Mạ tôi : Đưa con về làng

30 Tháng Tám 201711:01 SA(Xem: 2884)
hongtrang3_1353024613(1)

Mạ tôi : Đưa con về làng

6 GIỜ TRƯỚC · CHỈ MÌNH TÔI

Mạ tôi : đưa con về làng

Từ rất lâu, mạ có tâm niệm:

-Mai mốt mạ mất, mạ không muốn làm phiền ai hết kể cả con cháu. Ai ở xa đến viếng, mạ cho tiền xe đi về.

Mạ để dành một khoản tiền khá lớn, cả tài sản của một đời người, về sau theo thời gian tiền trượt giá nên giảm dần giá trị. Trong những năm cuối đời, mạ tốn tiền cho việc ăn sáng, đánh bài tứ sắc, đi bác sĩ khám bệnh, mua thuốc hoặc ma chay, cưới hỏi…trăm thứ tiêu dùng nhưng mạ cố không đụng đến số tiền để dành ấy.

Mạ mất, ngẫu nhiên như có sắp đặt vô hình, mạ dùng tài sản ấy đưa anh em chúng tôi về làng Vĩnh Xương, quê quán của họ nội, ngôi làng nhỏ nằm trên bờ biển miền Trung, mà chúng tôi chưa đặt chân đến lần nào.

Một chuyến đi xa sau đám tang mẹ dường như là điều nghịch lý như sự ray rức của con cái cầu mong mạ sống đời nhưng đau lòng nhìn mạ tai biến , chỉ cảm nhận qua cái nắm tay, không nói được, ăn qua ống chuyền, thở nhờ bình oxy hỗ trợ, mọi việc vận hành đều nhờ đến người khác và bùi ngùi nhớ câu nói như định mệnh của mạ khi đến thăm Chi, người con vắn số:

-Con người sinh ra đời đã là khổ. Khi đau còn khổ hơn nữa. Chi không ăn được, đi không được, nằm hoài trên giường không nhúc nhích, may mà chưa lở lưng. Tiêu tiểu phải nhờ đến chồng con. Khổ lắm mạ ơi.

-Tội ghê ha. Sng mà kh ra thì đi cho nh thân hơn.

@@@

Năm 1969 Trang rời nhà vào Sư Phạm Qui Nhơn rồi Hoàng đi lính, sau đó người lập gia đình, kẻ định cư nơi khác, người về miền vĩnh cửu. 12 anh chị em chúng tôi ( phải là 13 nếu tính anh Thọ mất sớm lúc 3 tháng tuổi ) chưa có dịp cùng nhau ăn uống, ngủ nghỉ với nhau trọn vẹn như thời dưới mái nhà 08 Trần Nhật Duật. Ngày đó chúng tôi là những đứa trẻ con ngây thơ đầy hoài bão : Việt hiền lành làm thơ vẽ đẹp, Trang nghệ sĩ với giọng hát truyền cảm, Hoàng khí phách ngang tàng của thanh niên mới lớn, Hương vác tù và ôm đồm việc dạy dỗ các em, Lạc siêng năng việc nhà, Lâm từ tốn chính xác trong mọi việc, Quyền thông minh nhưng lừng khừng như ông cụ non, Chi nhu mì không làm mất lòng ai, Cẩn bệ vệ đĩnh đạc có dáng dấp sếp lớn, Sâm thông minh nhưng trái tính. Phương nhí nhảnh điệu đàng, Hoành ngoan ngoãn chăm học.

Thời gian trôi qua gần 50 năm,

Tóc ai phơi trng trên hè ph

C ng tơ tri đng khói sương

Chúng tôi già cỗi theo thời gian, mất cả tuổi thanh xuân và sức khỏe vì lo mưu sinh, nuôi dạy con cái. Mỗi người mỗi số phận, nhưng đều chung cảm nghĩ: có phước được làm con của ba mạ và có duyên mới là ruột thịt với nhau.

11 anh chị em chúng tôi gác lại mọi điều trên đỉnh đèo, quên đi gia đình nhỏ của mình, trở lại thời thơ dại không vướng bận. Chúng tôi tận hưởng những giây phút hiếm có này, bởi hôm nay anh Thọ và Chi đã bỏ cuộc chơi. Nếu và nếu có cơ hội thứ hai thì số người còn lại chắc gì đủ trên mười ngón tay và bởi thế nên trong cuộc hành trình chúng tôi luôn cảm nhận sự có mặt của ba mạ và của Chi.

Chú Ngô cùng các con đón chúng tôi ở Đà Nẵng rồi cùng nhau về Huế. Các em con chú Đồng, o Lan Chị nghe tin chúng tôi về cũng quây quần đến thăm. Tình cảm ruột thịt và lòng hiếu khách của các em đã để lại cho chúng tôi nhiều cảm kích. Chúng tôi đi dọc bờ sông An Cựu “ nắng đục mưa trong”, về nhà từ đường nơi ba tôi và các cô chú sinh ra. Ngôi nhà ba gian hai chái nằm khuất giữa những ngôi nhà cao tầng. Bàn thờ ông bà nội, bà Thị, cô chú trang nghiêm nhưng buồn hiu hắt. 9 người con của ông bà nội nay chỉ còn mình chú Ngô, chú lặng lẽ đốt nhang cho con cháu vái lạy tổ tiên.

@@@

Đoàn người gần 50 thành viên cùng về làng

Làng tôi gii cát trng thanh thanh

Nghèo nh và xa lánh th thành

Ch có đình làng là ngói lp

Còn hơn năm chc mái nhà tranh

Cách đây hơn 500 năm. Cụ tổ đời thứ 1 từ Thanh Hóa vào làng Vĩng Xương lập nghiệp đến nay là đời thứ 20. Làng quê thay đổi theo thời gian, đường vào làng được tráng nhựa, xe vào tận nơi không còn sợ “ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang “ nữa, nhà nào cũng lợp ngói, có sân phơi rộng, ao cá và cây ăn trái bao quanh..

Thuở đó, con trai họ Phạm thường chỉ sống đến tuổi 40, nhiều chi mất hẳn vì không có con trai nối dõi, sau đó, ông nội tôi vốn là nhà địa lý nên dời nhà thờ họ lên cao và cùng bà Nguyên Phi , vợ thứ 14 của vua Thành Thái ( em cùng mẹ khác cha với ông nội) và bà Thị bỏ tiền phụ với người làng xây cất. ngôi nhà thờ họ khang trang, dài hơn 10 mét với ba gian thờ, 2 gian nhà phụ, khoản sân rộng. Phía trước, chiếc cổng rồng phụ chạm trỗ công phu với hồ bán nguyệt.

Người ở làng nghe chúng tôi về, mở cửa nhà thờ họ, mở tiệc tiếp đón. Bởi nguyên chi tộc của ôn Như Mai từ Dalat, Đà Nẵng, Huế cùng về. Dãy chiếu trong ưu tiên bậc trưởng thượng và các con trai, , phía ngoài dành cho phụ nữ và trẻ em. Dù chưa lần nào gặp mặt nhau lần nào nhưng cuộc gặp gỡ như ‘bà con thân “

Dân làng tôi đếm được vài trăm

Dưới bóng tre xanh sng lng thm

Mc mc quê mùa chung t m

Thương nhau không kém bà con thân

Bữa tiệc gồm xôi ăn với thịt gà, thịt heo luộc. Gà nuôi thả trong vườn, heo ăn cám nấu với nước gạo, xôi cấy từ ruộng nhà có vị thơm ngọt, khác hẵn ở thành phố. Tiếng chào mời thăm hỏi rộn cả một góc làng. Cái nóng bức của miền Trung lẫn mệt mỏi đi đường dài biến mất trong tình cảm chân chất hiền hòa của người làng quê.

Chúng tôi về nhà anh Dũng thắp nhang cho cụ cố Núi. Anh dẫn ra góc vườn, dặn chúng tôi thắp nhang cho Ngài, một người họ Phạm. Huyền thoại kể lại: Ngài là vị quan võ, ngài tử trận khi đi đánh giặc. Chim tha xác ngài về nhà, ở đó mọc lên một cây đa xanh tốt nên người ta xây khám thờ Ngài bên cạnh. Mọi người qua nhà anh Do thắp nhang cho bà Thị, cô em gái duy nhất của ông nội. Tiếng ai nhận xét: Trang có nét giống bà Thị, Hương in tạc bà nội.

Về làng, mọi tình cảm lắng sâu từ trong tiềm thức nay trỗi dậy, dù đây là lần đầu chúng tôi về làng nhưng hình như sợi dây liên kết từ vô thỉ nào. Anh Phạm Do. Phạm Vịnh…mọi người trân trọng sự trở về của con cháu ôn Mai.

Hôm sau, chúng tôi dự lễ 100 ngày mất của anh Phạm Chắn. Sự hội tụ của làng càng lớn hơn bởi sự tham dự của các họ mạc khác. Những bậc trưởng thượng đội khăn đóng đen, mặc áo dài thụng, vì chúng tôi về trễ nên anh Việt, Nguyên không được ngồi vào vị trí tiên chỉ. Các thím, dì, chị nhắc đến mạ tôi với sự kính thương, bởi ba tôi thường dẫn các cháu lên Dalat, mạ tôi dạy làm ăn và dựng vợ gã chồng. Thanh niên vui đùa, hát rất hay nhất là cô cháu Phạm Lợi cứ đùa với Sâm là đôi “Phạm Gãy “( gãy gánh giữa đường)

Rời làng vào buổi tối nhưng nhìn ngoái lại hình dáng hiền hòa của các bà con ở làng khiến chúng tôi áy náy. Thanh niên trai tráng bỏ làng đi tha phương lập nghiệp để lại quê nhà những người luống tuổi . Họ ở lại trông nom mồ mả ruộng vườn và giữ nếp gia phong.

@@@

Gần 20 năm cuối đời mạ không về Huế, do vậy chúng tôi thay mạ về thăm mồ mả tổ tiên.

Ngôi mộ của ông Tổ đầu tiên ở trong Rú, đó là những ngọn đồi cát trắng, nóng muốn bỏng chân. Ngôi mộ của ông Tổ hình tròn giống chiếc đĩa, đường kính chừng 20 mét, cao hơn nửa mét, chung qung không có xi măng hay đá bo, người làng dùng cào, cuốc xoay quanh khiến ngôi mộ bằng phẳng đẹp. Phía trong có tấm bia cũ lâu đời. phía ngoài có tấm bia mới dựng lên năm 1955 do ông nội tôi làm. Tấm bia lớn có ghi hàng chữ Hán : Ất Mùi niên (1955) lập hạ, cát nhật. hiền thủy thổ khảo bàn thờ tiên khai Phạm Gia quy công khởi tại mộ chí. Phạm Gia tộc tử tôn Gia Mai đồng bàn tộc bái mộ.

Xuống phía dưới là ngội mộ của cụ cố Núi, mộ cụ cũng xoay tròn nhưng đường kính chừng hơn 10 mét, rộng ít hơn, có đá viền quanh, phía trên vẫn là cát trắng. Cách đó không xa là mộ bà Thị, có lẽ thương con gái duy nhất nên cụ cố để bà nằm gần mình.

Về lại Huế chúng tôi ghé mộ cụ cố Liên, mộ cố nằm cạnh chùa Diệu Âm, đứng cạnh mộ chúng tôi nghe tiếng chuông mõ từ chùa vọng sang. Phía trước mộ cố có một cây mãng cầu, trái to bằng nắm tay, chung quanh trồng cây thơm . Nhiều lần, con cháu muốn đưa cố về làng để gần ông cố nhưng cố không chịu, Nguyên kể: chú Ngô xin xăm đưa cố về, đồng tiền cứ xoay tròn đến 30 giây chưa chịu ngã xuống, sau đó chú đau, nói giọng như đàn bà, mọi người sợ phải làm lễ đem lên mộ cố khấn, chú mới khỏi, con cháu tin rằng : muốn cầu việc chi cứ lên mộ cố khấn sẽ được. gần đó là ngôi mộ xảo con chú Tùng ( ngôi mộ của thai nhi chưa sanh )

Qua ngọn núi khác, chúng tôi về mộ của ông bà nội, mộ ông bà nội khá đẹp, chung quanh cây côi xanh mướt, rừng ở đây không cằn cỗi như trong Rú. Mộ có hình như hoa sen, nằm bên trái là mộ chú đồng, bên phải là ngôi mộ của cô Thương, chú Thung và ngôi mộ của người anh trai cả của chúng tôi: anh Thọ. chúng tôi thắp nhang cho anh thầm nói:

-Tụi em về thăm anh đây, Anh Thọ ơi.

Cùng bảo nhau: mỗi lần đi thi hay gặp chuyện chi cũng thắp nhang cầu xin anh phò hộ.

Con trai phát quang, giãy cỏ, con gái bày biện hoa quả. Giữa sự yên tĩnh của rừng núi, màu xanh cây cỏ, mùi hương thơm khiến chúng tôi cảm nhận được sự thiêng liêng của gia tộc. Cảm ơn các em con chú Ngô thường lên đây chạp mộ.

Mọi việc bên nội đã xong, chúng tôi về thăm dì Bảy, người em gái út của mạ, dì cũng đã gần 80, dì khỏe mạnh tuy hơi ốm, dẫu vậy dì vẫn có nét giống mạ, đôi mắt như biết nói và nụ cười duyên dáng. Dì đi nhanh thoăn thoắt dẫn đường cho chúng tôi lên thăm mộ ông bà ngoại.

Mộ ông bà ngoại ở trên đỉnh một ngọn núi đá, đường lên khá cheo leo, lên trên đỉnh đồi. Bên cạnh có 4 ngôi mộ xảo con của dì Truyện, cậu Năm. Chúng tôi xuống thăm mộ cậu Lục, người cậu tài hoa nhưng bạc mệnh Cậu học giỏi, từng là bạn học của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, cậu dạy giáo sư anh văn của trường Quốc học thập niên 60 của thế kỷ trước, bỗng nhiên cậu mắc bệnh tâm thần suốt 50 năm. Ngôi mộ của cậu Bốn, anh Vệ Quốc Quân thuở nào, mộ câu Bố đơn giản có mấy cây hoa ngũ sắc dại tô điểm

Phút cuối cùng trước khi về lại Dalat chúng tôi còn kịp về làng của dượng Hoàng để thăm mộ O Lan Em, cô em gái út của ba, mộ O được xây lớn như lăng tẩm của vua chúa.

Chúng tôi còn một lỡ hẹn chưa thể về thăm nhà họ Nguyễn của mạ vì họ đóng cửa, khi nào có dịp mới mở và mộ O Lan Chị nằm ở quê của dượng Hoàng.

Về làng, chúng tôi ngồi trong ngôi nhà ông nội ở, ngắm lại căn nhà cũ của ông ngoại, được ăn món bún bò huế của o Mão, vợ của Nam, cạnh dòng sông An Cựu, gần bến nước năm nào chúng tôi thường xuống tắm hay rửa chân. Chúng tôi được ăn món cơm Hến mà ba mạ ưa thích của anh chàng bán quán vui tính hay nói : Đi thì nhớ mà ở thì bưa, thật thà trả lại tiền bởi hôm qua tính lầm

5 ngày trôi qua, chúng tôi cảm nhận được sự thắm thiết của tình ruột thịt, sự chăm sóc lo lắng cho nhau đủ để nhớ đến suốt đời,

Thấm thía nghe câu nói của Hương:

-Mạ còn, mỗi nghe điện thoại báo mạ đau thì ba chân bốn cẳng chạy về, không đau cũng lo về, sợ không còn cơ hội ngủ với mạ. Mạ mất rồi, giờ về Dalat cũng chẳng có việc gì phải hối thúc, cứ từ từ mà tính. Nghĩ buồn ghê.

Tưởng tượng đâu đó, đôi mắt xanh biếng biếc như biết nói, nụ cười duyên dáng, má lúm đồng tiền và giọng nói huế nhẹ nhàng của mạ:

-Buồn chi con. Lúc nào mà chẳng có mạ bên cạnh. Rủ nhau về Dalat khi có giỗ thôi. Để dành rủ nhau về Huế chạp mộ vào tháng 10. Có đến 400 ngôi mộ phải làm đó.

Cám ơn ba mạ đưa chúng con về làng, một chuyến đi tìm cội nguồn không bao giờ quên

20/8/2017

Phạm Mai Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn