Sri Jayawardenapura, t
hủ đô và cơ quan chính trị đầu não của đất nước,
là một
thành
phố hành chánh nhỏ với những con đường và các khu phố êm ả, thật khác với sức sống sôi động của một thủ đô kinh tế Colombo luôn ồn ào náo nhiệt. Bến cảng Colombo từ ngàn xưa đã có vị thế ở trên hải trình thương
mại cho các cuộc bán buôn đổi chác, nào các hàng tơ lụa, các thứ gia vị
vốn đắt và quý hơn vàng, nên được tiếp xúc với dân nhiều chủng tộc và đã lãnh hội
các nền văn hóa khác biệt, để lại dấu ấn đến nay qua những di tích từ đạo giáo cho đến các dinh thự và cơ sở của từng thời kỳ mà Sri Lanka mang ảnh hưởng.
Phố
xá, nhà cửa trên Colombo ngày nay có cách thiết kế xem chừng rất .. lung tung, những dẫy nhà to nhỏ giầu nghèo xen kẽ kiểu mặc kệ, sao cũng được (như nhiều khu phố ở Sài Gòn!) nên rất rối mắt. Những khu bình dân thì giống các xóm lao động bên nước mình, thật hỗn độn. Họ cũng có những
nơi mà nhà cửa
2 bên phố bị xén làm rộng đường, chỉ còn
trơ lại mỗi một phần cỏn con để sinh sống.. Nhưng sự sa hoa của khu trung tâm Sài Gòn những năm sau này thì thật vượt hẳn vài ba nước Á đông
còn nằm trong danh sách các xứ.. cần được thay đổi và nên tiến bộ của Liên Hiệp Quốc.
Du
khách đến Colombo hay dùng loại xe tuk-tuk 3 bánh, hay auto-rickshaws 4
bánh vừa đặc biệt lại vui, vòng vo thăm viếng phố phường, các khu thương mại sầm uất với các hàng quán đông đúc. Cảnh người bản xứ ngồi vỉa hè sì sụp ăn uống, xả rác,
nói cười la lối um sùm xem rất lạ mắt cho khách nước ngoài, camera sẵn sàng và không ngừng tay clik clik..
Do
2 thủ đô gần nhau nên các dinh thự như National Museum, City Hall, Railway Museum, , National Square, 100-year-old Clock Tower, Park & Royal Botanic Gardens rộng đẹp.. rất thu hút khách thăm. Colombo có nhiều giáo đường Thiên Chúa mang tên các thánh của người Bồ Đào Nha và Hòa Lan của một thời đô hộ,
cả các đền thờ Hồi giáo, Ấn Độ giáo.. Và dĩ nhiên với dân số 70% theo Phật đạo, biết bao nhiêu là chùa chiền, đền tháp, các tượng Phật lớn nhỏ
được xây dựng ở khắp nơi, từ ven hè, góc phố cho đến ở giữa những công viên thanh lịch, cho thấy tấm lòng sùng kính của người dân.
Đặc
biệt ngôi chùa Gangaramaya ở ngay khu trung tâm là 1 dẫy dinh thự. Sân chùa có người quản tượng và con voi biết đứng ngồi chắp 2 chân tung vòi gục gặc xá, có cây bồ đề chiết
nhánh qua nhiều đời từ cây chính bên xứ Ấn Độ nay không còn nữa. Có cư sá tịnh độ, phòng thiền, nhiều nhà sư áo vàng áo nâu đón chào khách vãng
lai. Các điện thờ với nhiều hình họa và tượng Phật chói ngời ánh vàng,
dát châu ngọc thật lộng lẫy. Nhất là chùa có cơ duyên được Xá Lợi và tóc Phật. Ngọc Xá Lợi Phật rất hiếm, Huyền Anh nghe các bạn ở Montreal kể là để được chiêm ngưỡng Xá Lợi, các anh chị đã phải chen chúc, đứng hàng dài chờ đợi rất lâu rồi mới được đi ngang qua ngắm nhanh cùng chắp tay bái lạy, nhân dịp một ngôi chùa tại Montreal được cung nghinh Phật ngọc. Thế mà chuyến thăm Colombo qua, cả tây lẫn ta được "tùy duyên" đến
thăm chùa vào buổi sớm, thong thả viếng cảnh, cả một căn chính điện thênh thang
rực rỡ trân châu bảo ngọc dâng cúng từ những Phật tử khắp miền, rồi được đứng ngắm ngọc Xá Lợi,
cả một tháp cao đựng tóc Phật.
Tiện
đây cũng xin .. du ký và báo cáo luôn là Huyền Anh nhân chuyến thăm Miến
Điện/Myanmar đã được viếng bảo tháp Răng Phật
và biết bao đền chùa vĩ đại, được tô vàng dát ngọc rất rực rỡ, nổi danh
thế giới. Vốn theo Công giáo của thân mẫu, trong cuộc kết hợp "lương và
giáo" của song thân. Trước khi vào BTX ban C thì H.A học trường các soeurs
Regina
Pacis Sàigòn, nhưng từ bé lại hay được bà nội dẫn đi chùa và cho ăn chay ngày rằm, mồng một. Là tín đồ nên H.A đã viếng Đất Thánh Israel và
những nơi chốn hành hương hiển linh của đạo giáo Đức Chúa
Trời. Nhưng với cách suy nghĩ riêng, Huyền Anh thấy việc tìm hiểu các tín ngưỡng khác, cả kính viếng những nơi chốn linh thiêng của Phật đạo thật là một niềm vui, vô cùng hữu ích, vì nhất định điều này sẽ mở rộng tầm nhìn, giúp cho trí óc thêm thoáng đạt. Biết đạo giáo của mình là điều tốt đẹp, biết mình chỉ là một, nhưng biết người mới thật vạn năng.
*
Kelaniya Raja Maha Vihara Temples cách Columbo khoảng 10 cây số,
được truyền tụng như là thành phố cuối cùng trong 3
nơi chốn đã vinh hạnh được in dấu chân của đức
Phật khi ngài đến đây giảng pháp, vào khoảng 8 năm
trước khi nhập Niết Bàn. Kinh sách Sri Lanka còn ghi rõ
chỗ của một tòa tháp cũ tại Kelanya, nơi đức Phật
đã ngồi, mang triết lý và kinh nghiệm giác
ngộ của ngài truyền đạt đến chúng sinh. Ngày
nay nơi Phật tọa được đặt một bệ thờ
chạm khắc ngọc ngà châu báu, và khu vực Kelaniya
Raja Maha Vihara được tô điểm thêm nhiều chùa và tháp cao, với hình minh họa các cảnh giới tươi đẹp cùng nhiều tượng Phật theo những giai đoạn
của cuộc đời tu hành và rao giảng triết lý của ngài.
Sri
Lanka là
một xứ sở đang trên đà phát triển, chính phủ luôn hãnh diện với nền giáo dục hoàn toàn miễn phí, nhiều trường sở và các viện đại học được tổ
chức chặt chẽ theo kiểu mẫu Anh quốc, và giới trẻ từ thành thị đến làng
thôn luôn được khuyến khích trau dồi kiến thức, học hỏi thêm các ngành chuyên, tạo nghề nghiệp vững vàng. Có đến 96% dân số Sri Lanka biết đọc
biết viết. Kinh tế Sri Lanka tùy thuộc nhiều vào một số tài nguyên thiên nhiên cùng nhiều ngành công nghiệp, nhất là nền kinh tế canh nông,
dùng đất đai mầu mỡ cho các đồn điền trà, café, cao su, mía.. và nhiều thứ cây gia vị mang xuất cảng. Các doanh nghiệp tư nhân cũng rất phát triển, về ngành truyền thông, ngân hàng, tin học.. Các hảng xưởng thuộc ngành thủ công, hàng
vải và may dệt cũng giúp nhiều nhân công có việc làm khả dĩ. Sri Lanka có mức thu thập trên tỉ số đầu người khá cao trên vùng nam Á đông. Trận tsunami năm 2005 đã gây nhiều thiệt hại và lấy đi sinh mạng của khoảng 30.000 người dân xứ này.