Guyane Française, Hải đảo ngục tù

21 Tháng Hai 201712:16 CH(Xem: 3852)

Guyane  Française,  Hải đảo ngục tù
 
La Guyane, et sa capitale Cayenne ici en vue aérienne, sont paralysées depuis une semaine par un mouvement social de grande ampleur.
                         * Hình từ Internet: thủ đô Cayenne của La Guyane
 và 3 đảo ngục tù
 
IMG_2994       IMG_2969        IMG_2934

Cuộc trốn đông của đôi cánh chim di qua 3 chuyến thuyền, sau khi ngang dọc xuyên biển Caribbean với nhiều thành phố đảo xinh tươi và Trung Mỹ, để tiến vào hải phận Nam Mỹ, mở đầu chuyến thăm Brazil và "Amazon Discovery" với một DOM français -quận bang hải ngoại thuộc Pháp, là Guyane française /French Guiana qua Les Îles du Salut, gồm 3 đảo có nguồn gốc núi lửa: Île Royale, Île du Diable, Île St-Joseph, nằm theo hình tam giác cạnh nhau, chỉ cách đất liền 15km.  Riêng La Guyane française trên lục địa là một vùng đất nhiều rừng xanh đồi núi hướng ra Atlantic với thủ đô Cayenne, có diện tích 86.504 km2 và 226.000 cư dân.
 
       IMG_2992        IMG_2936       IMG_2949 

Năm 1763, vương quyền Pháp thua Trận chiến 7 năm cùng hoàng gia Anh, để mất Canada và nhiều thuộc địa, nên cho là nếu Anh Quốc thống lĩnh được Bắc Mỹ thì Pháp phải chiến đấu sao cho làm chủ được tình hình trên vùng Nam Mỹ.  Theo suy tính này, Pháp đã ào ạt mang hơn 3000 dân quân sang thiết lập nhà cửa trên thuộc địa Guyane, nhất là ở các đảo gần bên do thuận tiện đường nước.. Nhưng kết quả lại là một thất bại, do cả 3 đảo đều hoang sơ, khí hậu khô cằn, nhiều muỗi mòng độc hại, hoàn toàn không là môi trường sinh sống thích hạp cho gia đình, phụ nữ, nhất là trẻ nhỏ bị ngã bịnh chết rất nhiều.
         IMG_5572       IMG_2971      IMG_2996   

Vì muốn tiếp tục xử dụng đảo xa, và do các nhà tù trên nước nhà đều quá đông  đúc, vương quyền Pháp quyết định đầy sang 3 đảo của Guyane những phần tử chống đối, làm gián điệp hay gây tội phạm nặng, gồm cả nhiều nhà cách mạng Việt Nam -sau bản án tử hình hay làm phu chèo trong hầm chiến thuyền trên biển rộng. Cũng bị gởi thêm lên đảo là những người vương bịnh phong cùi.

IMG_2960     IMG_2962       IMG_3009      IMG_2984       

Tội nhân bị án dưới 8 năm còn có hy vọng ngày về.  Án trên 8 năm là biệt xứ, khi mãn hạn phải ở lại sống và làm việc như thường dân trên đảo. Trong gần 70.000 tù nhân được gởi đến Les Îles du Salut, có 913 phụ nữ.  Tổng cộng chỉ khoảng 1000 người còn sống sót để hồi hương. Số còn lại đều dần mòn bỏ mình vì bao nghiệt ngã trong lao tù, phòng biệt lập, cũi sắt, chế độ ăn uống kham khổ, làm phu tù khai quang cây cỏ dại, đào xới rạch mương, bịnh hoạn không thuốc chữa..
 
IMG_2981      IMG_2975      IMG_2979

Các anh chị em thân hữu Trang nhà  Anhdao chắc đã biết đến quyển truyện nổi tiếng một thời Papillon, kể về cuộc vượt ngục hi hữu của tù nhân Pháp Henri Charrière, từ L'Île du Diable /Devil's Island, sau được cho lên màn ảnh với Steve McQueen và Dustin Hoffman.  Cuốn phim Papillon cũng rất thành công như sách, nhận được nhiều khen tặng khi đem chiếu khắp nơi, trở thành một phim đáng ghi nhớ của nghệ thuật thứ 7.

IMG_3005     IMG_2955   IMG_2952    IMG_3037 

Những tù nhân thiệt mạng hay bị kết án tử hình dưới máy chém La Guillotine đều bị mang ra khơi cho cá mập -v
ốn đầy rẫy trên sóng nước. Nhiều tù nhân đã tìm cách vượt ngục, nhưng đều bất thành từ nhiều rào cản và dưới họng súng lính canh. Chỉ có 7 tội phạm đào thoát thành công, nổi tiếng nhất là Henri Charrière, tự Papillon, do hình bướm xâm trên ngực.


IMG_2974     IMG_2973     IMG_2978

Papillon bị giam năm 1932 trên đảo lớn nhất Île Royale, là tổng hành dinh cai quản 3 hải đảo ngục tù.  Do tính khí ngang tàng, nhiều lần chống đối và hành hung bạn tù lẫn cai ngục, thêm vài cuộc đào tẩu thất bại nên bị đem biệt giam ở  Île du Diable /Devil's Island.  Papillon -hay tù nhân nào khó trị, bị giam trong căn ngục nhỏ tối đen ẩm thấp dưới hầm đất liên tục trong vòng 3 hay 6 tháng, với một sô trong góc cho nhu cầu, chỉ len lỏi vài vệt sáng mặt trời từ một khe hẹp -tránh cho tù nhân bị mù, 2 ngày trên 3 mới được phát một mẩu bánh khô và lon nước.. Ngoài ra còn Île St-Joseph, hải đảo im lặng đến hãi hùng, do mọi tiếng động từ bất cứ ai đều bị cấm.  Sau khi mãn án năm 1944, Papillon dùng bao tải chứa đầy dừa khô trốn khỏi đảo, lao mình xuống biển từ một ghềnh đá cao.. Và thành công, như được kể trong truyện và phim.


IMG_3008  IMG_5560  IMG_3035                
 
Ngày trước các cường quốc đô hộ thường dùng đảo thuộc địa làm nơi giam cầm. Như Pháp đã gởi đến 35.000 tù nhân sang Nouvelle Calédonie, rồi Algérie, Madagascar, Maroc, hay La Réunion cho nhiều vua quan nước Việt. Và mấy ai không biết đến đảo Alcatraz, hoặc Robben và Saint Helena mà Nelson Mandela và Napoléon Bonaparte đã ghi tên trên sử sách.  Nay, 3 hải đảo ngục tù xưa đã ít nhiều thành hoang phế, nơi sống trong vài mươi nóc nhà khang trang của những nhân viên có nhiệm vụ bảo tồn cảnh quan, thay phiên nhau đến từ thủ đô Cayenne.  Chứng tích lịch sử quan trọng của La Guyane française vẫn đón nhiều khách thăm đa phần đến từ Pháp, hay qua những chuyến du thuyền. Vùng biển đảo nơi đây từ nhiều năm qua được Pháp dùng làm European Space Center, phóng thành công vệ tinh Géostationnaire Satellite Ariane-5.

 
      IMG_3012      IMG_3006    IMG_3016     IMG_3013 
 
FullSizeRender    IMG_3019    IMG_2995        
Lần từng bước trên những lối mòn gập ghềnh đất đá sỏi dẫn lên ngọn đồi cao, xanh rậm cây cành cổ thụ và từng hàng dừa thẳng vút, thỉnh thoảng gặp lũ khỉ chí choé nhẩy nhót chuyền cành, hay con aguiti ngộ nghĩnh chạy nhanh như thỏ..  Khách xa đều thốt tiếng ngậm ngùi trước những hoang tàn suy sụp, bao vết tích hãi hùng như gông cùm, xích móc, chuồng sắt, ngục sâu dưới lòng đất đen cho tù nhân hung hãn..  Thấy những bờ tường vôi ẩm mốc còn in rõ nét vẽ cảnh đáng sợ của các trừng phạt, hay dòng chữ hận thù.. Một căn phòng bảo tàng giữ tài liệu, hình ảnh và chứng tích kinh dị xưa cũng rất gây ấn tượng cho khách vãng lai.
* French Guiana là chuyện ngày cũ, nhưng thật đáng ngại khi theo tin tức truyền thông, được biết những nhà tù kiểu này vẫn còn nhan nhản trên nhiều quốc gia thuộc vùng Trung Đông, Á Đông, Phi châu.  
 
* Huyền Anh, BTX-69
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn