Đà Lạt, Nơi chúng ta lớn
lênCảm ơn nhé ! ... một đời gió
nổi
Cuốn phăng tôi đến một cõi lên trời
Đà Lạt nhé ! một lần xin sám tội
Quỳ nơi đây mà ôm siết con người
* * *
Chuyến
về thăm nhà vừa rồi, các bạn bè Đà Lạt đã cho gia đình Huyền Anh một khám phá
thú vị với cuộc thăm viếng cơ sở Làng thêu XQ Sử Quán.
Thật xinh tươi qua khung cảnh cùng
những giá trị mỹ thuật và nghệ thuật rất tao nhã, nơi đây như
một ốc đảo thanh bình mượt mà, giữa dòng đời đã biến Đà Lạt thơ mộng xưa thành ồn
ào sôi động
ngày nay.


Những
người đã một thời yêu Đà Lạt, nhất là đã từng ôm tập vở đến trường tại
Đà Lạt, như các thân quen và bạn bè của nhau trong trang nhà Đàlạt này,
khi
từ bên kia bờ đại dương tìm về chốn xưa của một thời tuổi trẻ, chắc vẫn
mang trong lòng biết bao cảm xúc lẫn bồi hồi. Tìm về Đà Lạt ngày tháng
cũ, sao mà không thấy lòng mình xao xuyến. Chuyến trở về quê hương lần
đầu gần 20 năm trước, khi máy bay vờn quanh trên bầu trời Sàigòn, HA đã
nghe tim mình đập loạn, đã thấy cay cay trên bờ mi khóe mắt rồi.
Những
người tìm về Đà Lạt thường mang nhiều tâm tư và ánh nhìn rất khác. Vì
ngày nay nhất định không còn như ngày tháng cũ nữa, cảnh cũng như
người. Riêng
những kỷ niệm với Đà Lạt, từ dạo Bùi Thị Xuân ngày ngày đến trường trên những
con đường nhỏ, hay qua những lần trở lại thành phố cũ sau này,
luôn cho Huyền Anhthấy mình thật may mắn. May mắn vì có được bao nhiêu kỷ
niệm làm
hành trang thân yêu, bao nhiêu là luyến nhớ làm thêm phong phú ý
nghĩa đời người.
Về
lại Đà Lạt nhìn đồi thông chập chùng, thung lũng lãng đãng
sương mai. Đà Lạt như những năm tháng của đời người, vẫn trôi theo
cái định luật bất di bất dịch từ ngàn xưa. Nhưng dù ở cuối chân mây hay nơi
phương trời xa nào, Đà Lạt mãi mãi là ngọt ngào ấm êm trong lòng người đã yêu Đà Lạt, như Huyền Anh, dù mọi việc và mọi điều luôn thay
đổi quanh
ta.


Đi
trên những con dốc Đà Lạt, thăm qua ngôi trường của một thời trẻ
dại. Đường xưa và phố xá ngày nay quá rộn rã, không còn chút nhẹ nhàng
thanh vắng ngày nao. Nhà Thủy
Tạ, tách cà phê hôm nay không còn thấy đắng như thuở Bùi Thị Xuân một hôm tập
tành
làm người lớn, rủ cô bạn thân ra nghe nhạc Trịnh Công Sơn tiếng
hát Khánh Ly. Ngắm sóng nước lao xao gió thổi mặt hồ. Khói
thưốc lá lãng đãng, không gian thu hẹp toàn là người lớn. Ngồi e dè nhìn những hạt đậm
từng giọt rơi rơi và thấy mình cũng lớn luôn, như đã
lên đại học ! - Rồi chao ôi, đêm ấy không tài nào nhắm mắt nổi.
Người-muốn-lớn cứ mãi chống tay bên khung cửa sổ nhìn xuống thung lũng
hun hút đen sau nhà. Nhìn con gà trống sắt lẻ loi trên đỉnh tháp nhà thờ. Nhìn
trăng sao lấp lánh trời thu Đàlạt và những hàng cây đong đưa cành khô
trụi lá. Nhìn mông lung đến gần sáng, rồi
bơ phờ não nuột xin chừa. Chừa cái chất đắng cà phê đã chả ngon lành gì
mà lại còn kỳ
quá đi thôi !
Trong các chuyến về Đà Lạt, nếu những khu du lịch thu hút
lượng khách thật đông đảo như Thiền viện Trúc Lâm thanh tịnh trên trùng
điệp núi đồi, các dinh thự xưa khang trang của vua Bảo Đại.. Thì khuôn viên Thung
lũng tình yêu hay thác Prenn chả hạn, đã đổi khác quá độ, do được tô
điểm với trăm ngàn thứ dư thừa rối mắt, làm nhiều người xưa như Huyền Anh
sao mà.. áy náy quá đi thôi !
* Thật cảm động khi được thăm "Quán cơm 2000 - Tin vào lòng nhân ái" do một số bạn bè cũ BTX-1969 của Huyền Anh tham gia như những thiện nguyện viên. Quán được
thành hình qua sự giúp đỡ của các thành viên trong ban quản trị tổ chức "Người Tôi Cưu Mang".


Gia đình
Huyền Anh ở chơi với các bạn một lúc lâu và thấy thật ấm lòng, thật cảm mến
trước bao ân cần và chia sẻ của tất cả các anh chị em với những mảnh đời còn rất
nhiều khăn khó. Những
người đến Quán cơm 2000 đồng một bữa phần đông là học sinh,
sinh viên. Các cô bác lớn tuổi cũng yên lặng xếp hàng. Hôm ấy có
một nhóm người khiếm thị đến dùng bữa sau
buổi nhận quà tết. Ai cũng biết là sau sự sống, đôi mắt quan trọng đến
dường nào. Những người khiếm thị tay xách gói quà tay cầm gậy, được dẫn dắt lần từng
bước. Các em ngồi múc cơm ăn trong im lặng. Có một cô nhỏ ngước cặp mắt
trắng lên.. Và Huyền Anh thấy lòng mình tơi tả. Làm sao giải thích được
những cảnh đời khác biệt và đầy rẫy bất công. Đó là câu hỏi Huyền Anh luôn
mang về nhà, sau những chuyến lần gót đi khắp cùng thế giới.
Quán cơm 2000 :
Chúng tôi rất mong được hợp tác với bạn để bạn nhận kinh phí từ chúng
tôi để mở các quán cơm 2000 đồng...
Nhằm giúp cho những mảnh đời cơ nhỡ, những mảnh đời chưa gặp may mắn có
được bữa cơm ấm lòng.
Với mục đích cuối cùng là: “Làm lan tỏa lòng nhân ái, làm con
người thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau”, quán cơm 2000 đồng hay những
hoạt động khác của các thành viên diễn đàn "Người tôi cưu mang" mong thực
sự nhân rộng lên tấm lòng nhân ái của mọi người.
Quán cơm 2000 đồng phục vụ bữa trưa cho hàng trăm người có hoàn
cảnh khó khăn vào mỗi thứ 3, 5, 7 hàng tuần từ năm 2009 tại Sài Gòn,
Cần Thơ và mới đây là tại Đà Lạt đã mang đến niềm vui cho không ít người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và niềm tin về lòng nhân ái
cao cả của con người trong xã hội ngày nay."
"Một thành viên bùi ngùi : Mỗi lần mọi người đến ăn mà hết phần phải ra về là chúng tôi trằn trọc
cả ngày. ..Nhiều người đến muộn phải lủi thủi ra về do hết cơm làm anh em chưa thể nào yên lòng.."
*
Cô bạn thật năng động và đầy thiện chí Kim Tuyến qua một lần trò chuyện, có cho Huyền Anh biết là nhiều người bạn cũ
BTX-69 như hai giáo sư Lê Văn Trung và Nguyễn Thị Gái, sau ngày hưu trí
luôn dành nhiều tâm tình và thời giờ góp tay vào các công việc thiện nguyện. Một
chương trình đáng kể khác là nâng đỡ các em học sinh, sinh viên hiếu học
nhưng gia cảnh quá khó khăn..Cựu THĐ Trương Sỹ Thực vẫn luôn góp ý
cũng như huy động và hỗ trợ các phần học bổng, vì cho rằng không món quà nào tốt đẹp hơn
là rèn luyện và giáo dục giới trẻ tại học đường. Mỗi phần học bổng
được ấn định lúc này chỉ là một triệu đồng = US$50 /1 năm cho mỗi em. Một "đầu tư" thật nhỏ
bé, nhưng là khích lệ vô cùng quý báu giúp các em thêm vững tin vào tương lai,
tin tưởng rằng trong cuộc đời chật vật của các em, vẫn còn có những người quan tâm, những bàn tay thân
ái.
Xin mạn phép các anh chị và bạn bè thiện nguyện viên của các công tác
xã hội bên nhà, được thông báo đến những ai luôn dành nhiều thân tình cho người
Đà Lạt. Và cho Đà Lạt, nơi chúng ta lớn lên.
Rất trân trọng.
Huyền Anh, BTX-1969