Nam Hàn, Xinh Tươi Thành Phố Cảng Busan * Huyền Anh

22 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 16056)




 Nam Hàn, Xinh Tươi Thành Phố Cảng Busan


  222097

  
 img_8030-large-content img_7869-large-content

Busan "Núi nồi" là thành phố lớn thứ nhì của Hàn Quốc sau thủ đô Seoul. Tính cả dân vùng phụ cận Busan có tổng số 4.5 triệu người sống trên 764 km2, và là vựa lúa của đất nước do thuộc miền Nam nóng ấm mưa nhiều, đất đai phong thổ các làng thôn lại mầu mỡ thích hạp cho ngành canh nông, trồng trọt. Là thành phố đầu tiên của Hàn Quốc phát triển ngành du lịch cũng như thương mại với các nước bạn chung quanh rồi hướng ra toànt hế giới, Busan cho tổ chức nhiều lễ hội văn hóa và nghệ thuật, cũng như đã từng tiếp đón cuộc Thế vận hội Á châu, FIFA World Cup cùng nhiều cuộc hội nghị thượng đỉnh, các hội chợ triển lãm lớn. Nhiều festivals vẫn chọn Busan, mà Festival International du Film de Busan, tổ chức lần đầu khoảng 20 năm trước đã có tầm quan trọng ngang với festivals của hai thành phố mỹ miều Cannes bên Pháp và Venise xứ Ý, nhằm tôn vinh dạng "films d'auteur" chi phí nhỏ nhưng đầy nghệ thuật tính, khác hẳn nhiều loại phim hành động "bom tấn" bộc phát bộc tàn luôn chiếm lĩnh màn ảnh thị trường thế giới của Hoa Kỳ.

 wt_2014_07_china-japan_964-large-content wt_2014_07_china-japan_831-large-content
 *Busan tân tiến, phố phường mới mẻ, rất sạch đẹp và trật tự, cho khách thăm cảm giác thật tin tưởng, thoải mái..

 wt_2014_07_china-japan_963-large-content img_7880-large-content img_7900-large-content

Thành phố cảng Busan có nhiều viện bảo tàng với lắm tuyệt phẩm, bao đồ vật tạo tác thật giá trị từ cổ chí kim do nổ lực của chính quyền trên các các lãnh vực văn hóa nhằm bảo tồn nguồn cội và lịch sử. Thật to rộng, quan trọng nhất xứ là Maritim Museum và Aquarium với hơn 25.000 sinh vật biển và những kỷ vật ghi dấu Hải quân lẫn ngành hàng hải Hàn Quốc. Tiềm năng giao dịch kinh tế của Nam Hàn cũng nhờ vào cách tổ chức của hải cảng to rộng Busan, trở thành trung tâm hàng hải quốc tế quan trọng vào hàng thứ 3 thế giới, bởi hiệu quả tốt đẹp trong cách điều hành mọi giao dịch và luân chuyển hàng hóa đi khắp các phương trời.

 img_7916-large-content  img_8049-large-content

Một địa điểm rất thu hút du khách nằm ngay trung tâm thành phố là Chợ cá Jagalchi /Chagalchi. To rộng, sạch sẽ ngăn nắp và rất hấp dẫn với đủ loại hải sản tươi ngon được bầy bán, mà khách có thể chọn lựa và nhiệt tình thưởng thức ngay tại các hàng quán cận kề.

 wt_2014_07_china-japan_858-large-content img_7792-large-content

 img_7912-large-content img_7901-large-content

Chợ cá Jagalchi hàng năm tổ chức "Cultural and Touristic Festival of Busan" để giới thiệu các đặc sản phong phú, cùng đẩy mạnh khối xuất cảng hải sản biển Đông xứ Hàn đi khắp nơi. Các tour dẫn khách cũng luôn chọn chợ Jagalchi như môi trường tiêu biểu, cho khách xa được gặp gỡ, biết một góc cạnh của cuộc sống thường nhật người dân. Khu chợ có 2 phần, trong một building cao rộng và chợ ngoài trời với mái vòm che. Tất cả đều sạch gọn, nhìn thật thích mắt. Người bán phần đông là phụ nữ được gọi là Jagalchi Ajumma/bà.

 img_7927-large-content img_7923-large-content

Người Hàn Quốc cũng có màn "Văn hóa ẩm thực vỉa hè" như VN. Từ những xe đẩy đến các mặt bàn ghế thấp cho khách nâng tô xì xụp. Thức ăn uống mặn ngọt đủ mùi vị. Các món tôm cá thịt xiên que rồi hấp, chiên, nướng thơm lừng. Du khách luôn khen ngợi tinh thần trật tự và dân trí cao của người Hàn Quốc, rất từ tốn, lễ độ. Mọi nơi chốn đều rất gọn gàng, vệ sinh, không thấy một cọng rác..

img_8014-large-content img_7888-large-content img_7886-large-content 

Busan như các thành phố lớn trên thế giới có nhiều trung tâm thương mại to rộng, hàng hóa bản xứ và ngoại nhập ê hề. Trên những con đường đẹp như Seomyeon, Nampodong.. thấy du khách tíu tít mua sắm hàng Made in Korea có phẩm chất rất cao. 

 wt_2014_07_china-japan_978-large-content img_7911-large-content

Tháng ba, mùa xuân vừa về trên thành phố cảng quan trọng nhất Nam Hàn, hoa anh đào tưng bừng nở hồng những khoảng trời xanh. Từ phố chính tản bộ lên ngọn đồi cao, ngắm Busan bát ngát, hải cảng và những khu phố thị ở xa xa.

img_8010-large-content img_8001-large-content

Trên đỉnh đồi xanh tươi có Yongdusan Park, thăm 2 ngôi đền nhỏ xinh. Tượng Amiral Yi Shun-Shin oai nghi và chiếc đổng hồ thảm hoa rực rỡ. Busan Tower 120 thước cao, là đài quan sát và phát sóng truyền hình.

 img_7984-large-content wt_2014_07_china-japan_935-large-content


 img_8057-large-content

Rời Hàn Quốc giữa tiếng chiêng trống và nụ cười xinh tươi của các nghệ sĩ trong vũ khúc tiễn biệt. Thuyền mang khách sang thăm Nhật Bản đang rực rỡ mùa Sakura, niềm tự hào của người dân xứ Thái Dương Thần Nữ. Chia tay với Busan, nhưng nhiều người bạn mới vẫn chưa cạn tiếng xuýt xoa khen ngợi "Đất nước của buổi mai êm ả". Và bảo nhất định sẽ trở lại, đi vòng quanh thăm viếng cùng khám phá thêm về dân tình cùng xứ sở rất đáng khâm phục của hai công dân quan trọng và tiêu biểu nhất cho đất nước, bà Tổng thống Park Geun-Hye và ông Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Ban Ki-Moon. 

*** *** ***
  
Như Huyền Anh đã kể vui là các đề tài của Du hành ký thường lấy cảm hứng từ tin tức truyền thông.
Xin chuyển đến thân hữu Trang Nhà một bài viết rất thú vị, tình cờ xem được từ Internet :


 *Tác giả : Tony buổi sáng
 
Cô hàng bán mỹ phẩm ở Seoul :

Câu chuyện đáng suy ngẫm về đất nước và con người Hàn Quốc

Thập niên 60, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo... bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là "Dạy làm người" và "Dạy làm ăn", từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, hay cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc "xin việc", tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi "cho việc", tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính thương mại và giải trí. Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ... Bốn năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc.. với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanlyu nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa. 

Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu "tròn tròn xinh xinh" của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú. 

Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng biến Seoul thành trung tâm tài chính như London, New York, học ngày học đêm và kéo rầm rập về đất nước khởi nghiệp. Mọi người góp tiền vào nhau và các quỹ đầu tư ra đời, tự đi tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, đổ lỗi, mỗi cá nhân chỉ góp sức góp trí để xây dựng các doanh nghiệp lớn mạnh hơn, với tinh thần "giúp cho một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn thêm giàu có". Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.
 


Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này? 

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm nhờ mình mua giùm. Ở cửa hàng, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem mấy tiếng đồng hồ, đều là mỹ phẩm của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng và bật khóc. Cô khóc vì tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng, cô đã không làm tròn nhiệm vụ tổ quốc giao phó. Mỗi người trong xã hội Hàn Quốc được ngầm phân công cụ thể, ai đi học thì phải học chăm chỉ, ai sản xuất thì sản xuất cho tốt, ai bán hàng thì phải bán cho được hàng, ai tiêu dùng thì phải mua đồ Hàn Quốc. Nghĩa vụ của một công dân đối với nền kinh tế đất nước chỉ có vậy thôi, không nhìn ngó và chỉ trích. Giọt nước mắt nóng bỏng của lòng tự hào dân tộc khiến Tony sững sờ. Cô chỉ là 1 người bán hàng bình thường trong muôn ngàn người bán hàng ở xứ sở kim chi biết tự giác làm hết khả năng của mình vì cái lớn lao hơn là lợi nhuận. Vì kính phục, Tony bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không. Lúc bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại Tony vẫn thấy cổ gập đầu cung kính. 

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.



Cô bán hàng mỹ phẩm ở Seoul: Câu chuyện đáng suy ngẫm về đất nước và con người Hàn Quốc 

P/s : Hình ảnh là biểu đồ tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc, từ mức zero không có gì của năm 1960 đến 1000 tỷ năm 2007. Như vậy 1000 tỷ đô là thành quả của những đêm chỉ ngủ 5h của 50 triệu người. Từ 2 bàn tay trắng, người ta đã biến giấc mơ thành có thật. Bạn hãy làm đi, đừng nói nữa (No talk, action only) là khẩu hiệu của người Hàn Quốc. 

** ** **

Từ Internet :

Nếu nhặt được đồ để quên bao nhiêu người sẽ trả lại ?
Hãy cùng xem cuộc thử nghiệm này !

Thông Tin Hàn Quốc vừa cho hay người ta đã làm một thử nghiệm đo độ trung thực của người dân Seoul bằng cách chuẩn bị 100 túi quà (gồm có hoa và hộp quà được bọc vô cùng bắt mắt) có gắn thiết bị định vị GPS và thả chúng dưới chân ghế của 100 chiếc tàu điện ngầm chạy trong tuyến đường số 1.
Các kết quả vô cùng thú vị.
Camera đã quay lại hình ảnh rất nhiều người dân sau một hồi ngó nghiêng đã xách túi quà lên. Đến cuối ngày, họ kiểm tra và chỉ thấy còn đúng 6/100 túi quà trở về nguyên vẹn. 
Đây có phải là một kết quả đáng thất vọng ?
Điều bất ngờ là đến ngày hôm sau, GPS thông báo kết quả 81 túi quà còn lại đang được tập trung tại Trung tâm lưu trữ đồ thất lạc của ga tàu điện ngầm. Tức có 87/100 túi quà đã trở về nguyên vẹn sau cuộc thử nghiệm này.

** ** **


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn