Chín cửa sông Cửu Long * Internet

11 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 11334)
Chín cửa sông Cửu Long
 
Mời các bạn cùng khám phá thú vị địa hình và lịch sử sông Mê Kông,chảy vào VN sau khi bắt nguồn từ Tây Tạng,chảy qua Trung Quốc,Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia để đổ ra biển Đông bằng chín cửa sông khác nhau như 9 con rồng nên ngta gọi là sông Cửu Long,
Vùng hạ nguồn của sông Mê Kông chính là nơi con sông đã bồi đắp phù sa cả ngàn năm để tạo nên vùng đồng bằng châu thổ trù phú bậc nhất Đông Nam Á - Đồng bằng sông Cửu Long,.....với tất cả mọi sinh hoạt rất sống động và nhiều đặc sản tuyệt vời đầy thú vị và độc đáo .

 
 *****************
 
 10155904_773863789365197_4939363481610766384_n
 Đại trường giang Mê Kông chảy vào đất Việt rồi đổ ra 
biển lớn bằng chín cửa sông Cửu Long như chín con rồng uốn lượn.
 
 
 Mê Kông – một trong những đại trường giang vĩ đại của địa cầu, với chiều dài hơn 4.880km (tương đương khoảng 3.000 dặm). Sông bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng (Trung Quốc) chảy qua Lào, Myanma,Thái Lan, Campuchia và đổ ra biển Đông bằng chín cửa sông Cửu Long của Việt Nam.
 
 Với bề dày lịch sử lâu đời, lại chảy qua nhiều khu vực địa hình khác nhau hiển nhiên sẽ hình thành nên nhiều nền văn minh quanh dòng sông Mê Kông. Con sông luôn là chủ đề khám phá của các nhà khảo cổ cũng như những người truyền giáo, buôn bán cổ xưa. Hạ lưu sông Mê Kông ngày nay là nơi sống của khoảng 60 triệu người với trên 100 dân tộc khác nhau hình thành nên một trong những vùng đa dạng văn hóa nhất thế giới. Tất nhiên, dòng sông còn có nguồn tài nguyên vô giá và cung cấp phù sa, thực phẩm cho những nơi chúng chảy qua.
 Một trong những khu vực đặc biệt nhất của Mê Kông chính là vùng hạ nguồn, nơi con sông đã bồi đắp phù sa cả ngàn năm để tạo nên vùng đồng bằng châu thổ trù phú bậc nhất Đông Nam Á – Đồng bằng sông Cửu Long.
 
 Cuộc hành trình qua cả chín cửa sông đổ ra biển. Đây là nơi thể hiện được mọi bản sắc văn hóa đậm đà nhất của một trong những nền văn minh lâu đời. Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là một trong những vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm quốc gia, bản thân nó còn chứa đựng vô vàn những biến tấu văn hoá, kết quả của hàng trăm năm giao thoa giữa các tộc người di cư, mở đất rồi trú ngụ lại nơi đây.
 
 10959299_780101485408094_3470419644619705744_n
 
Tại Phnom Penh (Campuchia), sông Mê Kông bị tách làm hai nhánh, sang Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu, cả hai đều chảy ra biển với chiều dài mỗi sông chừng 250km. Sông Hậu đổ ra biển bằng ba cửa là
-cửa Định An,
-cửa Bát Sắc (Bassac) và
-cửa Trần Đề,
trong đó cửa Bát Sắc đã bị bồi lấp vào khoảng thập niên 1970.
 Sông Tiền đổ ra biển bằng sáu cửa:
-cửa Đại,
-cửa Tiểu,
-cửa Hàm Luông,
-cửa Cổ Chiên,
-cửa Cung Hầu và
-cửa Ba Lai.
Hiện nay, cửa sông Ba Lai được thay thế bằng hệ thống cống đập ngăn mặn chặn vĩnh viễn dòng chảy, chỉ xả lũ ra cửa biển khi cần.
 
Dưới tác động của tự nhiên và con người, sông Cửu Long hiện chỉ còn 7 cửa đang hoạt động....
 2 cửa sông chết dần : Đó là cửa Ba Lai và cửa Bát Sắc (Bassac).
Hai cửa sông này đã ngừng chảy do bồi tụ và xây dựng công trình giao thông thủy lợi. Đây là kết luận của Viện Địa chất (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sau quá trình nghiên cứu kéo dài ở các cửa sông và vùng ven biển ĐBSCL hơn 50 năm.
Bát Sắc là cửa chính trên sông Hậu, nhưng quá trình bồi lắp bắt đầu xảy ra từ những năm đầu của thế kỷ 20. Các cồn cát ở cửa sông này đã phát triển mạnh, nối liền và trở thành một đảo lớn chắn trước cửa sông có diện tích lên đến gần 24 ngàn ha (nay là huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng). Do sự chết dần của cửa Bát Sắc nên sông Hậu hiện chỉ còn 2 cửa chảy ra biển Đông là Định An ở phía bắc và cửa Tranh Đề (Trần Đề) ở phía nam.
Trên sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, cửa Ba Lai là một ví dụ về sự tàn lụi của một cửa sông do tác động của con người. Năm 1999, hệ thống cống đập ở cửa sông Ba Lai được xây dựng, hệ quả làm cho quá trình bồi lấp xảy ra nhanh hơn và đến nay thì cửa sông này đã ngừng chảy.
TS Đinh Văn Thuận (thuộc Viện Địa chất) kết luận: “Như vậy, hiện nay sông Cửu Long chỉ còn 7 cửa đang hoạt động, trong đó có 5 cửa thuộc sông Tiền là
-cửa Tiểu,
-cửa Đại,
-Hàm Luông,
-Cổ Chiên,
-Cung Hầu
 
và 2 cửa thuộc sông Hậu là
-Định An và
-Trần Đề.
 
TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) phân tích, việc cửa Ba Lai “chết” rất đáng lo ngại bởi sự bồi lắng ở cửa sông này là do con người tác động. Hệ thống cống - đập Ba Lai được xây dựng nhằm mục tiêu ngăn mặn giữ ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của nó là gây nhiễm phèn ở các vùng sản xuất lúa ngày càng nghiêm trọng hơn, trong khi lượng nước ngọt lại không đủ dùng trong sản xuất. Bên cạnh đó là quá trình ô nhiễm môi trường từ các chất thải sinh hoạt và sản xuất diễn ra nhanh hơn đã tác động ngược lại đến sinh hoạt và sản xuất của con người.
 
Theo ông Tuấn, việc 2 trong 9 cửa Cửu Long đang chết đi có thể sẽ là tiền đề để mở ra những cửa sông khác. Vì nếu lượng nước đổ ra 7 cửa còn lại quá lớn thì theo quy luật tự nhiên nó sẽ mở thêm các cửa sông khác để phục vụ việc tiêu thoát nước.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là trong khoảng hai thập niên gần đây, hiện tượng sạt lở ở đầu nguồn ĐBSCL diễn ra nhanh hơn nhiều năm về trước, đặc biệt ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Tổng cục Môi trường cho biết, trên địa bàn tỉnh An Giang, khu vực ven sông Tiền có 13 điểm sạt lở, với cung trượt 2 - 30m/năm và 25 điểm sạt lở dọc bờ sông Hậu, mức độ sạt lở ngày càng tăng. Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 99 điểm sạt lở với tổng chiều dài hơn 172 km, nhiều nơi sạt lở ăn sâu vào bờ đến 25m. Không chỉ ở đầu nguồn, sạt lở còn đe dọa nhiều địa phương khác như: Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau...
 
Theo TS Lê Anh Tuấn, hiện tượng xói lở và bồi lắng sẽ gia tăng hàm lượng bùn cát, độ đục trên sông, mất đất sản xuất và sinh sống của người dân. Rừng cây ven bờ và ven biển bị ảnh hưởng do xói lở và bồi lắng là thay đổi các hệ sinh thái khu vực, mất nơi lưu trú và nguồn thức ăn cho nhiều loài thực và động vật hoang dã. Nguồn nước phục vụ cho dân sinh, canh tác sẽ khó khăn hơn.
 
 10887317_773865052698404_3977519846518765685_o
 
1. Gò Công
 
 10940597_773864939365082_8191589444943100812_n
 
Gò Công không những sở hữu những khung cảnh làng quê thanh bình đặc trưng miền Tây, nơi đây còn có một bờ biển trải dài với một số loại hải sản được khai thác thường xuyên: nghêu, ghẹ, cua và các loại ốc...
 
 10540642_773866136031629_8750777504047085788_n
 Dọc theo hai bên đường về Gò Công là những ngôi nhà yên bình của làng quê.
 
 10940472_773866276031615_4242021748558973085_n
 Sắp Tết nên nhà nào cũng trồng các loại hoa bên
 hiên nhà, tạo nên một không khí sinh động hiếm có trong năm. 
 
 10941833_773867072698202_4391085644274426412_n
 
 Gò Công nói riêng và miền Tây nói chung như
 được đổi màu áo mới khi những ngày Tết đang đến gần.
 
 
2. Cửa Tiểu - Cửa Đại.
 
 10389017_773874776030765_5041341337480719040_n
 
 156092_773867522698157_5285407390091103251_n
 
 
 10941846_773872739364302_8481473126518602495_n
 
 1656297_773875486030694_3177016208530958083_n
 Từ Gò Công, vượt cửa Tiểu và cửa Đại, đến 
 Bến Tre, nổi tiếng với những vùng chuyên canh dừa.
 
  10940523_773868106031432_506742639726849581_n
 Sông Cửa Tiểu là một phân lưu của sông Tiền chảy qua 
 Tiền Giang dài khoảng 45km, đổ ra biển Đông tại Cửa Tiểu.
 
 10408068_773868796031363_2873807310550462944_n
 Cuộc sống nơi Cửa Đại yên bình với những
 mái nhà nhỏ cùng lũ trẻ nô đùa với sông nước.
 
 
3. Cửa Ba Lai - Cửa Hàm Luông
 
 10931243_773869196031323_4132792134917908426_n
 Sông Ba Lai đã được ngăn bằng cống-đập Ba Lai, 
 nó đảm nhận nhiệm vụ thau chua, rửa phèn vào mùa 
 mưa lũ và ngăn chặn nước biển xâm nhập vào mùa nắng.
 
 10922484_773869716031271_8470712520214720097_n
 Kẹo dừa là một trong những đặc sản của Bến Tre, 
 du khách có thể vào tận xưởng sản xuất và ăn thử kẹo miễn phí.
 
 1503352_773871056031137_3852700125308956281_n
 Đờn Ca Tài Tử là hoạt động văn hóa dân gian đặc 
 trưng của vùng đất sông nước miệt vườn miền Tây.
 
 16222_773871716031071_4038514917806076089_n
Bến Tre có những khu vực canh tác đặc sắc như làng hoa Mỏ Cày, vùng trồng sả.
 
 
 
4. Cửa Cổ Chiên - Cửa Cung Hầu
 
 10685524_773882079363368_4813573689975958218_n
 
 10923520_773877132697196_2234807344825372231_n
 Trà Vinh còn có ngôi làng nghề thủ công dệt chiếu Cà Hom - Bến Bạ
 khá nổi tiếng với gần 500 khung dệt, mỗi ngày đưa ra thị trường 1.000 - 1.200 đôi chiếu.
 
 10926187_773878632697046_9182320881357152961_n
 
 10906547_773879666030276_856297138412833709_n
 Qua hai cửa Hàm Luông và Cổ Chiên, tới Trà Vinh, 
 nơi giao thoa văn hóa đặc sắc giữa Khmer và Hindu.
 
 10944716_773882836029959_2331316520682400916_n
 Chùa Hang (Trà Vinh), ngôi cổ tự theo đúng
 kiến trúc Khmer với cổng vòm trông rất lạ mắt.
 
 75560_773883422696567_7807153166912665101_n
 Phà, thuyền và đò ngang là phương thức di chuyển tiện dụng
 nhất để khám phá ba cửa sông Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu.
 
 
5. Cửa Định An - Cửa Trần Đề
 
 10891487_773884119363164_1604392784939933007_n
 Vượt Cửa Cung Hầu và Định An,về đến Sóc Trăng và đến thăm chợ
 nổi Ngã Năm, cách thành phố Sóc Trăng khoảng 60 kms về hướng Tây Bắc.
 
 10922511_773885852696324_8501082620333922428_n
 
 10934019_773885376029705_3958781066260540977_n
 Ẩm thực phong phú cũng là một nét chấm phá 
 thú vị, khiến cho chuyến hành trình không hề nhàm chán.
 
 10898114_773886556029587_2259226043105565391_n
 Chợ nổi Ngã Năm vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn 
 phong cách thương hồ, mua bán rất tự nhiên theo đúng kiểu miền Tay.
 
 10931350_773887176029525_8065738111053966989_n
 Bông điên điển, bông súng ăn với cá non, 
 một món ăn dân dã đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn: Internet/anhdaogroups/chuyển bởi TNT 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn