Nghìn Năm Hồ Dễ Mấy Ai Quên truyện ngắn Nguyễn Thị Ngọc Dung

15 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 6035)

Nghìn Năm Hồ Dễ
 

Đã Ai Quên

 

Nguyễn Thị Ngọc Dung 
“Năm mươi” năm ấy biết bao nhiêu tình 
…"(*)
 Đà lạt kể từ ngày tôi đi dạo ấy, không biết đã có những gì thay đổi.Khoảng thời gian còn ở quê nhà trước 1975, tôi cũng đã không được rõ lắm. Rồi sau 1975, và mãi cho đến bây giờ…chắc chắn là phải có nhiều đổi thay. Đối với hai mái trường xưa, Trần Hưng Đạo và Bùi thị 
image275
Xuân, hẳn cũng không sao tránh khỏi thân phận bể dâu. Riêng về truờng Trần Hưng Đạ thì thay đổi thấy rõ, trông cảnh tiêu điều, hoang phế đến xót xa. Ngưòi quen không còn nữa đã đành; mà cảnh cũ thì thật là “tiều tuỵ”.Người cũ đi xa, người mới đến dường như chẳng ai đoái hoài.Chung quanh khu vực trường, nghe nói nhà cửa xây bừa bộn, không còn phong quang như cũ.Có lẽ ngưòi ta chỉ lo nhu cầu canh tác, không có một ý thức gì về mỹ quan, hay về giá trị tinh thần.Vì thế, chỉ mớ nhìn bức hình đã thấy không còn gì là dấu vế của một ngôi trường kỷ cương ngày trước. Căn nhà bên góc cổng trường Trần Hưng Đạo khi xưa nơi chúng tôi ở, nay trông thật thê lương. Thật đáng ngạc nhiên, chỉ nhìn vào những tấm ảnh chụp cũng đủ thấy buồn: Rõ ràng là không phá huỷ mà trông hoang vắng, không chiến tranh mà thấy điêu tàn. 
Tôi chưa về thăm Đàlạt lần nào, nhưng nhìn hình ảnh cũng đủ thấy thực tế khá phũ phàng. ..Thật là tiếc. Nhất là khi nghe một anh bạn bên Pháp cho biết có lần lên thăm Đàlạt, nhìn cảnh trường xưa hoang vắng¸ không còn được như cũ mà thấy buồn.
“ Tôi thường về VN thăm bà cụ, năm 2001, sẵn dịp đưa thằng con trai vế thăm bà nội và cho nó biết xứ sở, tụi tôi có đi Đà lạt . Nhưng buồn và thất vọng lắm chị Dung ạ, trường THĐ bị bỏ hoang , hồ Vạn Kiêp không còn nữa , cư xá THĐ tiêu-điều , cư xá BTX bị thiên-hạ xây nhà che kín , từ đường nhìn vào chẳng thấy đâu...bao nhiêu điều đau lòng . Từ đó tôi không lên Đà Lạt nữa. Còn chị thì sao, có khi nào chị về lại VN chưa ?” 

 

image277
Ngôi nhà xưa nay đã tiêu điều, hoang vắng 
Thật là một câu hỏi khó trả lời. Đàlạt đã ... như thế, thì nếu có đôi lúc cảm thấy “bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người” chắc tôi cũng đành chịu, về cũng chỉ thêm buồn, làm tôi bỗng thông cảm với tâm trạng của một bà Huyện Thanh Quan thủa trước “người xưa, cảnh cũ nào đâu tá?”. Hồ Vạn Kiếp xinh xinh cạnh con đường lên trường bây giờ đã bị phủ lấp để thay thế vào là những căn nhà xây vội, thì còn gì nữa…Tuy nhiên, tôi vẫn hi vọng rằng Đà Lạt không phải chỉ có thế và cái đẹp của Đà Lạt không chỉ ở một góc trường kỷ niệm đã bị lãng quên; mà vẻ ẹp toàn diện phải được duy trì, để “hồn ĐàLạt” vẫn còn đây đó…Thì thế mới là “khôn ngoan”. Nhưng nói cho cùng, cũng như Hà Nội, người Đà Lạt bây giờ đã ra đi khắp bốn phương trời, nên cảnh cũ dù không thay đổi, thì ngưòi nay cũng rất khác người xưa , nhất là về nếp sống. 
Thời gian trôi qua nhanh quá, thoáng chốc đã mấy thập niên! Đời người đã ắm thăng trầm, nên người đời cũng đã cảm thấy như không có gì đáng phải tha thiết quá để phải bám víu.Nhất là khi nguời ta đã ý thức rõ rằng không có gì là mãi mãi? Cái lẽ vô thường ấy càng ngày càng thấm thiá, dễ hiểu, dễ để người ta hoan hỉ chấp nhận, không phàn nàn, hay tiếc nuối. 
Biết là như thế mà tâm trạng con người đôi khi cũng có lúc không tránh khỏi có những giây phút chạnh lòng, nhớ tiếc về một cái gì đã qua không tìm lại được. 
BÙI NGÙI CHUYỆN CŨ
Sau nửa thế kỷ không hề thăm Đàlat, không hề gặp người Đà lạt, cũng không hề có cơ hội để liên lạc với một người bạn nào thuở cắp sách. Nhưng tôi vẫn nhớ về Đàlat với một cảm tình đặc biệt. Và chắc chắn là các bạn của tôi cũng thế. Nhìn những bài viết, những chia xẻ của mọi người về Đàlạt thì đủ biết. Tình cảm ấy thật đậm đà, tha thiết, đâu phải chỉ riêng tôi… Buồn thì cứ buồn, nhớ thì cứ nhớ, nhưng khi gặp lại những ngưòi bạn trong cùng một môi trưòng học đường ngày xưa, thì dù vào những thời điểm khác nhau đi nữa, cũng vẫn thấy cùng chung môt cảm xúc bồi hồi. Nhất là khi nhắc lại những mẩu kỷ niệm nho nhỏ thì không gian và thời gian ấy dường như đang kết hợp với hiện tại, và những hình ảnh ngày xưa như đang “sống” trước mắt ta. Nhớ về một quá khứ xa xăm không phải là để đau khổ, mà là để trìu mến, nâng niu những gì đẹp đẽ, khiến tâm hồn thêm lắng dịu, thì cái nhớ đó là cái nhớ “tích cực”, lạc quan.Vì thế, không gian hay thời gian trong quá khứ không còn xa lạ nữa. Cuộc sống quá khứ có cái tích cực của nó, nếu có gợi lại cũng chỉ để tô điểm cho cuộc sống hiện tại thêm hương vị, và cũng không xa thực tế. Mà thực tế trước mắt ta là tình bạn bè, tình thầy-trò, là những tâm tình hôm nay, những kỷ niệm ngày qua, với những sinh hoạt lành mạnh của ngày mai.…Tóm lại, là tất cả những gì tạo thêm nguồn sinh khí, cho ta tiếp tục tiến bước trên quãng đường còn lại, dù dài hay ngắn.
Cuộc sống hiện tại càng thêm màu sắc, hưong vị khi con người biết coi quá khứ là nền tảng cho hiện tại. Con ngưòi thường có khuynh hướng vươn lên, tiến về phiá trước; nhưng cũng không gạt bỏ quá khứ, để thấy lúc nào cuộc sống cũng đẹp, dù có gặp nghịch cảnh hay thử thách. Tôi trân trọng quá khứ, có lẽ là do quãng đời dưới mái học đường của tuổi hoa niên khá êm đềm, nên cũng là một cách nhìn đời lạc quan. Nhận ra rằng quá khứ vẫn còn kia, để thấy mãi mãi cuộc đời này vẫn thi vị một màu “tím ngát”, vẫn “thanh thanh” một chút hương xưa. Cái thanh thanh và tím ngát của lứa tuổi học trò đầy thơ mộng với “màu thời gian“ mà thi sĩ Đoàn Phú Tứ mô tả dạo nào: 
“Màu thời gian không thanh, 
Màu thời gian tím ngát.
Hương thòi gian không nồng,
Hương thời gian thanh thanh…” 
Tôi yêu những vần thơ này khi còn ngồi trên ghế Đại Học Văn Khoa, khi thầy tôi, giáo sư Lê Tuyên, nói về nhóm “Xuân Thu Nhã Tập” ngày trước vớí những những ngôn từ đầy hoa mỹ của trường phái thơ Tượng trưng. Nói thế để thấy, không nhất thiết là quá khứ nào cũng đáng phải quên đi. 
Và, cuối cùng thì sau bao năm chìm nổi, tình bạn đồng môn nói riêng, và tính người Đàlat nói chung, vẫn không phai nhạt trong lòng; và chỉ chờ đúng dịp, như những nụ hoa, là “nở rộ”. ..Và dip ấy chính là dịp hội ngộ này đây. Đến với Hội ngộ để thoả lòng mong ước gặp lại bạn bè; nhưng nếu chưa có dịp gặp lại, thì những tâm tư, cảm nghĩ, nhữngmẩu tâm tình cũng làm ấm lòng không kém, nhất là những gì đẹp đẽ nhất vẫn còn nguyên vẹn trong lòng người, xem ra lại có cái thú riêng… 
image281
Bạn xưa vẫn còn đó
THẦY-TRÒ, TÌNH NGHĨA GIÁO KHOA THƯ .
Nếu niềm vui họp mặt của chúng tôi hạnh phúc bao nhiêu, thì riêng tôi vẫn còn chút buồn vương vấn. Nhất là khi nghĩ đến những thầy cô không còn tại thế nữa là điều tôi cảm thấy buồn, và tiếc vì dù có bao nhiêu hội ngộ đi nữa, chúng tôi cũng chẳng còn mong gì gặp lại những quý thầy cô đã không còn trên đời nữa …Cũng như tôi đã mãi mãi không còn được gặp lại cô Nguyễn Khoa Diệu Liễu, mà chúng tôi thưòng gọi thân mật là “cô Đãi”, là tên của Thầy.. Tưởng tượng gặp lại cô, thì sẽ sung sướng biết bao! Tôi tiếc rằng trưóc đây mấy năm, khi cô còn ở Cali, tôi đã không được biết để có thể đến thăm cô. Trước đó, tôi cũng cứ mong mỏi có dịp được đến thăm thầy Nguyễn đức Kim và cô Hiển; để rồi lại ân hận vì đã không thực hiện được, vì quá xa xôi. Hồi đó, Thầy dạy Toán, cô dạy Pháp văn ở trường Trần Hưng Đạo. Thầy có soạn chung sách Toán với giáo sư Đào văn Dương. Tôi cũng chưa quên thầy Nguyễn đức Hiếu, một vị Thầy khả kính, đạo mạo, mà học trò chúng tôi rất nể. Mấy anh em chúng tôi đều được học với thầy khi Thầy dạy ở Trường Trần Hưng Đạo, môn Việt Văn. Nhưng tôi nhớ không lầm thì ba tôi cũng quen thầy từ ngày còn ở miền Bắc. Thầy dời Đàlạt đã khá lâu để về dạy tại Sàigon. Anh Nam tôi lại học cùng lớp với anh Nghĩa con thầy Hiếu, và anh Khánh, con thầy Kim. Còn tôi thì học chung với ngưòi em của anh Khánh. Tôi cũng học chung lớp với em của chị Tuyết Mai, là anh Đặng Linh Đài.Tôi còn nhớ chị Tuyết Mai cứ mỗi chiều thứ Bảy là lên trưòng Trần Hưng Đạo đón em về thăm nhà. Chị Tuyết Mai là con gái bà Cộng Hoàn, là tên tiệm của cụ. Ba chị là cụ Đặng Trần Học, từng bị VM sát hại đã lâu. Bác gái cũng ngang tuổi me tôi, nguời cao, gầy và đẹp; gia đình lại nền nếp đàng hoàng. Còn chị Tuyết Mai thuở ấy trông rất đoan trang. Hồi đó chị học ở trưòng Lycée Yersin. Sau này làm “Hotesse de l’air”, đường bay Nha Trang-Saigon. Hàng năm, mỗi khi đi chấm thi, tôi đi máy bay đường bay Saigon- Nha Trang là lại có dịp gặp chị trên chuyến bay. Lúc ấy, khoảng những năm 1968- 69-1970 gì đó, tôi không nhớ rõ- khi gia đình tôi đã dời về Nha Trang được năm, bảy năm rồi. Mỗi lần như thế, tôi thường hay gặp người đẹp Tuyết Mai đứng nghiêm trang chờ hành khách đi xuống, sau khi máy bay hạ cánh. Tôi sở dĩ biết rõ vì mẹ tôi thưòng hay giao thiệp với me của chị. 
image283
Cảnh cũ
 Bác,đồng thời, lại cũng là bạn với bác ruột là chị ruột mẹ tôi từ ngày còn ở ngoài Bắc. Mà Đà Lạt với đất Bắc thời ấy còn gần nhau về thời gian lắm. Vì gia đình di cư vào Nam mới có mấy năm nên không đến nỗi quá lâu để nhớ, hay quên. Cứ như thế, quanh quẩn, ai cũng biết nhau. Ngày ấy vẫn còn chế độ nội trú trong truờng. Nội trú này dành cho con em những gia đình bị CS sát hại. Thời gian này, các vị Hiệu trưởng, giáo sư và nhân viên nhiều vị ở nhà trong trường để tiện việc điều hành học sinh nội trú. Thầy Nguyễn đức Hiếu, Thầy Nguyễn đức Kim và cô Hiển là những hình ảnh quen thuộc đối với học sinh chúng tôi. Hai Thầy đều có tên đệm là “Nguyễn đức“, nhưng lại không phải là anh em. Những kỷ niệm hồi còn ở Trần Hưng Đạo khi mới từ Saigòn lên Đàlạt cũng khá vuii. Gia đình chúng tôi ở trong trường nên cũng thường được gặp các Thầy cô qua sự quen biết giao dịch trong gia đình. Nhưng dạo đó tôi nhát lắm, chỉ dám “nem nép” chào Thầy và rót nước. Những dịp lễ tết hay dip đặc biệt thì các bà phu nhân thường giao dịch với nhau. Thật là thú vị, khi thấy sự quen biết nhau giữa các “cụ” cũng đưa đến sự liên quan đến con cái, học cùng lớp, như trường hơp anh tôi. Anh Nam tôi cũng học cùng lớp với chị Cẩm Vân, con ông Bửu Vụ, là Tổng Giám Thị của trưòng. Cả các chị Suối Kiết, Phùng Thăng, em ông Bửu Vụ, và chị Hoà con cụ Hoàng Khôi. Rõ ràng là cái “vòng luẩn quẩn”, với “tình láng giềng” khó mà quên được. Hồi còn học ở trường Trần Hưng Đạo hình như anh Nam tôi có nhiều bạn cùng lớp coi bộ … ”sống động” hơn tôi và học giỏi nữa. Vì thế, bạn anh tôi với những cái tên gọi như Mai Trung Ngọc, Nông văn Ngọc cũng không xa lạ với tôi. Và khi nghe nhắc lại chuyện cũ thấy thật là vui. Tôi hồi đó thì chỉ biết học hỏi từ anh Nam, anh thứ hai của tôi nên biết về tin tức bạn bè của anh. Còn gia đình cụ Hoàng Khôi thì me tôi thưòng hay gặp gỡ giao dịch với cụ bà. Không hiểu hồi đó sao chúng tôi hay gọi là “cụ” vì thấy cụ đạo mạo, nhưng cụ cũng hiền. Có lẽ chúng tôi thưòng gọi theo bố mẹ. (Điều này có lần anh Đức, con thầy Phúc có nhắc đến, khi có dịp nhắc đến chuyện trường ngày xưa). Qua sự giao thiệp của người lớn lúc đó mà tôi cũng đưọc biết về mấy chị con gái cụ. Tôi chỉ là đàn em, nghĩ rằng mấy chị không lưu ý. Thế nhưng mới đây, tôi có dịp gặp lại chị Hoà, qua điên thoại, mới thấy ngạc nhiên và thú vị, chị Hoà kể lại chuyện ngày xưa rất vui. Cónhững chi tiết chị nói về tôi rất cặn kẽ. Chị quả là có trí nhớ tốt… 
image285 image287
(h1) Thày tôi, cố giáo sư Phạm văn Phúc 
(h2) Thày Cô Phúc ngày trước 
Tôi không ngờ hồi đó chính tôi và chị Hoà, tuy không hay tiếp xúc với nhau, thế mà chị và tôi, biết rất rõ về nhau.Chị bảo hồ đó tôi “hiền” và“nước da trắng” nữa chứ. Bây giờ thì hết trắng rồi chị ơi, (môi cũng hết đỏ“!) sau bao nhiêu năm em đã “rám má hồng” rồi. Chị còn nhắc có một dạo tôi đau…nên phải vaò nhà thương và phải nghỉ học nữa cơ!. Chị vui tính, và cởi mở. Nếu tôi không lầm thì hồi đó chị Hoà chăm học, nên thưòng thưòng nếu có việc sang nhà tôi thì chị Bình hay sang thường hơn.Tôi cứ nghĩ là chị Hoà mải học nên không để ý gì, ai dè chị cũng… biết hết. Chị Bình là chị của chị Hoà, có duyên và “điệu” nữa. Tôi cũng rất quý chị.
Cũng vào thời ấy, ở trong trường, tôi được biết ngoài cụ Hoàng Khôi, Hiệu Trưởng của Trường, thay cụ Nguyễn văn Phú, cựu Hiệu Trưởng về Sàigòn làm Thanh Tra còn có những vị mà học sinh không thể không biết, như ông Bửu Vụ, Tổng Giám Thị, (rất “nghiêm” với học trò), ông Trần Quang Chiếu, Tổng Thư Ký văn phòng trường.Tôi nhớ dạo ấy bà Chiếu rất đẹp, mà tôi rất quý. Dù tính nhút nhát, nhưng tôi thường thích đứng nhìn xuống sân trường, qua cửa sổ để ngắm những sinh hoạt trong trường, vào những lúc ngoài giờ làm việc.Chỉ nhìn thôi, cũng là điều thú vị.
Tại trưòng Bùi thị Xuân, tôi được học với Thầy Phạm văn Phúc, dạy Pháp văn ở trường Bùi thị Xuân.Thầy nghiêm và hiền; mà sao hồi đó tôi không dám đến gần, để thưa gửi, chỉ … chào Thầy thôi.Học trò ngày xưa có khác.Sau này lớn lên, ra ngoài đời nhiều mới biết thế nào là thăm hỏi thầy cô.Thì đã không còn cơ hội nưã.Tôi được biết thầy Phúc sau này về dạy ở trường Quốc Gia Sư Phạm Sài gòn, còn cô hiện nay đang sống ở Sàìgòn cùng với gia đình một anh con trai út thì phải. 
Điều này, tôi đưọc biết qua anh Phạm văn Đức hiện đang sống ở Pháp. Mỗi lần anh về thăm, cô thuòng nói: “Về làm gì tốn tiền”. Các cụ vốn vẫn thưòng dễ thương thế, nhớ con thì nhớ, nhưng lại ngại phiền con… Nói về Đàlạt thì rất nhiều người trong chúng ta còn bùi ngùi, vì những kỷ niệm xưa và hình ảnh mái trường thân yêu cũ không còn nữa.
Đã hơn một người nói về Đạlat ngày xưa, với những thay đổi không ngờ; nhất là trường Trần Hưng Đạo, không còn được như cũ nữa. Thiên nhiên vẫn còn đó, nhưng khung cảnh cũ đã phôi pha và thậm chí tiều tuỵ đi nhiều, nếu có dịp trở về thăm “thôn xóm” cũ. 
image289
Thời gian tôi học ở Trần Hưng Đạo đưọc mấy năm, rất êm đềm ấy, sau đó được chuyển sang Bùi thị Xuân, tên cũ của trường Quang Trung. Tại đây, tâm hồn tôi lại rẽ sang một lối mới, một khung cảnh mới với những thầy cô khác. Và lúc đó tôi đã bắt đầu là “người lớn”, để làm học sinh lớp đệ ngũ. Tôi làm quen với môi trường mới, tuy còn bỡ ngỡ, nhưng cũng thích thú được học với quý thầy cô mới. Và ngưọc lại, các nam sinh trường Quang Trung thì sang học ở trường Trần Hưng Đạo, có lẽ đó là khoảng năm 1958 thì phải. Những anh chị học trong khoảng thời gian này đều là “nhân chứng” cho sự kiện “hoán đổi” ấy.
***
Giờ ôn lại chuyện cũ, đúng là tha hương “ngộ” cố tri, chuyện nở như bắp rang. Bạn bè tôi ở Trần Hưng Đạo và Buì thị Xuân cũng đều thế cả. “Nàng” Hiếu thì ngày xưa tính vốn hay “chọc” bạn bè, rồi cưòi khanh khách, thế mà bây giờ nhắc lại thì “nàng” chẳng nhớ gì cả.
 

image292

Nam sinh ngày xưa,“cậu công tử” con thầy Phúc

 Có lẽ mải bận học hành ráo riết với sự kèm dạy sát của thầy giáo tư gia! Hiệện giờ nàng vẫn hồn nhiên, vui vẻ bên cạnh đức lang quân HKQ hiền hoà. Lớp tôi học hồi đó có cả Hậu, Ngọ, Quỳnh Diêu mà dần dần tôi mới nhớ ra. Tôi chỉ mới gặp Ngọ kỳ Hội Ngộ năm 2012.Ngọ vẫn hiền như thế.ngày xưa Ngọ cũng học cùng lớp với tôi ở trường Trần Hưng Đạo, sau đó mới sang BTX. Ngọ gầy gầy và kẹp tóc sau lưng, Mỗi lần nói đến tên Ngọ là tôi nhớ đến Phạm Duy với bài “Ngày Xưa Hoàng Thị”. Không hiểu hồ đó Ngọ có bị “anh (nào) theo Ngọ về” hay không. Cũng nhờ Xuân Ninh dẫn đến gặp Ngọ trong tiệc Hội Ngộ mà tôi nhớ lại dần những ngày còn học ở Trần Hưng Đạo. Hội Ngộ năm kia Mỵ Hương đi không đi được, nhưng chúng tôi vẫn hay liên lạc qua email và chuyển tin cho nhau. Hè năm ngoái, tôi cũng có dip ghé Montreal và gặp Mỵ Hương, Tiểu Thu, anh Thực cùng với anh chị Nam. Tiểu Thu thì không nói ai cũng biết, rất nhanh nhảu, vui tính và lạc quan. Tiểu Thu là “bà xã “của anh Thành, mà anh Thành cũng là bạn đồng nghiệp của anh Nam tôI, nhưng có lẽ họ lớp trên anh Nam. Và,” đã thế” , anh Thành lại cũng là cựu học sinh trưòng Quang Trung, cũng kỳ cựu như anh Quy, anh Lương. Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác (Ở Montreal moị ngưòi quen biết nhau cả). Thế mới hay trái đất này vẫn tròn thật, và không… lớn lắm. Mỵ Hương trông vẫn thế, vẫn ung dung tự tại và bình thản. Tuy ở xa nhưng chúng tôi vẫn nhận được tin nhau qua email, trực tiếp hay gián tiếp. Oanh Trảo hiện ở Việt Nam, còn Tuyết Khanh thì tôi chưa gặp lại. Tuy nhiên chúng tôi đã nói chuyệện với nhau,: với Tuyết Khanh ở San José và với Oanh Trảo, lúc từ Việt Nam sang San José. Có lẽ “trụ sở chính để liên lạc ở Nam Cali là Xuân Ninh. Còn ở San José là Hiếu. Nói chung, bạn bè chúng tôi thỉnh thoảng vẫn email và gặp nhau qua điện thoại, chỉ còn chờ có dip là gặp lại.Cả Diệm Quỳnh nữa, thỉnh thoảng chúng tôi lại “trò chuyện dăm câu” trên email khi hai chúng tôi thưởng thức khuya như nhau. Cũng nhờ đi du thuyền năm kia mà tôi và Diệm Quỳnh có dịp hàn huyên được nhiều hơn. Cũng từ Hội Ngộ mà tôi, không ngờ, lại gặp được Huệ Thu. Huệ Thu là bạn thân của Mai ngày trước, trông vẫn còn mặn mà lắm. Mai cũng hay chơi thân với tôi dạo ấy. Thế mà bao nhiêu năm nay chúng tôi không hề thấy tin tức hay bóng dáng cô nàng đâu. Còn những bạn khác, thì chúng tôi đã nói chuyện với nhau, email cho nhau, và gặp nhau qua hình ảnh. Xuân Ninh và tôi cũng có dịp tâm sự về chuyện đời về quan niệm sống vv…khá nhiều.Kim Tuyến cũng thế.tuy là sau tôi nhiều lớp nhưng lại cứ như quen biết từ thuở nào. Chúng tôi cũng tương đắc lắm. Hi vọng là tôi không “ba phải” vì ai tôi cũng thấy qúy. Mỗi ngưòi mỗi vẻ, không ai giống ai. Tôi quý sự khác biệt ấy. Vì quan niêm, bạn là bạn, không phân biệt “chủng tộc”, THĐ hay BTX, nên rất vui khi thấy trường mình còn đầầm ấm lắm. Tuy không phải là trường đàn anh, đàn chị của “cả nước” nhưng cũng nghiễm nhiên là hai ngôi trưòng Nam Nữ nhất nhì ở Đàlạt nói riêng và “Cao Nguyên Trung Phần” nói chung. Nên cũng đáng làm gương cho các trưòng đàn em. Và tình bạn cũng hiền hoà, đầm ấm như tình người Đalạt. Vì thế cho đến nay vẫn đoàn kết một nhà. Không tách làm hai, không chia rẽ..Cởi mở và chân tình.Đó mới là quý. Chúng tôi chỉ chờ có dip là gặp lại, dù có đi được Hội Ngộ hay không, không ai nỡ chê trách. Ai nấy đều vẫn vui vẻ, hồn nhiên như ngày nào, dù gặp hay không gặ ở ngoài đời. 
Cho nên có những kỷ niệm về hai trường, dù xưa hay nay, dù mới hay cũ, khi chia xẻ, cũng vẫn vui như Tết, vẫn “còn một chút gì để nhớ”. Nói chung, càng gặp gỡ nhau, càng thông cảm và thân nhau hơn. Mà không gặp nhau cũng vẫn giữ mãi tình cảm tốt đẹp về nhau thì còn gì đẹp hơn… Bỗng dưng, tôi chợt nhớ mấy câu trong bài hát của ngoại quốc, lời lẽ đầy chân tình và ý nghĩa: “ The more we know together together, together The more we know together the happier are we And your friends are my friends, and my friends are your friends….” 
 

image294

 Năm mươi năm ấy… biết bao nhiêu tình

Và Đà lạt ,cả người lẫn cảnh, cả tình lẫn ý, quả thực “nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”? (**) .

Nguyễn thị Ngọc Dung (*)
Trong Kiều

(**)Một câu trong hai câu thơ của Thế Lữ:
“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, 
image296

BonSai huethu

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn