3 lý do để Trung Quốc tấn công chiếm Trường Sa, đánh phủ đầu Việt Nam * Khanh Vũ Đức

13 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 45274)
3 lý do để Trung Quốc tấn công chiếm Trường Sa, đánh phủ đầu Việt Nam

Khanh Vũ Đức

hkmh-large-content
 
3 lý do để Trung Quốc tấn công chiếm Trường Sa, đánh phủ đầu Việt Nam
 
Tháng 3/2010, một quan chức Hoa Kỳ liên quan tới chính sách Trung Quốc tiết lộ rằng, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cui Tiankai đã nói với hai quan chức cao cấp của chính quyền Obama là Jeffrey A.Bader và James B.Steinberg rằng, Trung Quốc không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào ở “Biển Đông” mà hiện nay họ tuyên bố là “lợi ích quốc gia cốt lõi”.
 
Tin từ Reuters thì cho biết, trong một cuộc điện đàm hôm 2/4/2010 giữa Tổng thống Obama với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt một sự đồng thuận rất quan trọng, đó là hai nước đồng ý “tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau”. Báo chí Trung Quốc cũng đưa tin, trong lần gặp gỡ riêng giữa lãnh đạo hai nước Mỹ - Trung tại Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân tại Washington hồi tháng 4 vừa qua, Tổng thống Obama một lần nữa tái khẳng định: Hoa Kỳ tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, và rằng Washington sẽ thận trọng xử lý một số vấn đề nhạy cảm trong quan hệ song phương. Tuy nhiên cho đến nay không ai được rõ là liệu có văn bản thỏa thuận nào đó giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nêu rõ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc mà Hoa Kỳ phải tôn trọng, hay là Hoa Kỳ phải tôn trọng bất kỳ lợi ích nào mà Trung Quốc cho là “cốt lõi”. Tiếp đến trong một cuộc trao đổi về vấn đề an ninh của khu vực hồi tháng 5/2010, ông Dai Bingguo, một cố vấn Trung Quốc đặc trách về chính sách ngoại giao của chính phủ Bắc Kinh, đã lập lại với bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton rằng Trung Quốc xem tuyên bố chủ quyền của họ đối với vùng biển “Nam Trung Hoa là lợi ích quốc gia cốt lõi”, tương tự như các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương.
 
Với tuyên bố này, Trung Quốc đã gửi đi một thông điệp rất rõ ràng cho Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới hiểu rằng, Trung Quốc đã, đang và sẽ sẳn sàng cho một cuộc “xung đột có tính giới hạn” trên “Biển Đông”. Khái niệm “lợi ích quốc gia cốt lõi” theo thuật ngữ ngoại giao Trung Quốc đã được người phát ngôn Tần Cương của Trung Quốc giải thích hồi tháng 7/2010 rằng, “lợi ích cốt lõi là chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích phát triển quốc gia của Trung Quốc” và điều đó có nghĩa là lợi ích quốc gia cao nhất, và nếu cần thiết, có thể được bảo vệ bằng chính máu xương của người Trung Hoa. Thực tế là Trung Quốc đã và đang tiếp tục ráo riết chuẩn bị dư luận trong và ngoài nước sẳn sàng cho một giải quyết bằng vũ lực?

Lập tức, hôm 23/7/2010, tại Diễn đàn ARF tại Hà Nội, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã chính thức đưa ra quan điểm của Hoa Kỳ về việc giải quyết vấn đề tranh chấp “Biển Đông”, khi bà tuyên bố rằng: “Hoa Kỳ, cũng như các nước khác, có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung ở châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Hoa Kỳ hỗ trợ tiến trình ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp, để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế. Hoa Kỳ phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước nào đang tranh chấp”. Như vậy Hoa Kỳ chính thức xác nhận rằng họ, cũng như một số nước khác, “có lợi ích quốc gia” ở “Biển Đông”. Vô hình chung, Hoa Kỳ đã tán đồng đề xuất “quốc tế hóa” của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp “Biển Đông”. ông Dương còn cáo buộc Hoa Kỳ có âm mưu chống Trung Quốc trong vấn đề này, có vẻ như chế giễu quốc thư của Việt Nam và đe dọa Singapore, ông Dương nói tiếp, “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, đó là thực tế”, chiếu thẳng vào Ngoại trưởng Singapore George Yeo, - theo lời một số đại biểu tham dự cuộc họp.Ngay sau tuyên bố của bà Clinton, ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc, người cũng đang có mặt tại Hội nghị, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Ngoại trưởng Dương cảnh báo Hoa Kỳ rằng, tuyên bố của bà Clinton làm cho tình hình trong khu vực càng thêm căng thẳng! Bắc Kinh cũng không quên cảnh báo Hoa Thịnh Đốn nên tránh xa ra khỏi “Biển Đông”, khu vực đang có tranh chấp. Đồng thời trong một động thái bị cho là không được ngoại giao cho lắm, theo tờ Washington Post

Theo nhận định BBC Việt ngữ hôm 13/08/2010 thì “gần như có đồng thuận trong báo chí Hoa lục”, rằng các hoạt động quân sự, chính trị và ngoại giao của Hoa Kỳ gần đây “nhằm bao vây và cô lập hóa Trung Quốc trên chính trường quốc tế”. Hệ thống truyền thông chính thức cũng như các trang mạng cá nhân Trung Quốc không ngừng đăng tải các thông tin có tính cách răn đe Việt Nam và các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên “Biển Đông” với Trung Quốc, đồng thời liên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ không nên can dự vào vấn đề “Biển Đông”. Cũng theo BBC Việt ngữ, một lãnh đạo quân sự Trung Quốc mới đây đã tuyên bố trên truyền hình rằng Việt Nam “sẽ hối tiếc” về việc hoạt động quân sự chung với Hoa Kỳ tại Biển Đông, Đô đốc Dương nói, Việt Nam “đang chơi trò chơi nguy hiểm là kích động hai cường quốc đối đầu nhau nhằm hưởng lợi … Thế nhưng nói cho cùng thì (Việt Nam) sẽ chỉ là quân tốt thí trong ván cờ của Mỹ… và “Tôi sợ rằng Việt Nam trong tương lai sẽ phải hối tiếc về việc này”. Thiếu tướng La Nguyên của Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích việc Hoa Kỳ gần đây cương quyết điều hàng không mẫu hạm tới các vùng biển giáp Trung Quốc, như một động thái cho rằng Mỹ không biết tôn trọng quyền lợi quốc gia của Trung Quốc.
 
Theo tin mới nhất từ AP và Reuters được VOA trích lại, Đô Đốc Robert Willard, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, tuyên bố hôm 18/08/2010 tại Manila rằng, quân đội Hoa Kỳ đã có mặt trong khu vực trong 150 năm qua và sẽ còn duy trì sự hiện diện ở khu vực chiến lược này trong nhiều năm tới đây. Đô Đốc Willard cũng tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không ngả về bên nào trong các tranh chấp lãnh hải trong khu vực, và sẽ tuân thủ công ước quốc tế, đồng thời phản đối bất cứ việc sử dụng vũ lực hay các hình thức cưỡng bức nào về chủ quyền mà một quốc gia đưa ra với quốc gia khác. Song song, ông cũng không quên hối thúc các nước trong khu vực nên xây dựng quân đội một cách đầy đủ nhằm giúp bảo vệ hòa bình.

Thực ra thì quan điểm của Trung Quốc là luôn mong muốn giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc bằng giải pháp hòa bình thông qua đàm phán song phương. Trung Quốc hiểu rất rõ rằng dù họ đang rất mạnh nhưng vẫn chưa phải là đối thủ của Hoa Kỳ, ít nhất trong vòng 10 năm tới. Hơn thế nữa, Trung Quốc cũng đang dòm ngó ngôi vị bá chủ thế giới nên không thể nào tỏ ra quá hiếu chiến. Cho nên Trung Quốc chủ trương giải quyết tranh chấp ở cấp độ song phương vì cách làm này có 3 điểm lợi: thứ nhất, về nguyên tắc, Trung Quốc xem vấn đề tranh chấp biên giới là vấn đề song phương giữa hai (2) quốc gia; thứ hai, ở thế nước lớn và mạnh, Trung Quốc đủ để có thể mặc cả và thỏa mãn nhu cầu của từng nước một và đạt được kết quả như ý; và thứ ba, Trung Quốc luôn cho họ là cường quốc duy nhất trong khu vực và vấn đề này họ không muốn bất cứ cường quốc nào khác can thiệp.
Việc Việt Nam luôn xem “Biển Đông” là vấn đề cần được giải quyết ở cấp độ khu vực và quốc tế đã làm Trung Quốc vô cùng tức tối. Trung Quốc cho rằng Việt Nam muốn quốc tế hóa vấn đề này để được hưởng lợi từ việc các cướng quốc tranh nhau quyền lợi trong khu vực. Hơn thế nữa, Trung Quốc còn cho rằng Việt Nam đang có dã tâm với mộng “tiểu bá” trong khu vực, thông qua việc tranh chấp này, Việt Nam sẽ đóng vai trò lãnh đạo tự nhiên trong khối ASEAN và là quân bài chủ trong các vấn đề lớn của khu vực.

Lãnh đạo Trung Quốc hơn bất kỳ ai hiểu rất rõ vị trí địa chính trị, quân sự và kinh tế của “Biển Đông” và đặc biệt của Việt Nam . Trung Quốc biết rằng nếu không kiểm soát được Việt Nam thì khó lòng Trung Quốc khống chế vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, những gì còn đang nằm dưới lòng “Biển Đông” cũng đủ để lãnh đạo Trung Quốc mạo hiểm, phiêu lưu quân sự.
Lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận thức rằng gần như có một sự đồng thuận nào đó tại Hoa Thịnh Đốn cho chính sách “trở lại Á châu” của chính quyền Obama trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Và nhất là viễn ảnh của một cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Trung mà con bài chủ Việt Nam đang ngày càng được định hình rõ hơn. Và cũng vì biết rõ rằng khó lòng đạt được một liên minh nào đó với Việt Nam trong thế trận này, mặc dù hai quốc gia có cùng chung ý thức hệ và chính thể, Trung Quốc buộc phải quyết định ra tay trước khi quá muộn.
 
So về tương quan lực lượng quân sự thì ngay thời điểm hiện tại, Trung Quốc hoàn toàn có thể đánh chiếm và kiểm soát toàn bộ khu vực quấn đảo Trường Sa mà Việt Nam đang chiếm giữ trong một trận chiến chớp nhoáng. Việt Nam hoàn toàn không có khả năng quân sự phòng vệ hoặc tái chiếm ít nhất trong vòng 10 năm tới. Xét về phương diện chính trị, ngoại giao, Việt Nam hiện nay cũng không có một Liên minh hay Hiệp ước quân sự nào có thể đến để chiến đấu, bảo vệ Việt Nam trước sự tấn công của Trung Quốc. Hoa Kỳ, Nga và thậm chí cả Ấn Độ dù có muốn can thiệp cũng chỉ lên tiếng cực lực phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc mà thôi. Một sự can thiệp quân sự của Liên Hợp Quốc, nếu có, chỉ là giả thuyết hàn lâm vì Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (xem trường hợp quần đảo Falkland - 1982).
 
Theo nhận định cá nhân tôi thì không sớm muộn gì trong vòng năm tới, Trung Quốc cũng sẽ ra tay trước khi Việt Nam kịp có một Minh Ước hay Hiệp Ước quân sự với bất kỳ cường quốc nào trên thế giới. Thời gian hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc, càng chậm càng thiệt hại nặng. Như trên đã trình bày Trung Quốc coi việc tấn công và chiếm đóng Trường Sa là thượng sách, đặc biệt trong thời điểm này vì 3 lý do sau:
 
Thứ nhất, Trung Quốc cho rằng Việt Nam có mộng “tiểu bá” trong khu vực, thông qua việc tranh chấp “Biển Đông”, Việt Nam muốn đóng vai trò "lãnh đạo tự nhiên" trong khối ASEAN và là quân bài chủ trong các vấn đề lớn của khu vực. Dẹp mộng “tiểu bá” của Việt Nam thì TQ mới còn hy vọng lên ngôi bá chủ toàn cầu. Việt Nam không những là cái gai nhức nhối trong con mắt TQ mà còn là cái gai trong tứ chi của họ nữa. Không nhổ được cái gai Việt Nam nhất định không chịu được.

Thứ hai, với vị trí địa chính trị, quân sự và kinh tế của “Biển Đông” và đặc biệt của Việt Nam, đồng thời vì nhu cầu chiến lược toàn cầu, nhất là trong bối cảnh của một Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ như một siêu cường, Trung Quốc biết rằng nếu không nắm được Việt Nam lúc này thì khó lòng Trung Quốc khống chế được khu vực và con đường hàng hải huyết mạch của thế giới. Dưới bất kỳ triều đại nào, thậm chí thời đại Mao Trạch Đông, tư tưởng xuyên suốt của Trung Quốc vẫn luôn là độc chiếm "Biển Đông". Trung Quốc đã xác định trước sau cũng sẽ giải quyết "Biển Đông", vấn đề chỉ là thời điểm mà thôi. Riêng về kinh tế, các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn nằm dưới lòng “Biển Đông” dù chưa được định giá cụ thể nhưng đã được cho là phong phú và rất đáng giá, đặc biệt được ước tính có trữ lượng dầu khoảng 7.7 tỷ barrel và 266 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên. Với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay, Trung Quốc đang rất cần đảm bảo nguồn năng lượng nói trên và đây là một trong những lý do chính có tính chiến lược.
 
Thứ ba, một số tướng lãnh Trung Quốc hiện nay cho rằng đã đến lúc Trung Quốc cần phục hận Việt Nam trận chiến 30 năm trước, lúc Đặng Tiểu Bình, vì nhu cầu củng cố quyền lực của nhóm cải cách do ông chủ xướng và cũng vì nhu cầu hiện đại hóa quân đội Trung Quốc mà ông Đặng đã cho xua quân tấn công Việt Nam để cuối cùng phải chấp nhận một thất bại thảm hại. Vã lại, Trung Quốc cũng đang cần một cuộc chiến “giới hạn” như thế này để một mặt chứng tỏ uy lực của một quân đội cường quốc mà họ đang hướng tới, mặt khác, đây cũng là dịp để đúc kết đánh giá kế hoạch hiện đại hóa quân đội của họ.
 
Cuối cùng, tấn công Việt Nam vào thời điểm này là cơ hội vàng vì Việt Nam chưa có một đồng minh nào bảo vệ. Nếu chậm trễ, Việt Nam có thể ngã hẳn về liên minh của Hoa Kỳ trong khu vực thì coi như Trung Quốc bị bao vây hoàn toàn trên biển.
 
Khanh Vũ Đức

Nguồn: website
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn