Võ Bị trên chiến tuyến * Trần Ngọc Toàn

09 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 67022)

 Võ Bị trên chiến tuyến

Trần Ngọc Toàn

Mùa nước lụt, Tháng 10 năm 1973.


Suốt gần cả tuần lễ, mưa kéo dài qua ngày đêm như không dứt.Mưa nơi xứ Huế và Quảng Trị càng làm cho cảnh vật thêm não nề, sầu thảm. Từ bên Hương Điền, Huế, nhìn ra Phá Tam Giang chỉ thấy một khung cảnh mờ ảo. Nước lũ từ trên rặng Trường Sơn ào ạt đổ về tràn ngập hết đám ruộng thấp bên những đồi cát trụi lơ. Tin tức từ các nơi cho biết lũ lụt đang dâng tràn, suốt từ sông Thạch Hãn đến Sông Hương. Vào buổi sáng sớm hôm ấy, trời chợt quang mây tạnh. Đại tá Phạm Văn Chung, Tham Mưu Trưởng, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC hành quân, cho người lính gọi tôi lên trình diện. Ông ngồi sau chiếc bàn thầy giáo, ôn tồn nói :’ Ông Tướng bảo cậu ra bàn giao Tiểu Đoàn 4 cho Nguyễn Đằng Tống ngay hôm nay”. Trung Tá Nguyễn Kim Đễ, bạn cùng Khóa 16 Võ Bị, rời TD 9TQLC về làm Trưởng Phòng 3 Sư Đoàn, đứng lặng lẻ nhìn theo. Không chần chờ, tôi vội quay về nơi tạm trú mang ba- lô lên đuờng. Người lính của Phòng 3 Sư Đoàn đã mang chếc xe Jeep ra chờ tôi trước sân Bộ Tư Lệnh. Chẳng buồn nhìn lại , tôi nhảy thót lên xe khi người tài xế máng khẩu súng M16 vào lưng ghế rồi nổ máy. Anh ta nhanh nhẩu nói nuớc ngập con đuờng sát ruộng. Mình phải chạy vòng ra bờ biển để xuống cửa Thuận An. Gặp chuyến phà Quân vận đang chuẩn bị qua Phá, thầy trò tôi vọt lên ngay. Khi đến Đập Đá , Huế, xe phải dừng lại .Nước tràn qua đập trông khá mạnh và cao mực nước. Không thấy ai dám qua. Chợt một chiếc xe GMC chở đầy lính trờ tới. Tôi bảo người tài xế chạy theo bám sát đuôi chiếc xe vận tải. Lọt qua đuợc, xe vòng qua cậu Trường Tiền, bon bon chạy về hướng Bắc. Qua Mỹ Chánh, bắt đầu với cánh quân của Tiểu Đoàn 6 TQLC do Trung Tá Trần Văn Hiển chỉ huy, khi nước dâng sát nhịp cầu rồi đến Hải Lăng, đến phòng tuyến của Tiểu Đoàn 3 TQLC với Trung Tá Nguyễn Văn Cảnh, xuất thân Khóa 16 Võ Bị, rồi ngang khu đóng quân của Tiểu Đoàn 7 TQLC với Nguyễn Văn Kim, bạn cùng khóa Võ Bị, bên nhà thờ La Vang bị sụp tháp chuông trong cuộc tổng tấn công của CS Bắc Việt, tiến vào thành phố Quảng Trị và Cổ Thành đỗ nát, với đâu đây bóng quần áo trận rằn ri TQLC. Xe rẻ về hướng Đông về quận Triệu Phong, qua thôn Bích La Đông, Bích La Tây, quên hương của Lê Duẩn. Khi xe vừa lên cầu Ba Bến, bắt ngang sông Vĩnh Định, trước mặt tôi là cả một vùng ngập nuớc mênh mông hết tầm mắt. Người tài xế vội dừng xe, bước xuống keó khấu súng M16 ra cầm tay lăm lăm. Tôi chỉ có chiếc ba-lô trên lưng và hai bàn tay không. Vừa lúc, từ phía Chợ Cạn, một chiếc xe lội nuớc M113 rẻ nước huớng về phía cầu. Tôi thấy đứng ngồi lổm ngổm trên mui xe có mấy người lính Thiết giáp thủ súng.

 vo_bi_tren_chien_tuyen_c-large-content

Người bạn cùng khóa Võ Bị của tôi, Trung tá Nguyễn Đằng Tống, trong bộ chiến phục còn mới, giơ tay vẩy vẩy. Chiếc Thiết vận xa vừa dừng lại dưới chân dốc cầu, Tống nhảy xuống đi nhanh vế phía tôi, miệng cười tươi như trẻ đuợc kẹo. Chàng nói như không kịp thở :” Mày vào đi. Tụi nó đứa nào cũng biết mày (và) đang chờ mày vào.”

_ Còn vụ bàn giao thì sao ?

_ Tao chẳng có gì phải bàn giao với mày. Tao phải ra Huế gấp cho kịp chuyến bay C130 về Sài Gòn cưới vợ.

_ Cưới vợ ? Mày mày cưới em nào vậy?

_ Thôi mày biết rồi còn hỏi nửa. Nè, tao cho mày 10 ngàn để xài tạm lúc đầu. Tao đi đây.

Thế là Tống mang túi xách nhỏ nhảy gọn lên chiếc xe Jeep. Xe phải thụt lùi vì không chổ quay đầu. Tôi nói vói theo :” Cưới xong nhớ dắt vợ mày ra trình diện nghe” Và đứng lặng nhìn theo cho đến khi chiếc xe khuất bóng. Hai đứa tôi là bạn cùng khóa 16 Võ Bị. Ra trường nhào đầu về Thủy Quân Lục Chiến, cùng Tiểu Đoàn 4. Trong trận Bình Giả, Tống thoát về làng với Đỗ Hừu Tùng. Ba ngày sau, tôi một mình mới bò về trước cổng làng Bình Giả, khi hai vết thương trên bắp chân và đùi phải thối rửa, đầy dòi và kiến lúc nhúc. Tống và Tùng bảo đêm nào tụi tao cũng thấp nhang khấn mày chết chổ nào về chỉ cho biết để lấy xác. Năm 1966, Tống bị trúng đạn vào bụng nhưng nhờ tản thương về Quy Nhơn kịp thời nên sống sót. Chỉ hai năm sau, Tống trở ra hành quân, rồi làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1 TQLC và TĐ4TQLC,ược đặc cách lên Trung Tá với Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Lần này đuợc phép về Sài Gòn cưới con gái ông Nhà Báo Tú Gàn rồi ra làm Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 147 TQLC với Trung Tá Đỗ Hữu Tùng nắm quyền LĐT.

Tôi mang ba-lô leo lên mui xe vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 4 TQLC nằm trong làng Chợ Cạn đang chìm trong biển nước lũ lụt Tháng 10. Chiếc xe M113 rẻ nước chạy ào ạt vế phía đồi cát nhô lên giửa mất rặng tre già ngập nước. Từng đàn vịt nước Le le đen nghẹt cất cánh ào lên kêu xào xạt. Đám lính của đơn vị đang ngồi tòn teng trên võng, ôm súng nhìn theo. Vừa leo xuống xe, tôi gặp ngay Đại Uý Nguyễn Tri Nam, xuất thân Khóa 22 Võ Bị, đứng nghiêm đưa tay chào, trong bộ chiến phục gọn sạch. _” Chào Đại Bàng. À quên, chào Niên Trưởng". Tôi vui vẻ chào lại và bắt tay Nam. Tôi gặp Nam nhiều lần trước. Tôi hỏi tên anh là Tri Nam hay Trí Nam. Nam liền bảo là Tri Nam. Cha mẹ Nam từ ngoài Bắc vào Nam làm Đồn Điền ở Trị Tâm, Bình Dương, trước năm 1954, nuôi Nam đi học lên tới Đại học nhưng Nam tình nguyện vào Võ Bị, rồi TQLC. Đại Uý Nam rất nhanh nhẹn và khuôn thước, đâu ra đó. Nam mời tôi vào hầm Hành quân của Ban 3 Tiểu Đoàn để hướng dẩn tôi vị trí đóng quân và tình hình địch. Ngay sau đó, Nam gọi một người lính lên bảo :” Đây là Hạ sĩ Nguyễn Văn Sơn tự Sơn Cà và Binh Nhất Lý Seng sẽ là Tà Lọt (phục vụ) cho Niên Trưởng và chỉ căn hầm kế bên là nơi tôi ở. Sơn Cà lớn con và có vẻ xuề xòa của người Nam. Lý Xeng trông lầm lì. Tôi hỏi Tiểu Đoàn Phó nằm đâu. Nam đáp :” Thiếu Tá Phạm Văn Tiền (Đuợc tưởng thưởng Đệ Tứ đẳng BQHC Năm 1972 về sau lên làm TĐT/TĐ5TQLC) nằm với Đại Đội 1 của Dương Công Phó Khóa 22 Võ Bị. Niên Trưởng Tiền là Khóa 20. Tôi biết và đã gặp. Đaị đội 2 do Tô Thanh Chiêu khóa 26 Thủ Đức. Chiêu từ bên Không Quân đánh Huấn Luyện Viên về Thủ Đức, nay làm Đại Đội Trưởng. Đại Đội 3 và 4 do hai Đại Uý Mai Văn Hiếu tự Hiếu Tây Lai và Dương Tấn Tước gốc Tây Ninh chỉ huy. Khi còn là Thiếu Tá, Trưởng Phòng Tổng Quản Trị Sư Đoàn, năm 1971, tôi đã lên trường Võ Bị lấy Khóa 23 về TQLC, nay họ đã dày dạn chiến trường và mang cấp Đại Uý. Tước tánh ít nói nhưng rất lì khi đụng trận. Thế là tôi có có cả một dàn khóa đàn em Võ Bị sánh vai, chung lưng đứng ngoài mặt trận. Tôi không phải lo gì ngòai việc chăm sóc và tận tình giúp cho họ về mọi phương diện, như một người anh trong gia đình, dù tôi đã rời chiến trường khá lâu và mang thương tật.

vo_bi_tren_chien_tuyen_b-large-content

Tôi nghĩ ngay đến việc phải ra thăm các Đại Đội trên chạm tuyến. Sau khi ngưng bắn, phòng tuyến của TQLC và VC chỉ cách nhau vài thước, về phía Đông Bắc của Quảng Trị, từ Cửa Việt đổ xuống. Đại Uý Nam gọi lấy chiếc xuồng máy cao- su đem ra bờ nước. Hai đệ tử mới của tôi vội cả chạy ra, mang theo súng. Người mang máy truyền tin Tiểu đoàn là Hùng Con lếch thếch quảy máy chạy vội ra. Nam nói lớn “Thằng Hùng Con là con của Thượng sĩ Nguyễn Văn Bình hồi xưa là Tiểu đội trưởng của Đại Bàng đó”. Hùng Con nhỏ nhắn, mặt còn con nít, cười bẻn lẻn. Tôi bắt đầu với ám danh truyền tin là Tây Sơn và ám số 816. Sơn Cà và Lý Xeng vừa chống vừa chèo xuồng, hướng về phía Cánh B của Tiểu Đoàn do “Sao Mai” Phạm Văn Tiền chỉ huy. Tiền đã đứng chờ trên một gốc bụi tre lấp xấp nước. Tiền vồn vả chào hỏi và bắt chặt tay, đồng thời chỉ tay các vị trí của VC. VC đã lấy ghe của dân neo vào lùm tre trên mặt nước lụt. Tiền đã cho lệnh các Đại Đội chặt tre già kết thành bè cho mổi Tiểu Đội. Chiếc bè tre của Tiền khá rộng và vửng chắc. Tiền cho biết đơn vị không gặp trở ngại cho tiếp tế nhờ có M113. Trong khi VC dùng bao plastic đen thả trôi lương thực cho quân trú đóng. Có gói trôi dạt qua bên TQLC. Lục ra thấy có gạo sấy và hộp thịt heo kho Tàu Trung Cộng. Một lúc sau, Đại Uý Dương Cộng Phó K22 tự Phó” xay nước mía nằm” gần , lội qua báo cáo vị trí đóng quân, với hàng lính treo võng trên các bụi tre. Lính rất giỏi xoay sở. Họ lấy nón sắt ngửa rat reo giửa hai cây rồi nhóm lửa nấu cơm cũng treo lửng lơ bên trên. Phó nổi tiếng đánh giặc lì lợm và lính dưới quyền sợ một nước. Sau đó, thuyền chèo qua Đại Đội 2 của Tô Thanh Chiêu. Chiêu người Bắc nói chuyện rất có duyên. Hồi trước khi ở Không Quân qua Mỹ học va chạm và đánh Huấn Luyện Viên nên bị trả về, rồi đi khóa Sĩ quan Thủ Đức. Về Sau, ngày 23 tháng 3 năm 1975, Chiêu bị tử trận tại Thuận An cùng với Nguyễn Tri Nam, lúc ấy Nam là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó TĐ4TQLC. Xác hai người đuợc Trung Tá Tống đưa về Quân Y Viện Đà Nẵng, rồi biệt tích sau ngày 29.3.75 khi Đà Nẵng rơi vào tay CS. Tôi lần qua thăm hai đàn em Khóa 23 do tôi nhận về TQLC, là Mai Văn Hiếu và Dương Tấn Tước. Hiếu quê ở Gia Định, còn Tước từ Tây Ninh. Khi đến Đại Đội 2 bất chợt tôi gặp lại người lính cũ khi còn làm Trung Đội Trưởng năm 1963. Nay anh đã lên Trung Sĩ Nhất là Lê Văn Quận. Tôi và Quận gặp lại nhau vui mừng và xúc động, không ngờ sau bao năm chinh chiến vẩn còn sống sót. Quân trông già dặn và từng trải. Tôi hỏi chú có vợ con gì chưa. Quân đáp đi hành quân hoài lấy vợ chỉ làm cho người ta khổ. Tôi dọ ý Trung Uý Tô Thanh Chiêu (Năm 74 lên Đại Uý) xin rút T/S I Quân về với tôi. Chiêu vui vẻ nhận lời ngay. Quận đã theo bảo vệ tôi cho đến giờ phút cuối cùng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tôi gọi máy bảo Nam liên lạc xin thêm xuồng máy cao su cho đơn vị. Tôi nhắc lại lời Thiếu Tá Tiền với các ĐĐT là nhất quyết không cho quân VC lấn qua một tấc đất khi lợi dụng mưa lũ.

Khi vừa quay về BCH tôi bổng nghe tiếng máy bay Trực thăng xoành xoạch trên đầu. Vừa lúc Nam chạy ra gọi báo có người trên phi cơ muốn tiếp chuyện. Ngay sau thủ tục đàm thoại, tôi nghe tiếng vang trong máy Truyền tin AN/PRC25 :” Cao Bồi ! Cao Bòi! Đây là Già Rô. Trả Lời” Thì ra là Trung tá Cao Quảng Khôi Phi đoàn Trưởng PĐ213 từ Đà Nẵng cùng khóa Võ Bị với tôi. Trong Trường tôi có bịêt danh là Cao Bồi và Khôi với tên Ông Già Rô. Khôi cho biết vừa ghé công tác cho Lữ Đoàn 369 TQLC và gặp Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc. ”Tau vòng lên thăm mi rồi về. Mi cần chi cho tao biết” Khôi nói trước khi rời vùng. Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc, Á khoa Khóa 16 Võ Bị, đang làm Lữ Đoàn Phó LĐ369 TQLC đóng ở Mỹ Thủy.Khi gặp tôi ở Hương Điền, Phúc ôm vai tôi nói :

” Mày ra ngòai hành quân với tụi tao còn hơn là làm Chánh Văn “Buồng” chẳng khác gì gia nhân. Mất cả khí thế.”

Bây giờ, tôi đi vào mặt trận, với các bạn cùng khóa chung vai sát cánh và cả một giàn đàn em Võ Bị đã dày dạn chiến trường. Phía trên đầu còn có Phi Đoàn Trực Thăng 213 của Trung Tá Cao Quảng Khôi.

“ Chàng từ đi vào nơi gió cát,

Đêm trăng này nghỉ mát nơi nao……”

Trần Ngọc Toàn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn