Dalat Ký Sự

30 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 88486)

ĐÀ LẠT KÝ SỰ

 

dalat1027b

Vượt gần 700km, từ thành phố Cà Mau, qua nhiều đồi dốc quanh co rồi tôi cũng đến được Đà Lạt. Đà Lạt đón chúng tôi bằng những hạt mưa tí tách, những làn sương đêm dày đặc. Đã lâu, tôi mới được thả bộ quanh hồ Than Thở, ghé đồi thông hai mộ nghe chuyện tình lãng mạn của đôi trai gái yêu nhau, ngồi nhâm nhi bên ché rượu cần, nghe thác Cam Ly hòa điệu nhạc cùng trời đất. Và tôi cũng rất đỗi ngạc nhiên, ngoài những khu vui chơi, du lịch nổi tiếng, Đà Lạt còn nhiều chuyện để viết lắm...

Chuyện ghi ở hồ Xuân Hương Đến Đà Lạt hơn 21h, tôi bỏ cái ba-lô trong khách sạn dạo quanh thành phố Đà Lạt. Đêm Đà Lạt nên thơ quá! Những làn sươngg trắng mỏng manh che khuất ngọn đèn đường vàng chói. Ngoài đường phố thật là yên tĩnh, từng tốp người thả bộ, rất ít tiếng xe máy nổ giòn xé tan lòng đêm vắng lặng. Hồ Xuân Hương phút chốc vang lên tiếng lốc cốc, tiếng thúc giục của những bác lái xe ngựa. Càng khuya, hơi lạnh lan tỏa, tôi liền tấp vào chỗ bà lão bán ngô nướng. Nhìn thấy tôi, bà lão làm quen:

- Chắc chú là khách du lịch?

Qua vài câu chào hỏi, tôi mới biết, bà tên là Trà Thị Hoa, là ngườicố cựu ở thành phố sươngg mù này.

Cuộc sống gia đình bà nhờ vào 4, 5 sào đất. Lúc thì trồng rau, trồng ngô nướng bán lại rẻ, bà lại thức suốt đêm lấy công làm lãi.

Trung bình mỗi đêm bà bán được $40-50.000đ, bà lắc đầu:

- "Chú xem đấy, dọc TP Đà Lạt có bao nhiêu người gom nhặt từng đồng thì đời sống người dân nơi đây nghèo thế đấy!". Thế mà, việc buôn bán của bà có yên đâu, có hôm gặp bọn "cô hồn" đi bụi ghé mua giục bà nướng, xong chúng chẳng chịu trả tiền, bà lên tiếng đòi coi như bị mất chỗ bán... Nhìn quanh bờ hồ Xuân Hương, tôi rất đỗi ngạc nhiên, ngoài cảnh người buôn gánh bán bưng, có vài ba ngườinằm cạnh hồ để... ngủ. Tôi đánh liều, đến gần gã đang nằm. Thấy tôi, gã rất cao giọng: "Anh bạn cho xin điếu thuốc!".

Tôi liền đưa cho gã. Rít mạnh vài hơi, gã nhìn tôi đăm đăm như dò xét rồi lững thững bước đi. Bác đánh xe ngựa mời tôi lên xe, chạy vòng Hồ Xuân Hương, thấy tôi có vẻ tò mò về gã vừa bước đi, bác kể, gã tên D do buồn chán gia đình làm bạn với "nàng tiên nâu'. Thế là chẳng mấy chốc, gia đình bán sạch, D sống vất va vất vưởng nơi đầu đường xó chợ dù tuổi đời chưa được 30.

dalat1027a

Kể xong câu chuyện, bác đánh xe ngựa bảo: "Thấy nó tôi thương hai thằng con tôi thiếu thốn trăm bề nhưng vẫn gắng học". Đã 23h, tôi nói bác đánh xe ngựa tính tiền, dừng lại... Xong, tôi vội vàng móc ví đưa cho bác 30.000Đ dù chưa đầy...lo'.

Nỗi buồn bên ché rượu cần Đến Đà Lạt ít hôm, anh bạn tôi đã mời mọc: "Đi Đà Lạt mà không nhậu rượu cần coi như không đến!", đặc biệt, anh còn quảng cáo muốn biết vẻ hoang sơ của Đà Lạt, nét dễ thương của em gái Bảo Lộc mau đến quán nhậu T.N - nơi thu hút khá nhiều khách du lịch. "Thôi thì đằng nào cũng đi cho biết?" - Tôi nghĩ bụng. Không đầy 5 phút sau, chiếc taxi đỗ trước khách sạn T.N. Chưa bước vào cổng, chúng tôi được 2 em nhiệt tình đón tiếp.

Nhìn hai em, mặt phấn, môi son đỏ chót, mặc áo lửng quần bò chẳng khác nào "chị em chúng ta ở miền Tây". Em có tên Bình giải thích: "Tụi em mặc đồ theo lịch, chẳng hạn như thứ 2, 3 mặc đồ thổ cẩm; thứ 4, 5 mặc như thế này...

Mà anh sao khó, thắc mắc làm chi mặc gì mặc miễn sao vui vẻ là được?". Chúng tôi được dẫn lên căn nhà Rông sau vườn dưới ánh đến lờ mờ không đủ sáng.

Chẳng mấy chốc, ché rượu cần được đem ra kèm theo hơn 5 chai nước suối. Biết tôi là dân Cà Mau, anh bạn tôi kêu thực đơn toàn thịt rừng: Nai nướng, thịt Nhím... Thấy tôi có vẻ lưỡng lự. Bình liền tiếp thị:

"Cứ dùng tự nhiên đi! anh biết không, một ché rượu cần có 350.000 đ, tất cả các loại thịt rừng mỗi đĩa khoảng 100,000đ"... - Còn "vụ kia" bao nhiêu? - Anh bạn tôi chen vào. Bình cười:

- Cho bao nhiêu cũng được tùy theo "công phục vụ" mà!

Theo Bình, tụi em bán có hợp đồng lao động đàng hoàng, khi công an ghé thăm không chuyện gì phải sợ. Còn muốn tới Z phải đến khu trọ của tụi em lúc 22h trở lên mặc tình anh chọn lựa theo địa chỉ: Số 121..., đường Trần Phú, gặp Mỹ Hòa Bình. Lấy lý do mệt, tôi xin phép về nghỉ.

Hoa, ngồi cạnh anh bạn tôi rủ: "Nếu vậy thì đi karaoke, 1 giờ có em út 100.000đ", còn Bình nói nhỏ vào tai tôi: ,'Tối nay, anh theo dịa chi trên hai anh em mình vui vẻ', Tôi chợt rùng mình khi nghĩ Đà Lạt là một khu du lịch nổi tiếng, nhiều khách nước ngoài tham quan. Vậy trong số các em như Bình, Hoa ai dám chắc trong ngườikhông mang căn bệnh thế kỷ? Chưa kịp định thần, vừa bước ra quán T.N., tôi được một... tập đoàn xe ôm chạy đến đưa danh thiếp: "Anh lên xe đi em chở đến quán H.N uống cà phê có 20,000đ mà được phục vụ "xào khô"...

Tôi nhanh chân nhảy thót lên chiếc taxi chạy về khách sạn... Ơi, đêm Đà Lạt... * Vòng quanh khu du lịch Đà Lạt Thành phố Đà Lạt có 7 khu du lịch được Bộ VH-TT công nhận đạt chuẩn quốc gia. Ngoài những vẻ đẹp thơ mộng mà tạo vật ban cho con người, thiên nhiên thì hiện nay, các khu du lịch Đà Lạt đang bị "Chợ hóa" mà một lần vị chức trách tỉnh Lâm Đồng gọi đó là "Những kẻ phá hoại nền du lịch". Một anh bạn đồng nghiệp của tôi đã nhận định về Đà Lạt là "Thành phố của những mặt phẳng lặng, thành phố thác...". Vâng, thật đúng như lời của anh bạn tôi nói.

Khó có thể quên những buổi chiều, ngồi nhìn mặt hồ than thở trong xanh, phẳng lặng, nhưng thú vị nhất vẫn là thưởng ngoạn với những dòng nước trắng xóa. Êm ả, hiền dịu nhất vẫn là thác Cam Ly trong lòng thành phố đã làm rung động bao nhà thơ, nhạc sĩ. Dọc quanh thác Cam Ly là những anh chàng cho thuê ngựa...giống như chàng cao bồi ở Mễ Tây Cơ... Nhưng hoang sơ hùng vĩ nhất vẫn là thác Guga cao 17m, thác Pong Gua cao 40m. Du khách muốn tận mắt xem dòng thác trắng từ trên cao đổ xuống phải cuốc bộ từng nấc thang, cheo leo khúc khuỷu. Từ ngoài cổng đã nghe tiếng "ầm, ầm" gợi cho du khách tò mò quyết tâm đến cho bằng được.

Qua hàng trăm bậc thang, trước mắt ta, cây cầu treo lơ lửng, nhiều du khách chụp hình lưu niệm và một dòng nước trắng xóa từ trên cao ào ào đổ xuống. Nhưng ấn tượng nhất là Viện Hàn lâm khoa học, du khách được xem xác ướp khô của những loài thú hoang dã như: Sói lửa, hổ, báo... cho đến các loài chim, loài bướm. Tất cả đã tạo nên một Đà Lạt của thác, của hoa... thu hút khá nhiều khách du lịch. Trong những ngày len lỏi ở các khu du lịch Đà Lạt, tôi đã gặp nhiều khách nước ngoài cũng chụp hình lưu mềm nên họ không ngần ngại mướn bộ đồ thổ cẩm. . . Và tôi cũng thầm tiếc, bao tiềm năng sẵn có, thế mà du lịch Đà Lạt không được quan tâm nhiều lắm. Trước hết, xin nói về cung cách phục vụ của khách sạn. Nói chung, giá cũng rẻ, không đắt lắm so với người du lịch nhưng khách phải kiếm tìm những cái khăn, bàn chải, xà phòng... rồi vội vã chạy xuống phòng tiếp tân mua từng thứ một. Anh Dũng đi cùng đoàn với tôi phải lắc đầu: "Chưa thấy khách sạn nào tệ như ở đây, bình pha trà, phích nước nóng cũng chẳng có!". Không phải chỉ khách sạn N.T. hôm chúng tôi nghỉ mà phần lớn các khách sạn Đà Lạt đều chung qui như thế hết?

Chúng tôi thì dễ cảm thông, còn du khách nước ngoài họ nghĩ sao khi vừa đặt chân đến đã có ấn tượng không tốt. Rồi dọc khu du lịch, nổi cộm Đồi thông 'hai mộ, Hồ than thở... du khách "né tránh" những bãi phân ngựa vô tội vạ cứ rải rác... Chưa kể, dọc Hồ than thở hơn lắm chợ "chồm hổm" người rao, kẻ bán... Ngoài cổng là thế, vào trong chẳng khác hơn, những kiốt bán quà lưu niệm kéo dài theo mỗi bước chân của du khách. Họ níu kéo, van nài, nhưng hỡi ôi, giá cả "trên trời dưới đất", đơn cử: 1 nhánh hồng lúc 500-1000đ nhưng có lúc 2000-3000đ/nhánh, hỏi mà không mua... coi như bị một ngày xui xẻo toàn là lời "chợ búa" mà tôi không tiện nêu ra. Được biết, doanh thu du lịch Đà Lạt hàng năm lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng có buồn lắm không trong khi hiện nay còn một vài hạt sạn đã biến Đà Lạt thành "chợ thắng cảnh". Chia tay với Đà Lạt, lòng tôi còn bâng khuâng khi nhìn hàng thông xanh rì thẳng tắp, những căn nhà mang dáng dấp xưa, những liếp ngô, cải vườn cà phê... phủ lên cho đồi núi thêm một màu xanh sự sống... Đà Lạt ơi, hẹn ngày gặp lại.

Nguồn: Website

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn