CAPE HORN & PANAMA CANAL * Huyền Anh

10 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 33777)
CAPE HORN & PANAMA CANAL

Huyền Anh


CAPE HORN :
ha_capehorn_amerique_du_sud_2009_311-large-contentha_capehorn_amerique_du_sud_2009_338-large-content
 
 
 

Tên Cape Horn - hoặc Bermuda Triangle, vẫn hay gợi ý cho nhiều người biết đến như một vùng biển đầy hiểm nguy với lắm giông to bão lớn, những cơn sóng soáy ngầm hoặc các lốc hút, đã gây ra bao tai nạn, từng nhận chìm hay làm mất tích nhiều thuyền tầu một cách rất bí ẩn.

Nằm nơi cực Nam của lục địa châu Mỹ, Mũi Sừng/ Cape Horn/ Cabo de Hornos thuộc quần đảo Tierra del Fuego/ Land of Fire, xứ Chile. Điểm gặp gỡ của 2 đại dương Pacific và Atlantic cũng như cửa biển dẫn vào Antartic, là một khu vực luôn đầy sóng gió, gồm nhiều đảo với các ghềnh đá giữa bầu trời u ám ẩm lạnh gần như quanh năm. Đảo chính rộng 12 km2 với bức tường đá cao 425 thước sừng sững chống chọi với phong ba.

 
 ha_capehorn_img_4535-large-contentha_capehorn_amerique_du_sud_2009_318-large-content
 
 

Trong nhiều thế kỷ, Cape Horn là hải trình chủ yếu giữa các lục địa Mỹ, Âu và Á châu. Các thuyền tầu hầu như phải chọn thủy lộ này, dù bao hiểm nguy luôn rình rập trên khúc quanh tuy nhỏ nhưng thuộc hàng đáng sợ nhất thế giới. Với những tảng băng hà trôi dạt, các trận giông tố do ảnh hưởng sôi động của 3 đại dương, những ngọn sóng cao đến 30 thước như bức tường cuồng nộ đổ ập lên thuyền bè. Cả phải đối phó với những cơn gió táp bất ngờ thổi đến 100 km/giờ, xô đẩy thuyền trôi dạt, va chạm vỡ tung vào các ghềnh đá.

Tuy vậy hiểm nguy đã không làm sờn lòng các nhà hàng hải, mà luôn được xem như những thử thách, chống chọi can đảm. Mũi tuyến Cape Horn phải được chinh phục và vượt qua, cho dù nơi chốn này có nhiều huyền thoại đáng sợ, cả tên tặng tối tăm "Nghĩa trang trên biển cả". Và nếu bảo rằng dưới làn nước dậy sóng của khúc quanh bí hiểm, là đầy rẫy những thân xác tầu bè, là oan nghiệp của bao người, của cả chìm đắm nhiều kho tàn vàng ngọc quý báu thời các conquistadors, thật rất đúng. Theo ước lượng có đến 800 thuyền tầu và hơn 10.000 người đi biển đã để lại mạng sống nơi vùng nước khắc nghiệt này.

Đến thế kỷ sau với đoàn xe hỏa transcontinental trên Bắc Mỹ, nhất là Panama canal của Trung Mỹ nối liền 2 đại dương, cho thông thương an toàn và nhanh chóng, đã làm giảm rất nhiều số lượng tầu thuyền trên vùng cực Nam Cape Horn.
Mũi Sừng vào mùa an biển lặng -rất tương đối- vẫn đón tiếp nhiều chuyến du thuyền theo sóng nước vòng quanh Châu Mỹ La-tinh, cho khách xa tìm cảm giác lạ nơi điểm huyền thoại. Cabo de Hornos cũng là vùng cho các cuộc tranh tài thuyền buồm giải vượt kỷ lục thế giới, cả những cuộc thử thách solo của bao mơ ước được sống những phút trực diện với Cape Horn, trên bềnh bồng trôi nổi giữa sóng gió 3 đại dương.

Cuộc xuyên Mũi Sừng Cape Horn của các nhà hàng hải hay những người yêu thích sóng nước, luôn được xem là chuyến đi tối thượng, điểm chinh phục cuối cùng. Như ngọn đỉnh huyền thoại Everest với những nhà thám hiểm núi cao.

ha_capehorn_img_4508-large-contentha_capehorn_amerique_du_sud_2009_334-large-content
 


Riêng gia đình Huyền Anh thì một lần nghe người bạn, vốn thuộc binh chủng Hải Quân ngày trước, kể ước ao của anh là vượt Cape Horn. Để biết thôi chứ phong ba bão tố với anh là chuyện nhỏ mà. Các hiểm nguy sinh tử hay tên bay đạn lạc anh cũng nếm đủ mùi rồi, mà cũng là chuyện nhỏ luôn ! Vì có tuổi hưu trí nên anh chọn du thuyền. Và nỗi lòng chiến sĩ được kể như sau : 

".. Khi thuyền đến gần Cape Horn thì trời bỗng tối sập dù lúc ấy mới khoảng giữa trưa. Nghĩ là đang ở trên Đại Tây Dương thuộc lãnh thổ Argentina, chỉ còn khoảng cách hơn 100 cây số tại mũi đất tận cùng lục địa là sang đến Thái Bình Dương xứ Chile rồi, nên thấy vui với kinh nghiệm.. Sóng gió đã bắt đầu nổi mạnh từ sớm nhưng ai cũng hiểu thông lệ "Không làm rung chuyển tầu bè không phải là Cape Horn".

Khi thấy ẩn hiện thấp thoáng những ghềnh cao của rải rác các đảo đá thì sương mù chợt dâng lên lờ mờ rồi thêm dầy đặc. Thuyền trưởng thông báo trong loa là có nhiều điều ngoài sự dự đoán của tin khí tượng. Mọi người lúc đó hoặc thơ thẩn trong những phòng khách, phòng giải trí, hay ngồi nhìn qua cửa kính chiêm ngưỡng thiên nhiên.. Rồi gió càng lúc càng mạnh, sóng xô vỗ vào thân tầu ầm ầm, sóng tung cao đến nhiều tầng và cả chiếc tầu cũng lắc lư theo từng đợt sóng, có lúc nghiêng hẳn về một bên khiến vang lên tiếng hét thất thanh.. Ly tách rơi vỡ loảng xoảng, đồ vật kệ bàn lăn lóc, tung tóe.. Thuyền trưởng khuyên mọi người giữ bình tĩnh vì thuyền được thiết kế vững vàng để vượt qua hết những giông tố hiểm nguy..Bà vợ tôi có triệu chứng xây xẩm nặng, mặt mày nhợt nhạt rồi lảo đảo quay về phòng - như rất nhiều người khác. Cả mấy tiếng đồng hồ sau con tầu vẫn như chiếc lá giữa nguồn, chao đảo dập dình lên xuống theo nhịp độ hoảng loạn.. Ngoài khung kính chỉ thấy lờ mờ ánh sáng vàng vọt của ánh đèn tầu. Tiếng gió hú gào nghe rất rõ, sóng táp tới tận tầng cao nơi ban-công và cửa patio phòng chúng tôi, sóng đập đùng đùng. Vợ tôi thì thật tả tơi, mật xanh mật vàng.. Bên trong chiếc du thuyền thanh lịch, sao giống như đồng hoang cảnh vắng khi tôi lần bước ra ngòai. Các lối đi im lìm lặng lẽ, mọi phòng trà, dancing, casino, các phòng ăn chơi không thấy bóng dáng một ai. Thỉnh thoảng mới có một vài nhân viên xuất hiện, lao đao gượng gạo hỏi chúng tôi có giúp gì được ông không.. Nhưng tốt nhất là ông nên tìm chỗ nào ngồi yên ổn hay quay về phòng, xem ông mệt mỏi lắm rồi.. Đây ông cầm lấy túi nôn này !

Thuyền trưởng tiếp tục lên loa ân cần trấn an mọi người, bảo là ông có đầy đủ khả năng kiểm soát các tình huống, hiện giờ tầu đang chạy ngang và rất chậm, vòng vo giữa các đảo để tránh hiện tượng sóng gió quá bất ngờ. Và cứ như thế thật lâu nữa. Rồi chúng tôi cũng vượt qua được mũi đất Cape Horn, sang bờ bên kia khi trời đêm tối mịt, nơi có Thái Bình Dương hiền hòa. Ông thuyền trưởng lên tiếng mừng mọi người đã trải nghiệm cuộc vượt sóng để đời này. Ông cũng bầy tỏ là trong hơn 30 năm trên biển cả, nhất là đã bao lần ông chỉ huy du thuyền vượt Cape Horn rồi, nhưng cảnh biển dấy động nhiều như buổi hôm nay, thật chỉ có vài ba lần."

Huyền Anh nghe anh bạn tả mà chóng mặt quá, nhưng cũng rất tò mò rồi cho rằng không phải chuyến xuyên mũi cực Nam nào cũng long đong như vậy. Thế nên đã theo 2 chuyến transocean qua Cape Horn. Nỗi lòng người đi này chỉ thuộc dạng trung bình thôi.

ha_capehorn_amerique_du_sud_2009_326-large-contentha_capehorn_img_4538-large-content
 

Vòng qua Mũi Sừng, thuyền tầu nào cũng cần nhiều thời gian. Chuyến đi qua điểm tận địa lần đầu của gia đình Huyền Anh vào buổi trưa, giữa trời mây u ám mưa lất phất. Cũng có sóng gió dập dình nhưng mọi người có thể chờ lúc thuận tiện bước ra boong ngắm cảnh. Thế là thích quá, bèn chụp nhiều hình để về khoe anh chị bạn. Lần thứ hai làm lại chuyến "South America Crosssing" thì thật tơi bời lộng gió bốn phương. Trời tối xám và rét cắt da, mưa rơi biển động, sóng gió thét gào. Thuyền phải loanh quanh thật lâu giữa các đảo nhỏ tránh phong ba. Không ai dám bước ra ngoài vì những cơn gió lộng hất đẩy có thể làm ngã nhào. Vài người lấy hết can đảm chuẩn bị rồi 1,2,3 chạy vội ra boong, nhờ chụp tấm hình kỷ niệm chỉ vài giây dũng cảm tốc hành này !

ha_capehorn_amerique_du_sud_2009_316-large-contentha_capehorn_img_4528-large-content
  
 

** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** **
 

 Kênh đào Panama :

ha_panama_1-large-content


















Ngày nay, Trung Mỹ với kênh đào Panama nối liền 2 đại dương, tầu bè nhất là những thương thuyền, cargos khổng lồ nặng nề hàng hóa không cần thiết phải xuyên qua Cape Horn nữa. Một chuyến hải trình, từ New York đến San Francisco qua ngã Mũi Sừng phải mất 22.500 cây số. Xứ Panama với 77 cây số kênh đào, hàng năm đã giúp hơn 17.000 thuyền tầu chuyên chở đến 203 triệu tấn hàng hóa, thu ngắn biết bao gian nan, công sức cũng như phí tổn. Panama canal được xem là công trình kiến trúc vĩ đại nhất, là kỳ quan xây dựng dời đổi thiên nhiên quan trọng nhất của thế kỷ XX.

Mỗi cuộc xuyên kênh nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cần khoảng 9 tiếng. Và là một kinh nghiệm thật hay, hữu ích, nhiều thú vị giữa khung cảnh thật đặc biệt với cỏ cây xanh mướt, giữa các núi đồi và hồ nhân tạo, nhiều mực nước cao thấp, các thiết kế vô cùng quy mô, kỹ thuật ưu tú vững vàng. Thật vô cùng ngưỡng mộ.
 
 
 ha_panama-las_vegas_ha_054-large-contentha_panama_canal_file00385-large-content
 

 Thiết kế kênh đào Panama 

Chuyện tìm một đường nước cho thuận tiện thông thương đã được nghĩ đến từ nhiều thế kỷ trước. Nhưng đến năm 1880 Pháp mới bắt tay vào dự án thực hiện công trình xuyên qua vùng đất nằm ngang của xứ Panama, trong một cấu trúc khổng lồ và táo bạo nhất, như một thách thức để chế ngự thiên nhiên. Sau nhiều khó khăn và thất bại nặng nề về kỹ thuật, các chi phí, ngân sách, nhiều căn bệnh kỳ quái khiến nhân công chết như rạ.. - Pháp đành phải chịu thua, bỏ cuộc.

ha_panamacanal_file00258-large-contentha_panama_canal_file00278-large-contentha_panama_canal_file00255-large-content
 

Nước Mỹ nhận phần tiếp tục. Cũng với muôn ngàn thử thách cùng khăn khó, như mực nước của Pacific và Atlantic chênh lệch nhau, vùng đất dành cho công trình có quá nhiều hiểm họa và trắc trở.. Nhưng với trí tuệ và tay người, từ các đôi tay trần đến bàn tay điều khiển máy móc, mọi thành viên như đàn kiến miệt mài trên các công trường, giữa rừng hoang muỗi mòng, bùn lầy nước đọng, luôn đối mặt với bao hiểm họa khó ngờ. Họ đã san bằng và dời đổi các núi đồi. Đã soay chuyển nhiều dòng nước. Xây dựng lên 17 hồ nhân tạo mà hồ Gatun cao hơn mực nước biển đến 30 thước. Các thiết kế như máng rãnh, đường soi.. / dams, reservoirs, channels, chambers, locks.. được thành hình. Và, nhóm chuyên viên Mỹ đã thành công. Kênh đào Panama được trang trọng khánh thành năm 1914, sau hơn 30 năm gian nan sinh tử. Có khoảng 27.500 công nhân đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng kênh đào Panama.
 

ha_panama_2-large-contentha_panama-las_vegas_ha_030-large-contentha_panama_canal_file00412-large-contentha_panama_canal_file00296-large-content
 
ha_panama-las_vegas_ha_067-large-contentha_panama-las_vegas_ha_037-large-contentha_panama-las_vegas_ha_032-large-content

ha_panama-las_vegas_ha_058-large-contentha_panama-las_vegas_ha_054-large-contentha_panama-las_vegas_ha_040-large-content


Huyền Anh BTX 69
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn