Kỳ Quan : Động Thiên Đường
Tác
giả : Huyền Anh
Trên
Những Nẻo Đường Quê Hương
Mùa
xuân vừa qua gia đình Huyền Anh có dịp về Việt Nam 2 lần. Được ghé 4 thành phố cảng qua chuyến hải trình
dài. Được nghe những người bạn đồng
hành khen ngợi -do rất ngạc nhiên trước vẻ tân tiến của Vũng Tàu, Sài
Gòn. Rồi Nha Trang với bờ biển dài điểm bóng dừa xanh, những Tháp Bà,
Hòn Chồng, Cầu Đá, đảo xinh.. Đến Đà Nẵng, ngắm nhiều thiết kế hiện đại, đường phố sạch đẹp, dân tình được giúp đỡ để có đời sống khả quan,
chương trình giảm nghèo xóa đói, giáo dục và y tế hoàn toàn miễn phí.. rất thành công. Báo chí và dân tình bên nhà đã vinh danh và đề cao Đà Nẵng "..Như một tấm gương sáng cho bao thành phố khác của cả nước.. Nhờ ông thị trưởng có tài và đức độ, một hạt vàng trong thúng sạn".
Sau
đến nét duyên của phố cổ Hội An -khách tây nhiều hơn
người Việt, nghe những suýt soa và lời mong muốn được trở lại, ở lâu hơn giữa những con đưởng nhỏ xinh lung linh sắc mầu
muôn ánh đèn lồng kỳ ảo. Thăm vịnh Hạ Long là một giấc mơ của khách bốn
phương trời. Cả Hà Nội giữa tân và cổ, từ vẻ nên thơ của những mặt hồ nghiêng dáng liễu đến 36 Phố phường rất đặc biệt và đông vui..
*Nha Trang *Tháp Bà Ponagar * Các nghệ sĩ và vũ công trình diễn trên sân khấu của du thuyền
Những
người bạn mới chẳng cạn lời khen và bảo không ngờ Việt
Nam lại đẹp và hay đến thế. Nhất là khi mọi người vừa thăm India qua Mumbai và Goa, Indonesia với thủ đô Jakarta và 6 thành phố đảo, cả Campuchia.. - mà giữa bao huy hoàng lịch sử lại không thiếu cảnh xô bồ cùng cái nghèo khó, lất lây đến thật động lòng. HA đồng ý và cám ơn lời
khen cảnh sắc Việt Nam của các bạn, nhưng cũng thành thật thêm rằng, tại quý vị có niềm vui được đến những thành phố tốt đẹp nhất, biểu tượng
sự mới mẻ, tiến triển của quê hương tôi, chứ thực ra trên lắm miền đất và tỉnh thành khác, dân tình còn rất nhiều khăn khó.
Sau
chuyến lênh đênh con tầu đi, đặt valise ở Sài Gòn. Rồi lại tiếp
tục khăn gói làm nghiệp cò, lặn lội qua đường bay và đường bộ. Đi
trên những nẻo
đường quê hương mà nghe nhịp tim mình rộn rã. Nào những ruộng đồng xanh
rì, bao non cao sơn thẳm. Nước sông miền Bắc, trái ngọt miền Nam. Huế yêu kiều với Hương giang, Ngự Bình và Vỹ Dạ,
thành xưa..
Nhưng tha thiết nhất là những cảnh đời, những phận người. Những khăn khó đến xót xa. Bao hình ảnh người dân chân chất, đôn hậu đã theo cánh cò về miền xứ tuyết xa phía bên kia địa
cầu. Để cứ mãi ăm ắp trong lòng.
Huyền Anh mang ý là sẽ gởi một số bài về những thành phố và cảnh đẹp quê hương cho AnhĐào và
thân quen. Và cũng để giữ lại cho mình
nữa, kẻo mai kia sẽ.. quên trước quên sau. Như kẻ trước và người sau. Như từ muôn thuở.
Và may quá, được bạn bè gởi cho từ internet một số tài liệu về 2 địa danh mà gia đình HA rất thích thú khi vừa được thăm qua.
Vậy nên tiện dịp, xin "ké" internet, chia sẻ qua trang
nhà
Anh Đào 2 kỳ quan nước Việt tại vùng Phong Nha - Kẻ Bàng, được vào danh sách
những cảnh thiên nhiên đẹp nhất hoàn cầu. Mà nét tuyệt hảo của các hang động thạch nhũ được đánh giá cao hơn cả vịnh Hạ Long.
** ** ** ** **
NGUỒN : Từ Internet
Kèm theo một số hình ảnh trong album của gia đình Huyền Anh
Động Thiên
Đường trong quần thể Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Được
mệnh danh là "
hoàng cung trong lòng đất "
Động Thiên Đường là một trong những kỳ quan tráng lệ và huyền ảo bậc nhất thế giới. Động nằm ẩn mình sâu trong lòng Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc địa hình cattơ cổ, có niên
đại hình thành cách ngày nay khoảng 350 đến 400 triệu năm. Động Thiên Đường nằm ở Km 16 cách rìa Nhánh Tây đường Hồ Chí Minh gần 4km thuộc xã
Sơn Trạch, Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách trung tâm thành phố Đồng Hới chừng 70km về hướng Tây Bắc, cạnh nhánh Tây đường Hồ Chí Minh. Cách động Phong Nha chừng 25km, hành trình nhánh Tây đường Trường Sơn theo hướng Bắc, đường đi rất thuận tiện.

Năm
2005, từ thông tin của một người dân địa phương đã tình cờ phát hiện một hang động có giá trị nằm ngay trong lòng Di sản
Thiên nhiên Thế giới – Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,
lập tức thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, các nhà thám hiểm và cộng đồng trong nước và quốc tế. Chỉ ít lâu sau đó, Hiệp hội nghiên cứu
hang động Hoàng gia Anh quốc, dưới sự chủ trì của Tiến sỹ Howawd Limbert đã lập tức tổ chức Đoàn khám phá hang động và công bố những kết
quả hết sức bất ngờ. Theo nhận định của đoàn thám sát thì đây là hang động khô dài nhất Châu Á, đặc biệt là hệ thống măng đá, nhũ đá ở đây có
vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ngoài sức tưởng tượng của con người.
Động
Thiên Đường có
chiều dài hơn 31,4 km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100m, nơi rộng nhất lên đến 150m; chiều cao từ đáy động lên đến trần động khoảng 60-80m, được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang động khô
dài nhất Châu Á, một trong những hang động kỳ vĩ nhất mà đoàn từng khảo sát nhiều hang động trên thế giới. Động Thiên đường có cấu trúc kỳ
vĩ, tráng lệ và huyền ảo khiến những người khám phá hang động liên tưởng về một thiên cung nơi trần thế.
Cửa
động nhỏ
chỉ vừa đủ một người xuống, nằm
dưới lèn đá cao hơn trăm mét trông rất ngoạn mục. Một cái dốc dẫn xuống nền động dài 15m, dốc được tạo rất cầu kỳ với vô vàn hạt thạch nhũ
to tròn, hai bên dốc có nhiều dấu tích sập đổ, ngổn ngang những cột thạch nhũ như thể vừa trải qua một đợt kiến tạo. Vẻ đẹp huyền ảo tráng lệ của hang động được hé lộ khi có ánh sáng đèn chiếu rọi vào muôn vàn thạch nhũ kỳ ảo. Cửa vào nhỏ hẹp nhưng khi vào bên trong, động có bề rộng hơn 200m, trần động vút cao, rộng thênh thang.
Bước
vào trong động, mọi người sẽ được thỏa chí tưởng tượng trước vô vàn thạch nhũ có nhiều hình thù khác nhau mà những người "khai
phá" đã dùng những ngôn ngữ mỹ miều để đặt tên. Nào Cung Thạch Hoa Viên với khối thạch nhũ như tượng Đức Mẹ đồng trinh tay bế hài đồng; nào Cung Giao Trì là nơi Ngọc Hoàng bàn việc nước với các cận thần, xung
quanh là tượng kỳ lân, chim phượng hoàng..
Đặc
biệt trong động có những hình ảnh giống biểu tượng văn hóa các vùng miền. Ở sâu trong động có nhiều thớ đá thoải ra thành bậc thang rất uyển
chuyển, dài hun hút và phân bậc như ruộng bậc thang, giữa động có những
ô như biểu trưng của văn minh lúa nước, nhiều cột
thạch nhũ hình
tháp Champa rất đẹp.
Độc
đáo là Cung Quảng Hàn, nơi khối thạch nhũ rũ xuống trông như bức rèm the của tiên nữ, hay Cung Quần Tiên hội tụ với cả quần thể tượng Phật A Di Đà.. Ấn tượng nhất là Tháp Liên Hoa với hình thù đặc sắc mà dưới mắt mỗi người, ở mỗi góc nhìn đều mang những
hình thù khác nhau. Thật ra đó là khối
thạch nhũ được hình thành từ những giọt nước bắn tung tóe không theo quy luật nào đã tạo nên vẻ đẹp huyền bí cho động Thiên Đường.
*Nhà Rông Tây Nguyên
So
với động
nước ngầm Phong Nha thì thạch nhũ
ở động khô Thiên Đường có nhiều hình thù hơn. Thỉnh thoảng lại bắt gặp một triền nhũ đá dốc như mới hình thành, còn ẩm ướt hơi nước, bước lên nghe rào rạo tiếng vỡ dưới chân. Có đám khi rọi đèn vào sẽ ánh lên như kim tuyến, nhấp nháy như muôn vàn ánh sao đêm. Phần lớn nền động là đất dẻo, rộng và khá bằng phẳng, nhiệt độ trong động chỉ 20-21 độ C.
Để
phục vụ du
khách
thưởng ngoạn, đơn vị khai thác đã lắp đặt một hệ thống cầu thang gỗ dài xuyên qua giữa tâm động. Hệ thống cầu thang này càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp miên man, hoang sơ của hang động.
*** *** *** ***
Du hành ký..
Để thăm hai động Thiên Đường và Phong Nha - Kẻ Bàng, đường đi khá vất vả, nhưng lại được cơ hội thăm, ngắm, thấy gần gũi thân thiết hơn với mảnh đất tiền nhân, và gặp gỡ người dân địa phương hiền hòa mộc mạc trên từng nẻo đường quê. Qua những làng thôn sau lũy tre gầy nghiêng nghiêng gió, những mái nhà còn lắm đơn sơ, để thấm rằng dân mình còn quá nhiều cơ cực. Nhìn những thửa ruộng xanh rì mơn man gợn sóng, những tấm lưng đội nắng rát của người cấy, trâu cầy, là mồ hôi và công lao đổi lấy từng chén cơm manh áo. Thấy lũ trẻ nhỏ dẫn đàn bò trên đường lộ, lại thầm nghĩ không biết chúng có được đến trường.. Đâu
đâu cũng thấy lòng dâng lên nhiều cảm
xúc, và ngậm ngùi thêm cho bao nỗi nhọc nhằn.
Hành trình, từ Sàigòn bay ra Đà Nẵng cạnh Hội An, rồi xuyên hầm đèo Hải Vân đến Huế, miền thanh thoát..

* Phố cổ Hội An qua những nét duyên thật đằm thắm, làm vui lòng đẹp mắt bao khách viếng thăm
Xe
lăn bánh chầm chậm trên những con đường nhỏ qua nhiều địa danh đất Việt. Đại lộ kinh hoàng. Mùa hè đỏ lửa.. Những chốn địa ngục trần gian của người dân
miền
Trung một thời điêu tàn, tang tóc..
Quảng Trị. Sông Bến Hải cầu Hiền Lương. Cầu sông Thạch Hãn. Quảng Bình. Quảng Ninh. Đông Hà. Đồng Hới ven bờ sông Nhật Lệ.


* Cổ thành Đồng Hới. *Nhà thờ và tháp chuông Tam Hòa với những dấu vết bom đạn từ 1965, một thời điêu đứng..


Với
Huế vội vàng
Ta về đứng dựa tường rêu,
Trông lên mái cũ bóng chiều xô nghiêng
Trông lên mái cũ bóng chiều xô nghiêng
Nghe rơi lá dậy niềm riêng,
Mà thôi tay nắng vẫy miền mưa sương
Mà thôi tay nắng vẫy miền mưa sương
* Thành Nội, cửa Hướng Nhơn *
Đàn ca Huế trên thuyền thả nước sông Hương
*Hai trường Đồng Khánh và Quốc Học của một thuở quý thầy
cô, và nhiều thân hữu AnhĐào Đàlạt ôm tập vở bên sân xanh cỏ mượt
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền..
*** *** *** *** ***
Gửi ý kiến của bạn