Qua đến năm 1798 dưới
thời vua Cảnh Thịnh, đã có sắc lịnh cấm đoán những nhà truyền giáo Tây phương cùng các tín đồ quảng bá đạo Thiên Chúa. Nguyên nhân là do có dính dáng tới ngài giám mục Bá Đa Lộc và vua Gia Long. (*Ngài giám mục Bá Đa Lộc, còn gọi là Cha Cả, nguyên tên Pháp Georges Pigneau de Behaine, 1741-1799, vốn được nhà Nguyễn Vương, Nguyễn Phúc Ánh trọng dụng trong việc giúp dành lại quyền lực từ tay nhà Sơn Tây vào cuối thế kỷ 18). Từ Phú
Xuân, vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn ra chiếu chỉ hạ lệnh bách đạo thật gắt
gao trên toàn quốc. Quân lính bèn đua nhau truy nã người Công giáo để bắt bớ, giam cầm hành hạ và cả tàn sát. Để tránh cơn ruồng bách ác liệt ấy, các giáo hữu thuộc tỉnh Quảng Trị đã cùng nhau chạy trốn vào một nơi hẻo lánh cách xa tỉnh thành. Đây là miền rừng hoang độc địa nên họ hy vọng quan quân không tìm đến. Dầu vậy đêm ngày các giáo dân vẫn hồi hộp lo sợ bị tầm nã, sợ thú dữ rừng hoang và nhiều thứ muỗi mòng gây bịnh tật.. Do phần cơm ăn áo mặc không đủ, lại gặp chốn nước độc, khí hư nên nhiều người lâm bệnh trầm kha,
thiếu thốn trăm bề, tình cảnh thực vô vàn khổ cực. Trong cơn nguy nàn ấy mọi người chỉ còn biết trông cậy vào Chúa và Đức Mẹ, nên họ luôn cùng nhau tụ họp trên bãi cỏ bên một cội cây già đọc kinh lần hạt kêu xin, mong Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp chở che, như một người mẹ nhân từ trước đàn con khốn khổ.
Một hôm, trong lúc nhóm người
bơ bơ đang tha thiết cầu kinh thì Đức Mẹ Maria bỗng xuất hiện giữa một vầng hào quang chói lọi. Mẹ mặc Việt phục, vai khoác áo quàng trắng tay bồng Chúa Hài Đồng, có hai thiên thần cầm đèn chầu hầu cận. Thần thái Mẹ hiền hậu, giản dị mà trang nghiêm, lộng lẫy nhưng thật nhân từ. Do thấy con cái giữ lòng trung nghĩa cùng Chúa dù đang lâm cảnh khốn cùng, Mẹ nhân lành động lòng thương xót, hạ
xuống đứng bên cây gần nơi tín hữu đang cầu nguyện. Đức Mẹ âu yếm, an
ủi mọi người nên yên lòng chịu khó cho qua cơn nguy nàn, và khuyên các giáo dân hết lòng tin tưởng cũng như siêng năng lần tràng hạt Mân Côi. Mẹ hứa sẽ che chở họ cho tai qua nạn
khỏi. Đức Mẹ cũng dặn họ hái những loại cây lá quanh đó nấu nước uống sẽ mang lại nhiều sự tốt lành.
Sau
đó, Đức Mẹ hiện ra lần thứ hai giữa các thiên thần, để thăm hỏi khuyến khích cùng chỉ dẫn thêm cho giáo dân là nên lấy lá của cây vằng để thoa bóp, nấu nước uống khi ốm đau, và dùng mọi thứ hạt, hoa quả sẵn trong rừng cho đỡ đói lòng. Lạ
thay, khi nghe theo lời Đức Mẹ thì các bệnh nhân đều bình phục, và cả
người già lẫn trẻ nhỏ đều thêm vững lòng, không còn thấy thiếu thốn, khổ đau như trước. Ai cũng hiểu là Mẹ đã truyền phép mầu vào đám cỏ cây
ở khắp chung quanh..
Đức Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy, cùng
để lại cho tín hữu sứ điệp "Các
con hãy tin tưởng, cam lòng chịu khổ, Mẹ đã nhận lời các con khẩn cầu. Từ nay về sau ai đến cầu xin với Mẹ nơi đây, sẽ được Mẹ ban cho như ý sở nguyện".
"
Đó là điều các bậc tiền nhân miền trung Việt luôn loan truyền qua nhiều thế hệ, để luôn giữ vững lòng thành tín cho đến ngày nay. Nên theo đức tin qua nhiều ơn lành linh hiển, người người lương giáo mọi nơi cùng các đoàn thể tín hữu, các cộng đồng Công giáo trên khắp các phương trời vẫn cùng nhau hội tụ
về La Vang để hành hương cầu nguyện. Và Đức Mẹ đã giữ lời hứa, ban nhiều ơn phúc phần
hồn, phần xác".
Động Phong Nha, trong khu vực Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Động Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản Thế giới thứ 5 được UNESCO chính thức công nhận tại Việt Nam.
Nằm trên địa phận huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một phần của khu vực núi đá vôi xưa cổ nhất ở châu Á, nơi ngưng đọng những giá trị đặc biệt về sự hình thành và phát triển của
trái đất. Hệ thống hang động tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng được tác dạng do những kiến tạo địa chất xảy
ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây hơn 400 triệu năm. Trải qua các thời kỳ kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, cùng
các phối tảng và uốn nếp đã liên tục tạo dựng ra các dãy núi trùng điệp, đóng vai trò như nguyên nhân để phát triển tính đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo thật tuyệt vời và kỳ thú cho các hang động. Đồng thời nơi đây có nhiều giá trị
đặc hữu về đa dạng sinh học với các loài thực vật và động vật quý hiếm.
Khu vực này cũng là trung tâm du lịch văn hoá lớn với hệ thống hang động và dòng sông ngầm dài nổi tiếng, đặc biệt là khu động Phong Nha.

Dọc theo sông Son dẫn đến động Phong Nha là miên man những dẫy đá vôi và nhiều hang động chưa từng in dấu chân người
|
Động
Phong Nha dài 7.7 km, có dòng sông ngầm 14 km chẩy giữa nhiều khối đá muôn hình vạn trạng, cùng các măng đá và thạch nhũ đẹp lung linh kỳ ảo, rất cuốn hút mắt nhìn. Từ phía trên, nhũ đá nhỏ
xuống
trông như những giọt sương khổng lồ
đang tan chảy. Các hầm động đá Phong Nha nằm trên khu vực với diện tích 860 km2, trong quần thể Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có tổng diện tích lên đến hơn 2000 km2. Đặc trưng của khu
vườn quốc gia là những vùng đá vôi nhiệt đới cổ đại qua những kiến tạo đặc biệt, thuộc dạng karst hàng trăm triệu năm tuổi, đặc biệt rộng lớn và có giá trị nhất ở vùng Đông Nam Á và trên thế giới, cũng như trở thành một điểm du lịch mới, rất được yêu thích bởi du khách trong và ngoài nước. Theo những khám phá, các
nhà thám hiểm đến từ Anh ghi nhận được thêm 39 hang động với chiều dài
17 km trong hệ thống Vườn, nâng tổng số hang động tại khu vực
Phong Nha - Kẻ Bàng lên 300. Trong
vòng 24 năm qua, tổng chiều dài các hang động được khảo sát vào khoảng 200 km. Phong Nha - Kẻ Bàng được xem là hệ thống hang động quan trọng mang nét đẹp rất đặc biệt, vô cùng nổi trội, với dòng sông ngầm dài bậc
nhất của khu vực và trên toàn cầu.
Khung cảnh làng thôn bình dị, tươi đẹp mộc mạc với những mái nhà đơn sơ, tháp cao giáo đường, rặng tre xanh, khói chiều..
Nếu động
khô Thiên Đường nằm sâu dưới mặt đất của một dẫy thênh thang các động đá, mà các nhà chuyên môn vẫn tiếp tục khám phá với nhiều ngạc
nhiên thích thú, là món quà tặng từ thiên nhiên thật quá đỗi tuyệt vời.. Thì, động nước Phong Nha nằm ẩn mình trên mặt nước trong một hốc của dẫy núi đá xanh được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới, đã trở nên nổi tiếng bởi sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất này một hệ thống hang động thật lộng lẫy với con
sông ngầm dài, mà
khách thăm phải dùng thuyền nhỏ theo dọc sông Son xinh tươi, có làn nước trong cho thấy từng đàn cá nhởn nhơ bơi lội.. Được ngắm cảnh đẹp của làng thôn mang đậm nét hồn quê Việt, những mái tranh, lũy tre làng, khói chiều vương tỏa.. giữa trùng điệp bao rặng núi cao lẫn trong
rừng cây xanh bát ngát, đẹp tựa một bức tranh "sơn kỳ thủy tú" khổng lồ, dẫn đến cửa động.
Rồi
nhẹ nhàng thuyền lướt vào trong động tối, theo dòng nước
quanh co, cho khách mê mẩn ngắm hai bên thành đá với những trần cao và
bao góc cạnh, tác tạo nên những hình dạng và mầu sắc đẹp đến lạ lùng, điểm tô bởi muôn vạn măng
đá cùng các khối nhũ thạch kỳ quan làm ngơ ngẩn mắt nhìn. Các phiến thạch nhũ như được treo, mọc, trồi ra từ những tường vách, hốc hố trong
lòng động núi, được rọi sáng lung linh qua ánh điện dịu mầu, là kiệt tác của hóa công từ nhiều trăm triệu năm trước, làm mọi người chỉ biết thốt lên lời trầm trồ và suýt soa khen ngợi.
Trong động có những đụn cồn cát, cho khách rời thuyền rảo bước giữa những kỳ quan mang hình dạng và sắc mầu tuyệt hảo
Những tảng thạch nhũ mang hình thể ngộ nghĩnh cho nhiều tên đặt, cả xem giống như những khối san hô trong lòng biển rộng
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, nổi bật nhất là hổ và bó tót -loài bò rừng lớn nhất thế giới, và 302 loài chim muông, trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và 19 loài trong Sách Đỏ thế giới. Cùng rất nhiều loài bò sát, lắm loại cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam. 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la..
Phong
Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới. Đến thăm các hang động của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mọi người đều có cảm giác thật lý thú, thư thái và dễ
chịu. Những ngày tháng
nóng, khi ở ngoài oi bức cái nắng Quảng Bình hun đốt nhưng khi vào động nhiệt độ trở thành mát mẻ, thanh thoát..
Thạch nhũ và măng đá trong hang động Phong Nha
Năm vừa qua, đoàn thám hiểm hang động của Hiệp hội Hang
động Hoàng gia Anh đã tìm thấy thêm 41 hang động mới tại vùng lõi di
sản Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong số này, có hang động sâu nhất Việt Nam ở
một hố sụt 320m,
được gọi là Hang Kỳ, dưới đáy hố sụt là một động khổng lồ, cao khoảng 50m, có chiều dài 4 km. Tổng cộng chiều dài của 41 hang động mới phát hiện được khoảng 20 km.
** ** **