Nhớ Về ĐàLạt Ngày Xưa Tuỳ Bút Trần NgọcToàn

15 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 6155)
NHỚ VỀ ĐÀ LẠT NGÀY XƯA
Trần Ngọc Toàn

image180

 Đà Lạt ngày xưa với những rặng rừng Thông bạt ngàn, tựa lưng vào rặng nuí trùng điệp màu tím thẩm ở cuối chân trời xanh biếc.Dảy Núi Bà nằm xoải ngang phía Bắc của thành phố hoang tịch, luôn ẩn hiện trong dải sương mù lảng đảng.Giửa những ngọn núi cỏ tranh và những ngôi biệt thự dáng vẻ Tây phương hẩm hiu là hồ nuớc trong xanh.phẳng lặng như tấm gương soi, thường lẩn khuất dưới sương mù lơ lửng. Thành phố thường u tịch vắng lặng nằm trên mây.với độ cao hơn mặt biển hơn một ngàn năm trăm mét, đầy thơ mộng. Nơi “chôn nhau cắt rún” của tôi nay đã mất như tôi đã mất quê hương sau ngày CS tràn xuống Miển Nam.Theo mảnh giấy khai sanh đã đổi màu vàng khè, còn sót lại sau cuộc chiến, tôi đuợc sinh ra tại Nhà Thương Thí của Đà Lạt. Nhà Thương Thí ở phía Nam khu Thánh Địa Domain de Marie, từ lâu đã đuợc các “Ma soeur” từ nơi này chăm sóc bệnh nhân và sản phụ miển phí. Khi lớn lên tôi có trở lại thăm khu Bảo sanh và cám ơn các Ma Soeur phục vụ nơi này.Người Pháp thuộc địa và người Việt giàu có đuợc chăm sóc ở ngôi bệnh viên hai tầng trệch về phía Nam, giửa Ty

Quan Thuế và đuờng Hai Bà Trưng. Hồ lớn (Grand Lac) hay hồ Xuân Hương, Suối Vàng, hồ Vạn Kiếp, hồ Chi lăng, hồ Than Thở, Đập nước Ankroet không phải tự nhiên mà có. Tất cả đều là nhân tạo, dưới con mắt của các kiến trúc sư .

Với kế họach đô thị người Pháp. Sao bao nhiêu năm đuợc gìn giử, đến nay nhà cầm quyền CS ngu muội, đã di dân từ Miền Bắc, chận nước suối tưới rau bừa bải và đua nhau đấp đập làm thủy điện cho địa phương.Hậu quả là thác nuớc Cam Ly thơ mộng ngày nào chỉ còn những giòng nước loe ngoe, chứa đầy cặn bả hôi thối của thành phố, nay tràn ngập nhà cửa xây cất vô trật tự.Thác Prenn dưới chân đèo Prenn gần như không còn một giọt nước, trơ trụi như kẻ ăn mày thiếu quần áo.Dòng nước chảy qua cụm đá xuống Finom, La Ba, Đức Trọng, Liên Khàng, thác Gougah gần như không còn lấy một giọt nước, trừ ngày mưa. Vào năm 1948, gia đình cha tôi đuợc ông Nội tôi cho ở một ngôi nhà vách ván, nằm trên năm mẩu đất tư nhìn ra đuờng Hai Bà Trưng, qua con suối là khu đất Mã Thánh trên ngọn núi trọc tràn đầy mộ huyệt.Vào mùa Xuân, cây hoa dả quỳ mọc cao hơn đầu chúng tôi với muôn cánh hoa vàng xoè cánh như bàn tay, tràn lan khắp khu đất bỏ trống. Anh em chúng tôi chơi cút bắt chạy trốn quanh trong khu hoa Quỳ dại dày đặc. Trường Sơ học Đa Nghĩa nằm trên đường Hai Bà Trưng, phía Nam của khu đất Domaine de Marie, chỉ mới có 3 lớp học.Về sau trở thành trường Tiểu học rất khang trang. Sau ngày Mẹ tôi đột ngột qua đời, do bận công việc làm ăn Cha tôi gởi 4 anh em trai chúng tôi ở nhà ông Cậu Ba của tôi. Ông làm việc cho Ty Quan Thuế sau khi giải ngũ từ Hải Quân Pháp. Ông đuợc cấp 3 căn nhà nhỏ dành cho người giúp việc, sau lưng ngôi biệt thự làm cơ sở Quan Thuế. Xung quanh gồm khu rừng Thông và nhiều cây Sim mọc chen kẻ về phía Nam, nhìn xuống khu Lò Gạch, Hoàng Diệu, với một một bình nguyên hẹp dọc theo con suối chảy về thác Cam Ly, con suối này bắt nguồn từ hẻm núi từ Ấp số 4 và số 6 ,qua sau lưng đuờng Phan Đình Phùng, đuợc khai thác trồng rau cải xanh muớt quanh năm. Ông Nội tôi xin cho 4 anh em tôi chuyển về trường Tiểu học Đà Lạt, ngày ấy gọi là École Primaire de Dalat. Đi học tôi đi ngang Bệnh viện tư , qua nhà Xác, theo con đuờng mòn xuống đuờng Hai Bà Trưng, qua chiếc cầu đúc bắt ngang con suối chảy về Cam Ly, rồi lên dốc Nhà Làng đắp đá xanh vòng qua đuờng Duy Tân hoặc lên dốc Minh Mạng đến trường.Phía trước khu chợ Hòa Bình là đầy rẩy gánh xôi, bắp, xe Mì, gánh Mì Quảng, cháo lòng…kéo chân đám học trò nhỏ, gái cũng như trai. Hiệu trường là ông Lê Thêm và cô giáo của tôi là cô Giỏi chỉ mặc áo đầm đi dạy học.Nhờ ông cậu ruột, lúc nào chúng tôi cũng rủng rỉnh tiền lẻ trong túi, nên mặc sức ăn quà.Chỉ đuợc một năm, Ba tôi tái giá đem chúng tôi vềở với Bà Dì Ghẻ lạnh lùng, với một đứa con trai riêng.Cộng lại là 5 đứa con trai đang tuổi lớn. Chúng tôi bắt đầu nếm mùi dì Ghẻ con chồng cay đắng, với cảnh quần áo củ không đủ mặc và nhịn đói đi học. Cũng may là anh em tôi đều học trường công trong khi con riêng của Dì tôi học trường tư . Nhà tôi ở là một ngôi biệt thự kiểu Ý do ông Bác tôi bên Pháp quản lý, trên đầu cuối dốc Prenn, xéo với căn biệt thự dành cho Thiếu tá Nguyễn Văn Thiệu, Chỉ Huy Trường Trường Võ Bị Liên Quân. Phía sau lưng là một hẻm núi với rừng cây dày đặc, nối liền qua chân núi dinh Đại Biểu Chính Phủ và khu đất trường La San Taberd, với dòng suối nhỏ đổ xuống con suối Tía .Vào cuối tuần nghỉ học, lúc chưa vào Hướng Đạo, tôi cầm cây gậy tha hồ luồn rừng sâu “mạo hiểm” tìm cây ăn trái.Đường đi đến trường khá xa. Lên khỏi dốc là gặp ngả ba nối liền đuờng
Yersin và Trần Hưng Đạo và dốc xuống hồ Đà Lạt tên Phạm Phú Thứ. Ra đến đầu dồc thường hay gặp đám bạn ngụ ở Trại Hầm, con nhà nghèo không có tiền đi xe đò. Hai bên con dốc đổ xuống bùng binh ngã tư, bên cạnh Câu Lạc Bộ thể thao và ngôi nhà Thủy Tạ nằm trồi ra mặt hồ quét sơn trắng như con cò trắng với hai hàng cây Sồi nhỏ thấp. Qua đến cầu Ông Đạo chúng tôi nhập bọn với đám Xuân An, Suối Cát, lủ luợt vừa đi vừa chạy lên dốc Hòa bình , với hai hàng cây Mai hoa tím và trái chín mọng ngọt lịm.Lên hết dốc, cả bọn nhập vào với đám bên kia cầu Bá Hộ Chúc và dốc Nhà Bò, cũng như dân phố quanh khu chợ, kéo nhau vào đuờng Hàm Nghi, qua rạp hát An Nam, nhà thờ Tin Lành rồi xuyên lên dốc Võ Tánh. Thuở ấy, Truờng Trung học Việt đầu tiên ở trên đất thuộc địa Pháp, đuợc xây cất một dảy nhà lầu hai tầng,ngói đỏ, nằm trơ trụi trên mảnh đất đỏ san bằng từ một chóp núi. Phía Nam nhìn xuốnghồ Đội Có với nhà máy nước bên hồ ĐàLạt,qua một dải núi nhấp nhô cỏ trọc. Rặng Núi Bà nằm chắn ngang phía Bắc cổng trường,
image182
trệch một bên là trường Thiếu Sinh Quân về sau trở thành khu Đại Học Đà Lạt, với các Phân Khoa Chính Trị Kinh Doanh, Văn Khoa..Phía Tây là Phi trường Cam Ly vắng vẻ, chìm trong rừng cây rậm rạp. Khu phố Chi Lăng, với dòng suối nhỏ chảy về hồ Xuân Hương, ở phía Đông với khu trường Võ Bị. Ngày nay, hàng quán và nhà cửa bao kín quanh khu trường.Tìm mải mới thấy cổng trường mang tên Bùi Thị Xuân khuất chìm sau hai dảy nhà lầu buôn bán trên đuờng Võ Tánh .
Năm 1952. Khi Thầy Nguyễn Trọng đứng ra lập trường,phải muợn tạm trường Tây Hồ, Phan Chu Trinh, ở Chi Lăng (Cité de Saint Benoit) rồi dời lên học tạm ở cơ sở trường Tiểu học Đà Lạt trước khi nhà trường hoàn tất xây cất., với chính thức tên Công chúa Phương Mai của vua Bảo Đại.Khi vua bị lật đỗ, năm 1953, trường lấy tên Quang Trung. Về sau đổi thành Buì Thị Xuân dành riêng cho nữ sinh.Nam sinh phải chuyển qua trường Trung học Trần Hưng Đạo, vốn tên Hoàng Từ Bảo Long, nguyên thủy là cơ sở của Quân Đội Thuộc địa Pháp giao lại cho Thiếu Sinh Quân, kéo dài thêm đuờng đến trường cho bọn con trai ở phía Nam của thành phố, như khu Nhà Ga, Trại Hầm. Ấp Xuân An…. Chỉ có đám học sinh ở khu phố Phan Đình Phùng, Ấp Số 4 và ấp Dâu Tây còn lội bộ đến trường THĐ.Số còn lại đèo nhau đi học bằng đủ các loại xe đạp.Dù vậy, ai cũng muốn lân la chạy ngang trường BTX rồi ôm dốc đuờng đá Dâu Tây về trường THĐ để gặp hoặc thấy nữ sinh yêu kiều BTX nhí nhảnh trên đuờng.Do sống dưới cảnh Dì ghẻ , sau giờ đi học tôi không muốn về nhà. Trênđuờng về, sau khi chia tay với 3 cô bạn gái bạn học và Dương Vân Thu ở dốc Prenn, tôi tắp vào sân đá banh, bên hồ Xuân Hương, bỏ chân không vui chơi trên sân đá không biết đói với bụng rổng không. Sau đấy, tôi lần mò đến phòng tập Nhu Đạo của Huấn luyện viên Yvert , từ trường Lycée Yersin, thập thò bên cửa xem những bạn có tiền , như Ly, Nho. Đào Duy Thiện,… luyện tập nhào lộn. Mãi cho đến một hôm Thầy Yvert để ý mới cho anh Thiện ra hỏi mày có muốn tập Judo không.Tôi thích thú gật đầu nhưng nói là không có tiền đóng tiền học và may kimono mặc trên võ đuờng. Anh Thiện vào gặp Thầy nói chuyện vài câu rồi trở ra nói: “Thôi đuợc, ông Yvert cho mày học miển phí . Còn quần áo tập Kimono tao sẽ xin đồ cũ của tụi nó cho mày.” (Anh Đào Duy Thiện đã tạ thế tại Pennsylvania năm 1986) Thế là tôi nhập học Nhu Đạo với Thầy Yvert từ Đai Trắng lên đến Đai Xanh Lá Cây. Rồi phải nghỉ vì ông Yvert trở về Pháp trao lại cho Võ sư Nguyễn Bính. Tôi không hiểu nhờ đâu, với bụng đói sau buổi đi học về tôi cứ dửng dưng tập võ và đá banh ào ào. Đến tối lội bộ về nhà ra sau bếp lục cơm nguội ăn với rau cải luộc và cá kho còn sót lại trong tủ gỗ chứa thức ăn. Theo thời gian qua, tôi cứ cao lên nhưng gầy nhom do thiếu dinh dưởng.

Nhớ về Đà Lạt ngày xưa không mang theo những hình ảnh các cô gái đẹp của thành phố sương mù. Cũng không lan man qua các phong cảnh như mộ cô Thảo, bên bờ hồ Than thở với tên Pháp là Lac de Soupir, vốn là một đập nuớc ngăn hai dòng suối theo khe núi từ Ấp Đa Thiện và dảy núi phía Đông trùng điệp.Hay rừng Ái ân bên hông dinh vua Bảo Đại, Hay Suối Vàng nên thơ ở phía Bắc. Tất cả khung trời thơ mộng ấy nay đã bị chà đạp dưới bàn tay cầm quyền không nhân tính của CS.Quê hương của tôi và các bạn cùng lứa tuổi nay đã mất.Chỉ còn trong hoài niệm.Rồi chắng còn ai biết đến nửa. Đà Lạt ngày nay như một góc phố trên núi của Hồng Kông hay một lỏm lấp ráp của thành phố Sài Gòn lên núi nay đã trơ trọi mất gần hết rừng cây, đem tươi mát cho Đà Lạt. Làm sao tìm lại “những ngày xưa thân ái” đó đuợc nửa, dù cho đến ngày chế độ CS sụp đỗ.
Trần Ngọc Toàn

sinh năm 1940 tại Đà Lạt, Việt Nam.
image184_0
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn