Trường Đại Học Quên Lãng Cao Thu Cúc

15 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 4854)
Trường Đại Học Quên Lãng



Cao Thu Cúc

 Tôi theo chân con gái đên thăm một người bạn đăc biệt của nó. Chúng tôi ngồi sau Tôi theo chân con gái đên thăm một người bạn đăc biệt của nó. Chúng tôi ngồi sau vườn nói chuyện với nhau.Chúng tôi noi chuyện vê hoa la cây cỏ, vê con sâu con kiên, về trai bầu trái mướp. Chu nha chỉ cho chung tôi xem cây ngò, cây tía tô, gian nho... rồi dừng lai trước giàn mông tơi, anh nói: - “ Rau mồng tơi nâu canh ăn rất ngọt.” Chung tôi cùng hái những lá mồng tơi xanh tươi bo vào giỏ đem vê nhà. Chung tôi ngồi môt nơi giản di, nói những chuyện giản dị, ăn vai trái băp luôc, nhìn bâu trời xanh, nhưng khi ra về tôi thây lòng thư thai, êm nhẹ như vừa trải qua một buôi tâp thiên .
Người ta có thể tìm thấy tâm hồn thư thái nhẹ nhàng dễ dàng như vậy sao? Có phải vì những câu chuyện thiền anh vừa kể cho chúng tôi nghe, có phải vì không khí nhà anh mát hơn, bầu trời xanh hơn, hoa lá đẹp hơn? Hay chỉ vì hoa hữu tình gặp người yêu hoa? Hay chỉ vì những tâm hồn đồng cảm đã gặp nhau trong những câu chuyện vu vơ giữa cuộc đời? Hay có lẽ tôi vừa quên đi một khoảng thời gian sống nên tâm hồn nhẹ nhàng lâng lâng? Những câu chuyện thiền anh kể như những cơn gió mát thổi từ sông hồ chỉ gợn sóng lăn tăn làm xao động ước mơ bình yên hạnh phúc. Hạnh phúc ở đâu? Chúng ta vất vả đi tìm hạnh phúc trong khi thật sự nó ở trong ta, chính ta xua đuổi nó, đẩy nó chìm sâu dưới bao nhiêu lớp bụi đời, rồi tưởng nó đã mất, rồi ta đi tìm... Con đườngđi tìm hạnh phúc chỉ là con đường trở về với lòng mình như lời Phật dạy. Vậy mà sao con đường đi tìm lại chính mình lại dài đến thế? khó khăn đến thế? Ta đi bao nhiêu chùa, đọc bao nhiêu kinh, nghe bao nhiêu bài giảng, sao ta vẫn thấy ta mông lung đâu đó, chợt thấy rồi lại chợt mất đi. Con đường tìm lại chính mình phải đi qua con đường tĩnh lặng. Ta phải tĩnh lặng như mặt nước hồ trong suốt, như nước giếng sâu bình an, như hoa nở tự nhiên giữa trời, tự tại, không kiêu căng không ngạo mạn, không đòi hỏi một sự đền đáp nào.

Hoa cỏ thiên nhiên là liều thuốc làm tâm hồn ta dịu mát. Hoa cỏ thiên nhiên ở quanh ta, hãy trở về với thiên nhiên như lời kêu gọi của các nhà hiền triết, các nhà thơ ...
Và tôi biết một nhà thơ yêu thiên nhiên, thích sống trong rừng, xem đảo Runmaro của Thụỵ Điển là ngôi nhà thật nhất của mình và được gọi là Nhà thơ của Rừng Xanh.
Đó là Tomas Tranströmer, nhà thơ người Thuỵ Điển người đoạt giải Nobel văn chương năm 2011.
Tomas Tranströmer,là một người được cả thế giới ngưỡng mộ không chỉ ở tài làm thơ mà còn ở cả cuộc sống cống hiến cho xã hội.những đóng góp của ông cho xã hội là điều vô giá, xuất phát từ lòng nhân ái và tâm hồn nhạy cảm của ông. Là một nhà thơ nhưng ông không sống trong môi trường của nghệ sĩ, ông thường làm việc tại trung tâm thiếu niên phạm pháp, với những người phạm tội tàng tật, những người nghiện ma tuý với tư cách là một nhà tâm lý học.

Mặc dù bị đột quỵ cách đây 20 năm (năm 2004). (lúc 59 tuổi), bị liệt nửa người và mất khả năng giao tiếp, không nói được, ông vẫn tiếp tục viết và xuất bản thơ Ngoài việc viết văn, làm thơ . ông còn chơi dương cầm suốt đời. Sau khi bị đột quỵ, ông tập chơi đàn bằng tay trái và ông đã đi trình diễn độc tấu dương cầm khắp Châu Âu. Nhiều nhà soạn nhạc có cảm hứng từ thơ của ông họ cũng sáng tác nhiều bản nhạc dành cho người đàn tay trái để tặng ông.

Tôi chơi nhạc Haydn sau một ngày đen tối Và cảm nhận một hơi ấm giản dị ở đôi tay...
Đó là hai câu thơ mở đầu trong bài Điệu Nhạc Vui Hoạt(1) của ông.
Ông yêu nhạc ông chơi nhạc nên thơ ông cũng vang tiếng nhạc, nhạc của thiên nhiên nhạc của đời sống của ước mơ, khát vọng... Đó là nhạc của đời sống phản ảnh trong thơ của ông mà cũng chính là nhạc trong tâm hồn nhiều xúc cảm nhiều suy tư của chính ông được viết thành thơ . Nhạc trong giấc mơ hoang dại của đứa trẻ: “Một đứa bé chạy nước rút với sợi dây vô hình ngược lên phía bầu trời nơi mà giấc mơ hoang dại về tương lai của nó đang bay như một cánh diều lớn hơn cả vùng ngoại ô” (Không Gian Mở Rộng và Khép Kín)(2)

Nhạc trong khát vọng tự do hoà bình:

 “ Âm nhạc nói rằng tự do là hiện hữu.
 “ Tôi phất cao ngọn cờ của Haydn muốn nói rằng: “ Chúng tôi không nhượng bộ- nhưng muốn hoà bình” ( Điệu nhạc vui hoạt) Nhạc trong khát vọng muốn được giải thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt nhiều sức ép của thể giới hiện nay:
 Tiếng máy rì rầm của bầu trời xanh làm điếc cả tai.Chúng ta đang sống ở đây trên một công trường đang run rẫy nơi những đáy của đại dương có thể mở ra bất ngờ- những con sò và những chiếc điện thoại rít lên.( Dưới áp Lực)(3)

“Một người đàn ông cảm nhận thế giới với công việc của ông ta giống như một đôi găng tay.

Vào giữa trưa anh ta nghỉ giây lát sau khi cất đôi găng tay trên chiếc kệ. Ở đó bỗng nhiên đôi găng tay lớn lên, vươn ra và làm tối cả căn nhà từ bên trong.

Ngôi nhà tối không đèn bay ra xa giữa những cơn gió xuân.

Có tiếng thì thầm trong cỏ: ‘ Ân xá, ân xá.’ ( Không Gian mở Rộng và Khép Kín)(4)

Nhạc trong tiếng chim hoạ mi, trong thiên nhiên cây cỏ:
”Tiếng hót chim hoạ mi cất lên không run rẩy ngả nghiêng, tiếng hót lảnh lót như tiếng gà gáy, nhưng líu lo và không chút kiêu kỳ. Tôi ở trong tù và tiếng hót đến thăm tôi.Tôi bị bịnh và nó đến thăm tôi.” ( Chim Hoạ Mi ở Badelunda).(5)

Thức dậy là một cuộc nhảy dù từ những giấc mơ.thoát khỏi cơn cuồng phong ngạt thở du khách chìm vào vùng xanh của buổi sáng. Mọi vật sáng rực lên. Theo cách nhìn của một chú chim sơn ca đang run rẩy Nó biết là có những chùm rễ kếch xù của cây rừng. Những ngọn đèn bên dưới mặt đất của Nhưng trên mặt đất cây lá xanh tươi- một cơn lũ nhiệt đới -với những cánh tay đưa lên cao, đang lắng nghe tiếng đập của một chiếc bơm vô hình.( Bài Mở Đầu)(6)
Tôi yêu những câu thơ của ông như những khúc nhạc êm ả thôi thúc ta tìm đến với thiên nhiên như một sự thay đổi kỳ diệu. Đoạn cuối trong bài Khúc Hát Madrigal(7) thật là tuyệt vời:
....” Tôi thừa kế một khu rừng tối đen nhưng hôm nay tôi đang bước đi trong một khu rừng khác, một khu rừng sáng. Tất cả mọi sinh vật đều ca hát, lắc lư, quay vòng, và trườn bò! Đây là mùa xuân và không khí rất trong lành.Tôi đã tốt nghiệp từ một trường đại học quên lãng và tôi rỗng tay như một chiếc áo đang phơi trên dây.”
Trường đại học quên lãng! Có một trường đại học như thế sao? Nhà thơ đã sống ở nơi tối tăm nhất và đã đi qua một con đường, thanh lọc tâm hồn để đến một khu rừng sáng. Con đường ông đi là con đường đến với thiên nhiên, con đường tĩnh lặng, con đường quên mình, để đạt được trạng thái tâm hồn” rỗng tay” như một cây sáo trúc sẵn sàng ngân lên những điệu nhạc quên lãng thoát khỏi vòng quay của cuộc đời. Con đường ấy luôn luôn mở rộng trước chúng ta, ngàn hoa lá đang chào đón...

San Jose, ngày 1/6/2013
Cao Thu Cúc Ghi chú: (1)(2)(3)(4)(5)(6)(7): thơ của Tomas Transtromer, Cao Thu Cúc 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn