Vương Quốc Kampuchea - Đền Angkor

29 Tháng Sáu 20208:13 CH(Xem: 2782)

Vương Quốc Kampuchea -  Đền Angkor 

Vương quốc Cam Bốt / Kampuchea, Kambuja hay Khmer có nguồn gốc lập thành năm 802, sau khi vua Jayavarman ll thu phục được nhiều tiểu quốc Khmer thuộc vương quốc Chenla, từng luôn gây chiến với nhau. Tên Khmer có nguồn từ Srok Khmer /Đất nước của dân tộc Khmer, qua lịch sử của bộ tộc hùng mạnh nhất vùng để thành vương quốc, rồi đế quốc. Theo thời gian và ảnh hưởng cùng tôn giáo từ Ấn Độ , đế quốc Kambuja-Khmer vào đầu thế kỳ 11 đã rất lẫy lừng, có ảnh hưởng lớn mạnh trên toàn phần đất Đông Dương gồm các nước Việt Nam, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai  đến tận thế kỷ 14.  Sau nhiều biến chuyển thời cuộc, Vương quốc Cam Bốt thoát cảnh thuộc địa để giành độc lập từ nước Pháp năm 1953, khi cuộc Chiến tranh Đông Dương chấm dứt, với vua Norodom Sihanouk.  Ngày nay, Vương quốc Khmer theo thể chế Quân chủ Lập hiến, vua Sihamoni Sihanouk sinh năm 1953, kế vị vua cha Norodom năm 2004, với Thủ tướng Hun Sen điều hành quốc gia, mang ảnh hưởng nhiều từ Trung Hoa. Gần 16 triệu dân sống trên diện tích 181.035 km2 -gồm 90% dân bản tộc Khmer và 30 bộ tộc thiểu số vùng cao nguyên, người Việt Nam được khoảng 5% tồng số, rồi đến cộng đồng Hoa kiều và người Chăm.  Thủ đô Phnom Penh nhộn nhịp sức sống, ẩn hiện mầu tươi sắc vàng ngời sáng của những nóc mái cong duyên dáng bao chùa xưa tháp cổ.  Phật Giáo phái Theravada là quốc đạo được sùng kính bởi 96% dân số, cùng khoảng 2% dân thuộc cộng đồng người Chăm là  tín đồ Hồi giáo, và 1% theo Kitô giáo.

   IMG_3848     IMG_2141     IMG_2099     IMG_2095 

Nỗi đau xót nhất của lịch sử Vương quốc chùa tháp hiền hòa là vào tháng 4 năm 1975, quân Khmer Đỏ /Khmer Krahom với thủ lĩnh Pol Pot cùng đoàn q
uân tàn bạo đã tiến vào thủ đô Phnom Penh, chiếm quyền cai trị để áp đặt chế độ độc tài cộng sản. Họ cho lịnh đóng cửa thủ đô và các thành phố lớn nhỏ, xua đuổi toàn dân Cam Bốt vào những năm đầy khủng hoảng và đen tối đến cùng cực, trên các vùng rừng thưa hay đồng bằng lẫn núi đồi thênh thang hoang dại, theo cuộc sống trong một xã hội nông nghiệp chân lấm tay bùn mới, với những nhà tù, pháp trường, công trường lao động tập thể.. Theo ước tính, chỉ trong gần 4 năm mà có từ 1.3 đến hơn 2 triệu nạn nhân trên tổng dân số khoảng 7.8 triệu, phải bỏ mình qua các cuộc thanh trừng, diệt chủng, đói khổ, bệnh tật.. Nạn nhân đa phần thuộc giới trường già, trí thức, có chút của cải, hoặc dân chống đối.. đều bị mau chóng tàn sát tập thể, cho thây người vương vãi và xương trắng phủ khắp những phần đất lưu đầy.. Qua các tin thời sự, tài liệu, phim màn ảnh như  Những cánh đồng chết, The Killing Fields, A Cambodian Odyssey, Swimming to Cambodia.. -hay năm 2017 tài tử Angelina Jolie cho ra mắt cuốn phim kết án  First They Killed My Father, bầy tỏ tình yêu và niềm cảm thông với dân tộc của cậu con trai mà cô nhận nuôi từ một cô nhi viện Cam Bốt, nhắc nhở cho toàn thế giới thấy phần nào mức thê thảm mà dân chúng của Vương quốc Chùa tháp phải hứng chịu từ 1975-1979 hay "3 năm 8 tháng 20 ngày"Quân đội Việt Nam từng được điều động sang can thiệp ngắn hạn vào cuối năm 1978.. Và khi rút quân đã có khoảng 300.000 người Khmers ùa ạt bỏ xứ theo chân quân lính Việt về bên kia biên giới, sống vất vưởng trên những khu tạm trú màn trời chiếu đất dài đến 30 cây số.. Để quân Khmer Đỏ ra tay trả thù với chiến dịch tận diệt những người gốc Việt trên Cam Bốt, khiến số nạn nhân lên đến trên dưới 200.000.  Và tài liệu báo chí Việt Nam ta cũng cho biết là ".. Ngày 18/4/1978  quân Khmer Đỏ tràn vào xã Ba Chúc thuộc tỉnh An Giang. Trong 11 ngày đêm, chúng thẳng tay tàn sát dã man hơn 3000 người, dìm Ba Chúc trong biển máu với vô vàn hình thức giết người man rợ như thời trung cổ..".  Dạo ấy, Việt Nam được hỗ trợ mạnh mẽ từ nước Nga, để có thể đối phó khi cần cùng Cam Bốt của nhóm Khmer Đỏ với Pol Pot, Khieu Samphan, Ta Mok.. phò Trung Quốc.  Mãi đến sau những năm 1980, nhiều thỏa hiệp giữa quốc vương Norodom Sihanouk đang tị nạn chính trị bên Đại Hàn và nhóm cầm quyển Khmer Đỏ, bị phản ứng gay gắt từ dư luận quốc tế khi nhiều sự thật kinh hoàng dần được phơi bày.. Rồi liên hệ giữa nhiều cường quốc trời Âu và Mỹ đối với Trung Hoa và Nga cũng bớt căng thẳng..  Vào năm 1993, Quốc Hội Khmer bỏ phiếu tái lập vương quyền qua vua Norodom Sihanouk, giúp Vương quốc chùa tháp dần ổn định, tuy vua phải chấp nhận sự có mặt của tàn dư nhóm Khmer Đỏ qua Tổ chức Angkar /OrganizationĐảng.  Bao vết thương cay nghiệt cũng được người dân dần cất vào những trang sử đen tối, để tiến đến những ngày mai tươi sáng, khi ảnh hưởng của Khmer Đỏ lẫn Angkar hoàn toàn bị xóa sổ vào tháng 12/1999. Các cựu thủ lĩnh còn sống sót đều bị truy bắt và đưa ra xét xử.  *Nguồn từ báo mạng và Wikipedia.
 
  
      IMG_3280      IMG_3370      IMG_3377
                *Thăm Viện Bảo Tàng Chiến Tranh tại Siem Reap với Đài Tưởng Niệm và bao kỷ vật, hình ảnh, tài liệu..
                                           *Ban nhạc với các nạn nhân chiến cuộc, đều mất đi một phần thân thể..

Nông nghiệp nay vẫn là cơ bản của nền kinh tế Vương quốc Khmer, từ năng lực của 57% tổng số dân và là 33.4% tổng sản phẩm nội địa. Một số lượng dầu hỏa và khí gaz được tìm thấy trên hải phận, ngành may mặc và du lịch là hai yếu tố quan trọng giúp người dân có thêm công ăn việc làm, nhưng Cam Bốt vẫn thuộc dạng xứ sở với đến hơn 30% dân số phải sống trong cảnh vô cùng nghèo khó, tự lực cánh sinh trong một đất nước mà mọi hệ thống nền tảng xã hội luôn bấp bênh, thiếu hụt. Mức bình quân thu nhập PIB /theo tổng sản lượng và tỉ lệ đầu người của Cam Bốt chỉ được US$1512 /*người /*năm, dưới nhiều nước bạn quanh vùng, hay chỉ hơn nhiều xứ sở rất  kém phát triển của Châu Phi.  *Thêm vài chi tiết về sự chênh lệch, như PIP của cư dân công quốc Monaco đứng nhất bảng với $166.726, Thụy Sĩ $82.839, Qatar $69.026, 
Singapore $64.528, Mỹ $62.642, Úc $57.305, Canada $46.125,   Anh $42.491, Pháp $41.464, Nhật $39.287,  Đại Hàn 31.363, Nga $11.289, Thái Lan $7274, Philippines $3103, Lào $2568, Việt Nam $2564,  Ấn Độ $2016, Miến Điện $1326, Afghanistan $521, Niger $412, Sudan $283...  *Tài liệu từ planificateur.a-contresens.net
 
 
          IMG_3359       IMG_3244       IMG_3358     

Du khách đến Cam Bốt đa phần để viếng Prasat Angkor Wat / Thành phố đền tháp Angkor, gần tỉnh Siem Reap và Tonle Sap /Biển Hồ.  Angkor Wat, một tổng thể gồm trên 1000 đền đài, tháp cổ theo kiến trúc Ấn Độ giáo quan trọng và to rộng hàng đầu thế giới, và Tổ chức UNESCO chính thức công nhận 
là một trong những kỳ tích rất quý hiếm của nhân loại.  Được khởi công từ đầu thế kỷ 12 dưới thời vua khmer Suryavarman, trên một vùng đất rộng gần thủ đô Yasodharapura, dùng làm đền thờ cho hoàng tộc cũng như lăng mộ hoàng gia. Sau, do một thời hạn hán kéo dài, nhất là khi các vua Khmer thua trận bởi hoàng gia nước Chăm, là thù địch lâu đời luôn mang quân gây chiến trận, phải rời bỏ thủ đô Yasodharapura và các đền đài quý báu, về trú ẩn và lập đô mới tại Phnom Penh cách xa  200 km, khiến Angkor Wat dần chìm vào quên lãng..
 
      IMG_3379    IMG_3374    IMG_3373 
      
Mãi đến năm 1860, nhà thám hiểm Đông Dương người Pháp Henri Mouhot khi lạc bước vào khu rừng hoang nhiệt đới thênh thang to rộng đến 400 km2, đã thật ngỡ ngàng khi khám phá ra một phần của quần thể kiến trúc thuộc thời Trung cổ Á Đông này, với biết bao đền tháp tuyệt vời, cùng ngang dọc các dinh điện với nhiều hành lang dài chạm khắc thật mỹ miều, lắm mảnh tường phù điêu rất tinh tế.. trong tình trạng suy sụp, bị che khuất bởi rậm rạp cỏ cây và muôn ngàn đại thụ, nhuốm màu rêu phủ.. Là chứng tích của một nền văn hóa và mỹ thuật cao đỉnh, như Thành phố Đá đỏ Petra The Lost city of stone được Johann Ludwig Burckhardt, cũng vô tình phát hiện năm 1812 giữa thênh thang sa mạc Vương quốc Jordan. Sau, đa phần nhờ sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn Di tích Lịch sử Thế giới UNESCO, cùng sự góp tay của nhiều xứ sở giầu mạnh yêu chuộng nền văn hóa cổ, cho Angkor Wat thoát bụi thời gian, tên ghi trên bản đồ thế giới khi dần tìm lại nét huy hoàng cũ. Hình ảnh bảo quốc Angkor Wat được dùng làm biểu tượng của Vương quốc chùa tháp Cam Bốt trên quốc kỳ. 
 
IMG_3266       IMG_3269      IMG_3267 
                      *Đền Hoàng Cung / Prerup Royal Temple và những tháp với đỉnh tròn trịa tạc khắc rất công phu.
                                           Có những tầng bậc rất cao và nhiều sân thượng, hành lang dài rộng..
                                                               *
Đền Đế Thiên - Angkor Wat,  Angkor từ tiếng Phạn /Sanskrit mang nghĩa thành phố, hoàng cung, và Wat = đền, chùa. Người Khmer đặt tên Angkor Wat  Angkor Thom để phân biệt hai khu vực chính thiết kế theo kiểu dạng các đền thờ xứ Ấn, và cũng là tên của 2 trong nhiều ngôi đền nổi danh nhất quần thể.  Angkor Wat, đền Hoàng cung hay Đế Thiên do nét vĩ đại của các kiến trúc, được bảo trì tốt đẹp nhất, mà từ gần ngàn năm trước đã là chốn phát huy đạo giáo quan trọng, khởi thủy với Ấn Độ giáo Hindu tôn thờ đấng Vishnu, cho Angkor Wat danh tặng là ngôi đền Hindu lớn nhất thế giới. Theo thời gian và lòng thành tín trong đời sống văn hóa cũng như tâm linh của người dân Khmer, Phật giáo ngày càng phát triển mạnh để có vị trí quan trọng, và đền Angkor càng thêm thấm nhuần sắc mầu Phật đạo với nhiều hình tượng Đức Phật, để chính thức trở thành quốc giáo vào cuối thế kỷ 12, khi các công trình trên toàn khu vực được hoàn tất. 

    IMG_3263      IMG_3279      IMG_3238
                             *Phimeanakas và Prerup đều là những đền đài thuộc khu vực Dinh điện hoàng cung..
                                 Có những ngôi tháp nhỏ bị bao bọc bởi những chùm rễ đại thụ qua nhiều thế kỷ..

Đền Đế Thiên Angkor Wat rất thanh thoát và cân đối nằm giữa một hào và nhiều hồ nước đào trên khoảng sân rộng, sau bức cổ tường gìn giữ.  Đền chính có trung tâm
 thánh điện với một đỉnh tháp cao 62 thước tượng trưng cho ngọn núi Meru bên Ấn Độ, cùng 4 tháp phụ đỉnh nhỏ bao quanh, đều được dùng nhiều tảng sa thạch chồng chất rất khít khao và đá tổ ong màu xám, những nóc vòm tròn trịa đều được khắc chạm rất tinh tế. Từ cách sắp đặt đồng điệu hình chữ nhật, cho kết quả các tháp như được xây ở lẫn trong nhau, và tổng thể của đền Angkor với các tầng bậc và sân thượng đều giữ được vẻ hài hòa đẹp mắt.  
 
 
              
                          IMG_3256        IMG_3363       IMG_3281                                       
 
Rất được ưa chuộng, nhiều tượng thần thánh và chư Phật trên các các cổ tháp, cùng bao mảng tường phù điêu chạm nổi lớn và tuyệt đẹp hình các nàng tiên nữ nhà trời Apsara với đường nét uyển chuyển và các vòng nổi tròn trịa thật quyến rũ, biểu diễn vũ điệu Nghê Thường "Chỉ trên trời mới thấy, Nhân gian có thể mấy lần nghe ?" từng làm say đắm nhiều vị thần. Nay được khen tặng là "kỳ quan thứ tám của thế giới" cũng như được Tổ chức UNESCO ghi vào danh hạng Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.   

IMG_3367      IMG_3360     IMG_3379 
                                             * Angkor Thom  và các  đền Thommanon, Terrace of The Leper King
 
Đền Đế Thích - Angkor Thom,  hay Nokor Thom /Thành phố Lớn, đa phần được xây dựng trên một khu vực phẳng rộng, là chốn trang trọng dành để tôn thờ Phật và thần thánh theo huyền thoại đạo giáo, cùng một khu vực cho các tu thiền viện. Giữa trung tâm có Đền Bayon "Ancient Stone Temple with Smiling Faces in Angkor" nổi danh với nhiều hình tượng Chư Phật, nhất là các tượng khuôn mặt Phật Thích Ca miệng mỉm cười rất độc đáo, được tạc trên những phiến sa thạch khổng lồ nặng đến hơn 1.5 tấn từ nhiều mỏ đá xa gần, được chuyển đến đến qua một hệ thống có đến 50 kênh đào từ chân núi đá theo các đê và đường nước đến tận khu xây dựng đền tháp Angkor. Thật khối óc và tay người từ ngàn vạn năm qua đã làm nên bao kỳ tích và kỳ quan cho nhân loại. (*Những hình ảnh thú vật mầu tươi sắc thắm thật rõ nét và tuyệt đẹp được họa trên trên đá trong Động Lascaux, một Palaeolithic Cave thuộc vùng Dordogne bên Pháp, từng làm sửng sốt các khoa học gia chuyên ngành. Với ước định có từ 17.000 đến 19.000 năm trước, khi loài người còn sống đời du mục và trú ẩn trong các hang động đá).

        IMG_3298       IMG_3294       IMG_3366       IMG_3245
              *Cổng vào khu vực đền Angkor Thom thênh thang lớn rộng, có Đền Bayon và những tượng Phật khổng lồ..  
 
Riêng Angkor Wat và Angkor Thom từ ngàn xưa đã được rất nhiều tài nhân và nghệ nhân đa năng khiếu kiến tạo, dùng khoảng từ 7 đến 10 triệu tảng đá sa thạch và khối đá tổ ong lớn nhỏ để hoàn tất một công trình vĩ đại và đẹp huy hoàng đến thế, được định đoán là chỉ trong vài thập niên của thế kỷ 12.  Điều đáng tiếc là biết bao hình tượng tuyệt vời trên quần thể hai đền Đế Thiên và Đế Thích, sau khi thoát bụi thời gian, nhưng trong những năm 1975-1979 từng bị các nhóm lính vô văn hóa Khmer Đỏ dùng làm bia đạn, thi nhau bắn tiêu khiển! Và dù được tích cực giúp đỡ để phục hồi nét huy hoàng xưa, nhưng thỉnh thoảng khi dạo viếng, thấy nhiều đền tháp và hình tượng đã được tái phục hồi, đôi khi cho kết quả làm.. phiền ngại lắm cặp mắt chuộng thẩm mỹ. Một phần do các nghệ nhân khéo léo không còn nhiều, hoặc lắm nhân công non tay nghề, hay không được huấn luyện theo bài bản, khiến nhiều chuyên gia từng phải lên tiếng phàn nàn là lắm công trình xem rất cẩu thả, thiếu tinh tế lẫn mỹ thuật.
  
               IMG_3378      IMG_3290      IMG_3288
                *Tàn tích xưa và đại thụ                              * Terrace of Elephants 

Vùng Biển Hồ và người Việt

Nhiều năm trước, trong chuyến về thăm thân nhân bên nhà, gia đình BTX-69 có dịp theo Tours viếng đền Đế Thiên và Đế Thích, tổ chức riêng cho 4 người từ Sài Gòn. Một kinh nghiệm rất thú vị chờ đợi nhiều năm, sau khi  đặt gót trên những xứ sở của nhiều kỳ quan cổ đại như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Trung Hoa, Ý, Jordan..  Có 3 ngày vòng quanh ngắm một số đền đài đang dần được phục hồi của quần thể Thành phố Đền cổ Angkor, thênh thang rộng với khoảng 1000 dinh điện, chùa tháp mà đa phần rất cần được tu chỉnh. Cả dành 1 ngày
 thăm thành phố Siem Reap cận bên và vùng Tonle Sap -Biển hồ Cam Bốt, nơi có nhiều người gốc Việt cư ngụ từ rất nhiều thế hệ. Người Việt được biết đã có mặt trên Vương quốc Khmer từ thế kỷ 13, sau khi nước Đại Việt thu phục được phần đất rộng trên miền Đông Nam Bộ gần Đồng bằng sông Mekong của họ, để thành quả mở mang sơn hà tốt đẹp của nước ta là một mất mát to lớn đối với dân tộc xứ chùa tháp.  Đến thế kỷ 17, các Chúa Nguyễn dần cho sát nhập toàn vùng đất phù sa mầu mỡ này vào xứ Đàng Trong cùng lập phủ Gia Định. Qua thế kỷ 19, nước Pháp ồ ạt đem quân lập thuộc địa trên vùng Đông Dương, đặt chế độ bảo hộ trên Cam Bốt, rồi chiếm Nam Kỳ nhằm khuếch trương bao tiềm năng dồi dào, cả đưa nhiều công nhân người Việt sang Cam Bốt lập đồn điền cao su cho nhu cầu ngày càng cao bên Pháp.  Nhiều thập niên chiến tranh cũng từng đưa đẩy một số dân Việt xa lìa làng thôn, cả phải qua Cam Bốt tuy không mấy khả quan, nhưng do địa thế làng thôn hai vùng biên giới gần cận, thông thương dễ dàng.  Người Việt dùng từ  Khờ-me, Miên, Cao Miên để chỉ người dân Cam Bốt, trên những tỉnh gần biên giới như Sa Đéc, Hà Tiên, An Giang hay nhớ lần thăm núi Bà Đen Châu Đốc, thấy nhiều chùa Miên cùng khá đông người Miên có gốc Việt sinh sống. Một dạo khoảng cuối thập niên 1960, nhớ là báo chí cùng chính quyền miền Nam xôn xao về việc dân quân Cam Bốt bùng lên chống đối sự hiện diện của dân ta trên xứ họ -sau cuộc đụng độ lớn giữa hai sắc dân, đã tổ chức nhiều cuộc "cáp duồn" để ruồng giết, chặt đầu cùng xua đuổi "người Việt phải trở về xứ Việt" trên khắp đất nước chùa tháp. Cũng có một số nhận định là do sự nhúng tay xúi giục của nhóm Khmer Đỏ đang có nhiều hoạt động mạnh bạo trên Cam Bốt dạo ấy.

         IMG_3275      IMG_3376      IMG_3949
 
Ngày nay, nếu Tổ chức Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn /UNHCR cho biết trên toàn thế giới có khoảng 15 triệu người sống "trôi nổi" trên nhiều xứ sở trong tình trạng bất minh và rất bất trắc, thì các tài liệu chính thức từ Cam Bốt cho thấy cộng đồng người Việt là sắc dân đông đảo nhất trên xứ họ, với khoảng hơn 180.000 người.  Nhưng con số "ngầm" có thể lên tới 800.000 theo một cơ quan bảo vệ nhân quyền, do theo từng diễn tiến của thời cuộc và hoàn cảnh, một số người Việt chọn sang Cam Bốt, đề sau nhiều thế hệ tìm cách hòa nhập, nhiều người không còn hay không muốn nhận mình là người Việt nữa.  Nhớ lần mua trái cây tại chợ Sihanoukville, cô gái nhỏ da ngăm đen chào mời bằng tiếng Việt lơ lớ, vui vẻ bảo: ông nội em hồi xưa ở bên bển qua đây trốn lính, gặp bà nội cũng gốc Việt nên cưới nhau rồi cùng làm vườn rẫy, sanh ra ba em, cả nhà nay đều làm ruộng, bán rau trái vườn nhà.. 
Đa phần người Việt sống theo từng nhóm nhỏ rải rác trên khắp vương quốc, nhiều nhất là gần thủ đô Phnom Penh, dọc theo sông Mekong, sông Bassac hay vùng Biển Hồ.. làm những nghề tay chân, buôn bán vặt, đánh cá..  Và do không có chút giấy tờ chứng minh nguồn cội nên họ thường bị cô lập, trẻ nhỏ không được đến trường, người lớn hoàn toàn vô tên tuổi, không thể đến ngân hàng, xin việc hay mua bán đồ dùng nào cần ghi tên cùng địa chỉ, cũng không một ai được bảo vệ hay có chút quyền lợi dân sự. Vả lại người dân Cam Bốt cũng có đến 30% phải sống trong cảnh vô cùng nghèo thiếu.

  IMG_3284    IMG_3283    IMG_3282   
Tonlé Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, rất quan trọng cho xứ chùa tháp, được thông qua nhiều nhánh sông nhỏ phụ thuộc dòng sông cả Mekong.  Hồ có diện tích khoảng 2.700 km2 và chiều sâu chỉ 1 mét vào mùa khô cạn, nhưng mùa mưa luôn biến Tonle Sap thành một biển nước không biết đâu là bến bờ với trên 16.000 km2 cùng độ sâu đến 9 mét, cho tên Hồ Lớn hay Biển Hồ Cam Bốt.  Biển Hồ có hệ sinh thái rất thiết yếu cũng như là môi trường dự trữ sinh quyển /réserve biosphère dồi dào được nhiều tổ chức quốc tế khen tặng. Theo 2 mùa mưa nắng, Biển Hồ là nguồn dự trữ nước ngọt vô cùng cần thiết, hay dẫn nguồn nước mưa chan hòa theo những kênh rạch tưới mát biết bao ruộng đồng và vườn tược xanh tươi. Có lắm loại chim cò đến làm tổ quanh bao vùng rừng thưa, nước ngập nơi đây, và Biển Hồ vào mùa nước nổi là nơi sinh sản của lắm loài cá, cho danh là hổ chứa nhiều loại cá nhất thế giới, là nguồn đánh bắt của 75% trong số 3 triệu người dân sống trên thuyền gỗ dập dình trên sóng nước, hay ở biết bao khu xóm tự phát trên vùng đầm lầy khô cạn khắp chung quanh. Một dạo, nhiều linh mục người Việt tình nguyện đến giúp đỡ cộng đồng dân ta tại đây, các vị cũng cố công kêu nài với chính quyền Cam Bốt trước tình trạng bị bỏ mặc đến lạc lõng của muôn vạn phận người.. Nhưng các tin mới cho biết, hàng ngàn ngôi làng nổi cùng các hộ dân ven Biển Hồ, dù của sắc dân nào, cũng được yêu cầu phải rời đi, do thành phố Seam Reap có chương trình dẹp sạch các khu tự phát vô kỷ luật, gây tình trạng quá tải, mất vệ sinh, làm ô nhiễm nặng cho nước Biển Hồ, cùng rất tai hại cho sức khỏe của dân chúng.  Theo:  https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49067744
 
 IMG_3945    IMG_3944    IMG_3928

Không phải chỉ trên vùng Biển Hồ mới có những khu làng tự phát trong lắm điều kiện thật khó khăn. Như đã kể trong một bài về Vương quốc Cam Bốt -đã mở rộng hải cảng đón tiếp "con thuyền không bến Westerdam" với hơn 2000 nhân viên và du khách vào ngày 14/2/2020, khi các nước bạn quanh vùng đều từ chối trước đại nạn Coronavirus đang bộc phát trên toàn vùng Á Đông. Rồi qua Thủ tướng Hun Sen mau chóng dùng máy bay  trực thăng đến đón chào mọi người tại bến cảng của Sihanoukville, và các du khách được đưa đón về thủ đô Phnom Penh cho các chuyến bay hồi hương, hay tạm chờ trong Hôtel Sokha lịch lãm. Từ những phòng trên tầng cao nơi đây, hàng ngày qua khung cửa kính, thấy cảnh sống tạm bợ của khu làng neo thuyền ven sông ngay dưới tầm mắt. Hôm dùng bữa ăn trưa trước khi.. trở về mái nhà xưa xứ tuyết, chúng tôi gọi thật nhiều món,
 dùng một phần, phần kia nguyên vẹn nhờ cho vào hộp mang đi. Rồi cùng một chị bạn ra khỏi dãy tường cao bao bọc hotel to đẹp nằm đối diện với khu trung tâm thủ đô bên bờ kia dòng sông Tonle Sap.  Vào khu làng tạm ven sông mà mấy ngày qua đã chăm chú quan sát từ phía cao, thăm dân cho biết sự tình. Và sự tình thì thật vô cùng bi đát, gần như cảnh màn trời chiếu đất.

IMG_3936  IMG_3938  IMG_3935  

Làng thuyền neo sông có chiều dài đến cả cây số, với hàng ngàn túp lều vá víu tạm bợ bằng trăm mảnh bạt, từ gỗ sắt đến que cột, carton, manh chiếu miếng vải to nhỏ.. Buổi trưa tháng hai mà đã rất nóng bức, thấy nhiều người già trẻ nhỏ nằm say ngủ bên trong những khung ô hẹp.. Một ông quấn sà-rông đứng thơ thẩn nhìn kẻ lạ, không mấy bằng lòng..  Ờ phía xa thấy có chiếc xe đẩy bán cà-rem nước ngọt, đến mua chai bia, cốt hỏi chuyện mấy cô cậu ra vẻ có học hành đang ăn quà vặt. Với vốn liếng Anh ngữ tạm đủ, họ cho biết là những khu dân cư tự diễn như thế này có nhiều quanh thủ đô lắm. Nơi đây là một làng chài tuy đa số dân đều có lều dựng ven bờ nước, ban ngày họ có thể ra đâu đó làm đủ thứ nghề kiếm sống. Nhiều người là dân Cam Bốt vô gia cư, hay có gốc Chăm, Việt Nam, cả vài chục gia đình người thiểu số Rohingya đạo Hồi bên Miến Điện, đến khi bị trù dập, xua đuổi, làng thôn cháy tiêu tàn thành bình địa, theo nạn kỳ thị và diệt chủng của
 chính quyền.. Để dư luận quốc tế sôi động lên tiếng.. Nhưng rồi cũng mau qua. Và hoàn toàn không thấy người phụ nữ quả cảm Aung San Suu Kyi của đất nước Myanmar, giải Nobel Hòa Bình năm 1991 lên tiếng, dù chỉ một lời bâng quơ!
BTX-69 từng có bài về Vương quốc Cam Bốt.  Do vừa xem qua một phóng sự về Vương quốc chùa tháp cùng kỳ quan Angkor Wat, bỗng thấy.. nhớ nhung và muốn kể thêm về xứ sở hiền hòa cùng người dân mộc mạc nơi đây, mà qua nhiều lần ghé đến, để khi rời bước, nếu có được bao kỷ niệm du hành hữu ích, thì cũng đều mang theo lắm thương cảm cùng nỗi  áy náy cho những cảnh ngộ vô cùng khăn khó gặp đây đó trên lắm chặng đường. Như bao lần bồi hồi trước phận nghiệp quá bi thảm, khi thăm nhiều tỉnh thành của Ấn Độ, Phi Châu, Nam Mỹ.. hay trên mảnh đất hình chữ S nước ta.

-Bài viết theo ghi nhận từ những chuyến đi xa, cả theo các tin tổng hợp qua báo chí và Wikipedia.
Đa phần hình ảnh đều từ albums gia đình, một số ảnh trong bài Vương Quốc Kampuchia được chụp lại từ postcards.
 
*Huyền Anh, BTX 69
 

               
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn