Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (Affordable Care Act, ACA) hoặc Obamacare,[2] là một đạo luật liên bang Hoa Kỳ đã được Tổng thống Barack Obama ký thành luật ngày 23 tháng 3 năm 2010. Cùng với Đạo luật Hòa hợp Giáo dục và Chăm sóc Y tế,[3] đạo luật thể hiện đợt chỉnh sửa pháp luật đáng kể đối với hệ thống y tế Hoa Kỳ kể từ khi thông qua MedicareMedicaid năm 1965.[4]

Đạo luật này nhằm mục đích nâng cao chất lượng và khả năng chi trả của bảo hiểm y tế, giảm tỷ lệ không có bảo hiểm bằng cách mở rộng phạm vi bảo hiểm công và tư nhân, và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho cá nhân và chính quyền. Đạo luật này quy định một số cơ chế, bao gồm cả ủy nhiệm (mandate), trợ cấp, và sàn giao dịch bảo hiểm nhằm tăng độ bảo hiểm và khả năng chi trả tổng thể.[5][6] Đạo luật này cũng bắt buộc các công ty bảo hiểm phải phục vụ tất cả mọi người muốn mua bảo hiểm tới tiêu chuẩn tối thiểu mới và đặt giá đều bất chấp các bệnh có sẵn từ trước (pre-existing condition) hoặc giới tính.[7][8] Ngoài ra, đạo luật cải cách này nhằm mục đích giảm giá và cải thiện các kết quả nhờ thêm cạnh tranh, quy chế, và ưu đãi thuế. Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự đoán rằng Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền sẽ giảm cả số tiền thiếu hụt tương lai[9] cả chi tiêu Medicare.[10]

Ngày 28 tháng 6 năm 2012, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết rằng phần lớn của Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền là hợp hiến trong vụ Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Quốc gia kiện Sebelius, bao gồm một điều khoản quan trọng bắt buộc công dân Hoa Kỳ phải mua bảo hiểm y tế trước 2014, nếu không sẽ bị phạt về kinh tế. Tuy nhiên, tòa án bãi bỏ điều khoản bắt buộc các tiểu bang phải tham gia chương trình mở rộng Medicaid của Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền, nếu không sẽ bị mất tiền Medicaid hiện tại.[11][12][13]

Sau vụ kiện, Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền và quá trình thực hiện nó vẫn tiếp tục bị phản đối trong Quốc hội, trong các tòa án liên bang, và bởi một số chính phủ tiểu bang. Các nhóm hoạt động bảo thủ nổi bật, các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội và nhiều chính phủ tiểu bang, một số tổ chức đại diện cho doanh nghiệp nhỏ, và phong trào Tiệc trà (Tea Party movement) đã nỗ lực chống đối, phá hoại, và hủy bỏ đạo luật này.[14] Tháng 9 năm 2013, các dân biểu Cộng hòa trong Hạ viện đòi đính kèm một điều khoản trì hoãn hoặc không cấp tiên cho đạo luật này vào nghị quyết tiếp tục (continuing resolution) cấp tiền cho chính phủ liên bang vào năm tài chính 2014. Tổng thống Dân chủ Barack Obama và ban lãnh đạo Dân chủ của Thượng viện phản đối điều kiện này, nên chính phủ liên bang đóng cửa bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 2013,[15] cùng ngày các sàn giao dịch bảo hiểm mở cửa.[16]

Nguồn: Trích từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn