Căn cứ Sóng Thần * Trần Ngọc Toàn

29 Tháng Bảy 20153:40 CH(Xem: 11976)
Căn cứ Sóng Thần
Trần Ngọc Toàn
Lời nói đầu :” Đã gần nửa thế kỹ trôi qua, khi tuổi đời đã chồng chất, tôi muốn viết kể lại một giai đoạn binh nghiệp, cho các đàn em còn trẻ, về sau không rỏ ngọn nguồn, thật trung thực và khiêm nhường, vế tất cả mọi chuyện trước và sau hậu trường của Binh chủng TQLC, liên quan đến Căn cứ Sóng Thần, ít đuợc biết đến. Do bản tính ngay thẳng và không luồn cúi, quảng đời binh nghiệp của kẻ hèn khá long đong nhưng luôn luôn hãnh diện là một Thủy Quân Lục Chiến bất khuất của Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa.”
Tổng quát : Tuy Bộ Tư Lệnh (BTL) Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) đặt tại số 15 , đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn, nhưng hầu hết Hậu cứ các đơn vị trực thuộc, kể cả Trung Tâm Huấn Luyện(TTHL), đều nằm trong Căn cứ Sóng Thần , tọa lạc trên vùng đất giáp ranh Thủ Đức, Dỉ An và Lái Thiêu, ngọai trừ Hậu cứ Tiểu đoàn 4TQLC ở Vũng Tàu và TĐ5TQLC tại Suối Lồ Ồ giáp Biên Hòa.

Thoạt đầu, vào thập niên 60, do tình hình quân sự phát triển và chỉnh trang đô thị, hậu cứ các đơn vị năm ngay trong ranh giới Quân Thủ Đức đã đuợc chuyển ra ngọai ô,Tam Bình, Gò Dưa, với hậu cứ TĐ1 TQLC chuyển vào từ Nha Trang, và TĐ2 TQLC từ Ba Ngói, Cam Ranh.Dần dần, theo đà phát triển, với việc tiếp nhận căn cứ của Sư đoàn 1 Lục quân Hoa Kỳ, tất cả hậu cứ các đơn vị, với TTHL và Bệnh viện Lê Hữu Sanh, cùng các Trại Gia binh, với các trường Tiểu học và Trung học  Đệ nhất cấp, đếu đựơc phối trí trong CCST, với hệ thống phòng thủ có Khấu đội Pháo binh 105 ly TQLC, do Bộ Chỉ Huy CCST trách nhiệm.Riêng một số Đại đội Tiếp vận và vận tải , Bệnh xá Quân Y, Tiểu đoàn Yễm trợ Thủy bộ vẩn còn nằm trong trại Cửu long, Thị Nghè, nguyên là BTL Liên đoàn TQLC vào đầu năm 1960.Sau hơn 40 năm lọt vào tay CS, đến nay, cổng Căn cứ Sóng Thần vẩn còn tồn tại , bên cạnh Xa lộ Đại Hàn, Thủ Đức.
Tình huống cá nhân : Tôi chính thức đuợc bổ nhiệm làm Trưởng phòng I kiêm TP Tổng Quản Trị SĐTQLC vào tháng 6.1969, thay thế Trung tá Hoàng Ngọc Bảo du học Hoa Kỳ.Ngày 1.1.1970 đuợc thăng cấp Thiếu tá.Sang đầu năm 1971, tôi bàn giao Phòng I cho Đại uý Trần Văn Nuôi, từ TĐ6TQLC  và Đ/Uy NV. Nhiên nguyên từ Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ, sau khi tôi tìm đường rút lui. Vốn xuất thân ngạch hiện dịch, từ trường Võ Bị Đà Lạt, Khóa 16, tôi nuôi ý chí tiếp tục phục vụ Quân Đội, dù đã đuợc phân loại 2 (Không tác chiến) sau khi bị thương nặng ở trận Bình Giả. Bên ngoài, Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh SĐTQLC, theo thời thế, đã quá bận rộn khi kiêm nhiệm Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô (BKTĐ) và Quân Đoàn 3. Mọi chuyện điều hành trong TQLC, có thể nói, đã giao khóan hết cho Đại tá Bùi Thế Lân, đã làm Tham Mưu trưởng từ khi còn mang cấp Đại Uý năm 1963. Quá chán ngán trước những mẩu giấy đưa tay, thuyên chuyển, bổ nhiệm mờ ám, cùng những huy chương “Lèo” tự tạo, qua các chiến công của các Tiểu đoàn chiến đấu. Cũng như e ngại đuờng binh nghiệp sẽ bị hoen ố do làm vật tế thần từ tham nhũng nên tôi tìm lối thoát khi đem Đại Uý Nguyễn Văn Diễn, nguyên Trưởng ban 1 kiêm Chỉ huy Hậu cứ TĐ2 TQLC, về làm Phụ tá phòng TQT. Bất ngờ, vào trung tuần tháng 6.1971, đích thân Trung Tướng Lê Nguyên Khang, trong thời gian một tiếng đồng hồ ghé TQLC giải quyết công việc, đã gọi tôi vào trình diện. Ông không muốn việc trộm cắp xảy ra, từ việc nhận bàn giao các căn cứ Mỹ ở các đơn vị bạn đã bị đăng tải bêu xấu trên Nhật báo Chính Luận, Trắng Đen… Ông cho tôi thời hạn 1 tháng để thành lập Bộ Chỉ Huy Căn cứ, với nhân lực lấy ra từ các Thương binh đang chờ ra đơn vị , từ Khối Bổ Sung.
Bộ Chỉ Huy CCST : Tôi được lệnh bổ nhiệm chính thức là Chỉ huy trưởng CCST, với chử ký của Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tư Lệnh SĐTQLC. Qua thông tin ghi nhận khi làm Tổng Quản Trị, tôi rút Đại Uý Tô Văn Cấp, xuất thân K19 Võ Bị, nguyên Đại đội trưởng của TĐ2TQLC, từng bị thương 3 lần, về làm Chỉ huy phó. Trưởng Ban 3 là Đại Uý Nguyễn Kim Tiền, Khóa 11TĐ, cũng là ĐĐT từ TĐ3TQLC, bị thương nặng đang nghỉ dưởng thương. Đại Uý Cao Quang Đô, từ TĐ5TQLC giữ Ban 4. Ban 1 và 2 do hai vị Thượng sĩ từ TĐ2TQLC và Phòng An NInh Quân Đội đãm trách.Trung đội Công vụ cũng tạm thời do một Thượng sĩ gốc Miên từ TĐ1TQLC phụ trách. Việc tiếp nhận căn cứ Hoa Kỳ chuyển giao nên Phái bộ Cố vấn TQLC Hoa Kỳ rất tích cực, lên kế hoạch họp bàn giao và thảo Bảng cấp số BCHCC cho binh chủng TQLCVN. Từ đó, một viên Thiếu tá TQLCHK gốc Pháo binh làm việc sát cạnh với BCH/Căn cứ. Tiếp vận cho BCH/CC do TĐ Yễm Trợ Thủy Bộ cùng hành chánh và quân thực nhưng lại tự trị về hoạt động, như tổ chức các Tiểu đoàn. Lệnh thuyên chuyên và bổ nhiệm đều do Phòng Tổng Quản Trị Sư đoàn đãm trách. Ngay khi tạm đủ ban tham mưu của BCH, cùng với sự hiện diện của Cố vấn Mỹ, một buổi họp chính thức được tổ chức ngay tại Bộ Tư Lện Sư đoàn 1 Lục Quân Hoa Kỳ tại Dỉ An. Phía bên Mỹ, chủ tọa là một Đại tá Mỹ đương nhiệm Chỉ huy trưởng Căn cứ, cùng bộ tham mưu liên hệ. Trong ấy, có cả Đại diện của Trung đoàn 11 SĐ Không Kỵ Hoa Kỳ (11/9 Air Cavalry). Thoạt đầu BCHCC không bao gồm các đơn vị nằm ngoài căn cứ của SĐ1Lục quân Hoa Kỳ,như TĐ1, 7, Quân Y, TTHL, các trại gia binh…mãi đến tháng 6.1972, qua sự đồng thuận của Phái bộ Cố vấn TQLCHK, bảng cấp số của BCHCCST mới đuợc chấp thuận, với Chỉ huy trưởng mang cấp số Đại Tá, trách nhiệm bao gồm tất cả các doanh trại của các đơn vị TQLC đồn trú bên ngoài căn cứ của SĐIKQHK. Nay trở thành Căn cứ Sóng Thần.
Căn cứ Sóng Thần : Với hình dáng một quả trám năm cạnh, có bề dài, từ hướng Nam lên Bắc, hơn hai cây số, bao gồm một phi trường, với phi đạo 800 mét, dành cho máy bay Caribou, C123,Về sau, Phi đoàn Trực thăng bên Biên Hoà, do Trung tá Nguyễn Văn Ức K16VB chỉ huy, thường dùng làm nơi huấn luyện bay, với sự phối hợp với BCH/CCST.  Bế ngang từ 500 đến 800 mét, CCST nằm giáp ranh với ba Quân Thủ Đức, Dỉ An và Lái Thiêu. Trong quá khứ, Khẩu đội 105 ly PBTQLC đã từng yểm trợ cho Chi khu Dỉ An ,do Trung tá TQLC Nguyễn Minh Châu Quân trưởng và Chi Lái Thiêu do Thiếu tá Trần Tế Đuờng K16 VB làm CK Trưởng. Phía Nam là Trung tâm Huấn luyện TQLC,do Trung tá Nguyễn Đức Ân chỉ huy, có lúc quân số lên đến cả ngàn người, gồm cà Khối Bổ Sung, với sân bắn súng trường và Đại liên. Ở phía Đông Nam tọa lạc Bệnh viện Lê Hũu Sanh chửa trị các Thương binh TQLC, với BCH Tiểu đoàn Quân Y do Y Sĩ Trung tá Nguyễn Văn Thế đãm trách,.Từ đầu năm 1974, bệnh viên LHS đã được cải tiến với các trang bị hiện đại để trở thành Quân Y viện. Nằm lọt bên trong, các khu Trại gia binh các đơn vị đuợc xây dưng, theo ngân sách Việt Nam hóa chiến tranh, khá khang trang, với trường Tiểu học và Trung học Đệ nhất cấp. Riêng căn cứ Sư đoàn I Lục quân Hoa Kỳ, đuợc bàn giao vào đầu tháng 7 năm 1971, sau một phiên họp tại Bộ Tư Lệnh SĐILQHK. Đồn trú trong căn cứ gồm các TĐ2,3,6,9 TQLC, ba Tiểu đoàn Pháo binhTQLC, Tiểu đoàn Truyển tin, TĐ Công Binh, Đại đội Thủy xa, Ban Quân Nhạc. Bên cạnh sân bay C123 là doanh trại Tiếp vận của Lực lượng Quân đội Đại hàn, thuộc quân Dỉ An, với con đường nhựa, chạy dọc theo hàng rào phía Đông của căn cứ, đi thẳng lên Bình Dương.. Bên phía Quân Đội HK cho biết, do kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, các đơn vị đồ trú của Mỹ sẽ rút nhanh vế căn cứ Long Bình để chuẩn bị đáp máy bay về nước, nên chỉ chuyển đi vật dụng và nguyên liệu tối thiểu. Thật ra, chi phí của Quân Đội Mỷ tại Việt Nam đều đã đuợc kế toán vào chi phí viện trợ Việt Nam Cộng Hoà. Chỉ trong vòng nửa tháng, tức cuối tháng 7.1971, các đơn vị Mỹ rút đi hết ngọai trừ Trung đoàn 11 của Sư đoàn 9 Không Kỵ Hoa Kỳ, với một cấp số tương đuơng một Phi Đoàn Trực Thăng, với hai bồn chứa nhiên liệu máy bay còn đầy, nằm bên hông doanh trại phía Tây. Ngay khi nhận bàn giao có hai trách vụ ưu tiên cho BCHCC là phòng thủ và không cho thất thoát vật dụng do Quân đội Mỹ bỏ lại. Phối hợp với Phái bộ CVTQLCHK, một lệnh hành quân phòng thủ căn cứ được ban hành với tiếng Việt và tiếng Anh. Nguyên tắc là các đơn vị đồn trú tư khoanh phòng thủ phần doanh trại của mình, phối hợp hàng ngang với đơn vị bạn. Bờ đất sẳn có quanh vòng đai căn cứ được đắp bồi thêm và yêu cầu trồng các bụi tre tăng cường, như các xóm làng miền quê. Trung đoàn 11/9 Không Kỵ HK, vốn từ căn cứ Lai Khê, Bình Dương rút về, nằm giáp ranh với hậu cứ TĐ2 TQLC phía Tây Nam và TĐ6TQLC về phía Đông, TD3TQLC về phía Bắc, cũng phải tự phòng thủ phần doanh trại. Việc phối hợp phải qua BCH Căn cứ, với Trung tâm Hành quân , do Đại Uý Tiền và Cấp trách nhiệm. Đồng thời, mổi chiều, lúc hoàng hôn, Mỹ cung cấp một chiếc phi cơ Trực thăng võ trang Cobra bay vòng quanh căn cứ thám sát với 1 SQ của TQLCVN. Vấn đề xảy ra là an ninh cho khu trại của Hoa Kỳ, do họ vẩn tiếp tục dùng người Việt lao công phục vụ, từ tĩnh Bình Dương. Xuyên qua vùng đất căn cứ Sóng Thần có hai con đuờng Tĩnh lộ. Một từ Thủ Đức lên hướng Bắc đi Bình Dương, nhưng cổng Bắc đã bị rào khóa chận, với mìn bẩy. Một từ Đông sang Tây, tứ Dỉ An qua Lái Thiêu. Con đuờng này đã đuợc khóa chặt cửa Tây. Nhưng cửa Đông vẩn mở cho các chuyến xe của HK ra  vào và tiếp nhận người lao công Việt. Chắc chắn Việt Cộng đã cho người xâm nhập, trà trộn trong số lao công. Hàng ngày, Tiểu đội Quân Cảnh 202 TQLC phải thường trực có một người canh gác với lính Mỹ, cùng với an ninh của Trung đội công vụ của CCST. Không làm sao hơn là cho người nào lính Mỹ chấp nhận vào ra căn cứ. Chỉ vài tháng sau, nhân lúc TĐ2TQLC từ hành quân về nghỉ dưởng quân, vào nửa đêm, 4 chiếc Trực thăng nằm trên ụ bị nổ cháy ầm ỉ. Lửa phát sang rực cả căn cứ. TĐ2TQLC đã nổ lệnh báo động, với lính chạy ra dọc theo bờ đất  phòng thủ phía Tây. Không có dấu hiệu VC tấn công từ ngòai cánh đồng cây thấp bên ngoài đánh vào. Trung Đoàn KKHK đã dập tắt ngọn lửa sau gần một giờ. Rỏ ràng, các phi cơ này đã bị gài mìn sẳn để phá hoại và gây tiếng vang. Ngay trong đêm, qua liên lạc vô tuyến và điện thoại, chúng tôi đã đến tận nơi xem xét và yêu cầu Mỹ tăng cường kiểm tra lao công người Việt. Mọi việc êm xuôi cho đến ngày Trung Đoàn Không Kỵ 11/9 rút hết qua Long Bình. Khu doanh trại của SĐ1LQHK dược xây dựng từ năm 1966, với các cơ sở tiền chế khang trang, mang tử Mỹ với hệ thống máy điện tự túc cung cấp tiện nghi, không thua gì bên Mỹ cho quân đồn trú, với máy lạnh, tủ lạnh, Câu lạc bộ PX, hội trường rộng lớn có máy chiếu phim. Trạm Không lưu trang bị tối tân và hệ thống Phòng hỏa, cấp cứu tại chổ. Câu lạc bộ Sĩ quan, Hạ sĩ quan và binh sĩ, với rựơu bia, thực phẩm tiếp tế từ Mỹ sang. Nhà tiền chế có giừơng sắt cá nhân và nêm đầy đủ. Hầm kho vũ khí vẩn còn sót lại của các phi đoàn trực thăng. Bàn ghế văn phòng, mang sang từ Mỹ, còn để lại nguyên, với vật liệu tu bổ, sửa chửa như gỗ ván, cột kéo… Ưu tiên thứ hai của BCHCC là tránh tối đa thất thoát vật dụng của đơn vị Mỹ để lại. Được tăng cường 1 Tiểu đội Quân Cảnh 202TQLC với Trung đội công vụ của BCHCC,  luân phiên canh gác tại công phía Đông với Hoa Kỳ, và chính là cổng phía Nam giáp với Trung Tâm HL, nơi ra vào thường xuyên dành cho các đơn vị đồn trú trong CCST. Hằng đêm luôn có một Đại đội Tân binh sang nằm trừ bị Ứng chiến. Vốn nguyên là Đại đội trưởng ĐĐ 202QC nên, hầu như, các nhân viên QC tăng phái thi hành lệnh của chúng tôi rất chặt chẻ. Lệnh ban ra là bất cứ xe lớn nhỏ ra vào đều phải thông qua sự chấp thuận của BCH Căn cứ, bất kể trên xe có người mang cấp chức gì, ngoại trừ đích thân Tư lệnh SĐ, Tham Mưu Trưởng SĐ,các vị Lữ Đoàn Trưởng và Tiểu đoàn trưởng TQLC.. Do đó, trong thời gian 6 tháng đầu khi tiếp nhận Căn cứ, chúng tôi không rời khỏi căn cứ, dù về thăm gia đình. BCHCC đuợc đặt ngay tại BTL SĐ1LQHK với nhà ngủ riêng đủ tiện nghi. Trong phòng vệ sinh của Tư lệnh SĐ1LQHK còn nết chử viết tay” Đại Tướng Wheeler đã từng ngồi đây”. Có một hôm một người vai anh quen cũ, tự xưng viết cho báo Chính Luận tìm thăm. Tôi đã mời anh lên xe chạy dạo một vòng quanh căn cứ. Sau đó anh ra về nhưng không có yêu cầu gì. Nạn lấy cắp vật liệu MỸ đã đựơc ngăn chặn tối đa. Dù vậy, chúng tôi cũng linh động cho một số người cần vật liệu sửa chửa khu gia binh, trường học, với giừơng sắt dư thừa. Nhiều người xác nhận cho biết bên ngoài không nghe tai tiếng mất mát khi nhận bàn giao căn cứ Mỹ. Tuy nhiên có hai người Sĩ Quan thường xuyên ra vào căn cứ, luôn ghé tìm tôi, nói miệng, xin cho ra vật liệu mà tôi khó từ chối là Đại Uý TĐ Thêm và ĐV Thuộc. Một người tôi biết rỏ là bộ hạ thân thuộc của T/T Khang và một người là tay chân của Đ/T BTL. Vài máy lạnh, một ít ván gỗ, máy điện, xe bồn rút xăng đầu máy bay… Dù sau này, chính Đ/úy Thêm đã xây dưng cổng Căn cứ Sóng Thần rất hoành tráng, ngay bên xa lộ Đại Hàn, qua Thủ Đức, với vật liệu lấy từ căn cứ Mỹ. Dần dần, bước vào tháng 6 năm 1972, chúng tôi nhận ra mình bị du vào thế “Chẳng đặng đừng”. Hơn nửa khi bảng cấp số quy định cấp bậc CHT là Đại tá , chúng tôi biết sớm muộn gì cũng sẽ phải rời khỏi chức vụ này. Nhân kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, Hoa Kỳ đã mở ra một số chương trình học các trường Đại học bên Mỹ, dựa vào ngân sách của Mỹ đã được Quốc hội Mỹ chấp thuận, như gởi một số tân SQ mới tốt nghiệp từ các Khóa 4 năm của trường Võ Bị Đà Lạt, tuyển chọn các SQ đang phục vụ…Nghĩ đến tương lai lâu dài,khi các bạn cùng khóa Võ Bị tiến nhanh ngoài chiến trường, chúng tôi ngày đêm tự tìm cách học bồi dưởng Anh văn. Sau khi ghi danh với Phòng 3 BTL/SĐTQLC, tôi đuợc chọn cùng với một Thiếu Uý Công Binh TQLC và một Thiếu tá Hải Quân. Vị này khoe đã từng đi Mỹ lảnh nhận 5 chiếc tàu Hải Quân.Tôi phải lên trình diện Bộ Tư Lệnh Hải Quân/Phòng Cố vấn tại bến Bạch Đằng, để lập thủ tục, rồi sang Bệnh xá HQ khám sức khỏe. Tại đây, bất chợt tôi gặp lại vị thầy dạy Toán ở trường Võ Bị, gốc Hải quân, là HQ Thiếu tá Lê Phụng cũng lo thủ tục tu nghiệp Hoa Kỳ. Tôi vui vẻ chào ông và tự xưng xuất thân Khóa 16 Võ Bị. Sau đấy, tôi đuợc mang giấy tờ lên trường Sinh Ngữ Quân đội, bên hông Bộ Tổng Tham Mưu, thi Anh văn.Phải trải qua liên tục hai lần thi, sơ khởi và chung kết. Lần đầu tôi được cho biết kết quả 93/100 để vào chung kết. Cuối cùng tôi lấy được 94/100. Trong khi vị Thiếu tá Hải quân đuợc 86/100. Thế là tôi được chọn đi du học khóa Kỹ sư Điện bên Mỹ. Ngày hôm sau, tôi mang kết quả đến trình diện BTL/HQ, Phái bộ Cố vấn Hoa Kỳ, với giấy đi sắm quân phục ở Phước Hùng và xin chiếu khán ở Bộ Ngoại Giao. Sau khi sắm sửa đầy đủ quân phục mủ nón, một tuần kế tiếp, tôi đuợc lệnh về trình diện Phái bộ Cố vấn Hải quân Hoa Kỳ, bên cạnh BTL/HQVN. Cơ quan này cho biết tôi bị xoá tên trong danh sách du học , theo nội dung công điện của Chuẩn tướng Bùi Thế Lân,Tư lệnh SĐTQLC, yêu cầu hủy bỏ hết các khóa học, trong và ngoài nước, do nhu cầu ngoài chiến trường. Trong khi, tôi đã đuợc xếp loại 2 không tác chiến sau khi bị thương nặng tại Bình Giả. Người thay thế chổ của tôi là vị Thiếu tá HQ. Tôi đành đoạn ra về. Chắc số mạng mình không có số xuất ngoại. Tôi đã dự trù sẽ bàn giao căn cứ cho Đại Úy Tô Văn Cấp xử lý. Trong vòng tháng 7.1972, Đại tá Nguyễn Thế Lương, LĐT LĐ147 và Trung tá Nguyễn Xuân Phúc  K16VB, LĐ Phó LĐ369 đuợc đề cử về thi Anh văn để dự Khóa Chỉ Huy và Tham Mưu (The Command and Staff College,USMC) của TQLCHK , bên Quantico, Virginia. Do suốt năm tháng miệt mài hành quân nên cả hai vị đều đạt mức điểm dưới 60/100. Do đó không đủ tiêu chuẩn du học Hoa Kỳ. Đột nhiên, tôi đuợc gọi về trình diện PB Cố vấn TQLCHK tại Trại Lê Thánh Tôn. Nơi này cho biết Tư lệnh BTL buộc phải cử tôi đi học khóa trên. Do cấp số mổi năm TQLCVN chỉ có một chổ theo học khóa CHTM/TQLCHK, nên nếu năm nay không cử người đi, có thể năm tới sẽ bị cắt ngân sách. Tôi đã đủ tiêu chuẩn thi Anh văn và sẳn sàng quần áo du học. Phái bộ CVTQLCHK liền cấp cho tôi sự vụ lệnh du học, dự trù trình diện căn cứ Quantico, tại Virginia, vào 22 tháng 8 năm 1972. Khóa học 1 năm sẽ trở về nước vào cuối tháng 8 năm 1973.Dù sao, tôi vẩn còn may mắn, so với các bạn vá đồng đội của mình.
Ngày 15 tháng 8 năm 1972, tôi bàn giao BCH Căn cứ cho Đại Uý Cấp xử lý thường vụ, trước khi Trung tá Lê Bá Bình, Tiểu đoàn trưởng TĐ3TQLC, bị thương ngoài mặt trận Quảng Trị, về nhiệm chức Chỉ huy trưởng.
Trần Ngọc Toàn, cựu TĐT/TĐ4TQLC.
__._,_.___
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn