20/08 âm lịch: Lễ kỷ niệm Đức Trần Hưng Đạo
Trần Đình Chỉ
Năm ngày sau rằm Trung Thu, nghĩa là ngày 20 tháng 8 âm lịch, là ngày lễ kỷ niệm một đại anh hùng dân tộc : Đức TRẦN HƯNG ĐẠO.
Nói về Ngài là ai cũng nhớ tới 3 lần đại thắng quân Nguyên, nhớ tới những lời sắt thép của Ngài không chịu đầu hàng Bắc địch : “Xin chém đầu hạ thần trước rồi hãy hàng”, nhớ tới những chiến thắng vẻ vang của quân nhà Nam trước bọn giặc Bắc xâm lược : Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp, Vân Đồn, Bạch Đằng, vv..., nhớ tới hàng tướng lãnh dũng cảm cùng Ngài quyết tâm tiêu diệt và đánh bật giặc Bắc ra khỏi bờ cõi : Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái, Yết Kiêu, Dã Tượng, vv..., nhớ tới lời kêu gọi quyết chiến quyết thắng của các bô lão Diên Hồng, nhớ tới lời Hịch của Ngài cho hàng tướng sĩ : “Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì không ngủ, ruột đau như cắt, lệ ứa sục sôi, chỉ căm tức rằng chưa xẻ thịt lột da quân giặc. Dẫu thân này phải phơi ngoài nội cỏ, xác này bọc trong da ngựa thì cũng đành lòng!
Nay các ngươi trông thấy nước nhục mà không biết căm, thấy quốc sỉ mà không biết hận, làm tướng sĩ phải hàng quân giặc mà không biết tức, mù quáng chăm nghĩ về lợi lộc riêng tư mà quên việc nước.
Giặc Nguyên đối với ta là kẻ thù không đội trời chung, thế mà các ngươi điềm nhiên không nghĩ đến chiến đấu, lại không biết khích lòng quân sĩ, khác nào như quay vũ khí mà đi theo kẻ thù, giơ tay mà đầu hàng quần giặc”!
Đó là những dòng chữ oai hùng của lịch sử Việt viết từ cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14.
Sử Việt cuối thế kỷ 20, đầu 21 thì sẽ viết sao đây?
Với ý định kết hợp Tết Trung Thu và Lễ kỷ niệm Đức Trần Hưng Đạo, tháng 9 năm 2014, vc tôi có lập chương trình đi du lịch 2 tháng ở miền Bắc, trước khi ghé Sài Gòn tham dự Đại Hội Thụ Nhân 1-2 vào cuối tháng 10/2014 và sau đó cùng các ACE thăm viếng Dalat, Hàm Thuận Nam và Phú Quốc vào đầu tháng 11 do Anh Chị Vĩnh Thủy tổ chức cực kỳ hấp dẫn, chu đáo.
Chúng tôi ghé Hà Nội chỉ có 1 tuần, vì đã nhiều lần thăm viếng HN. Và dịp này chúng tôi nhắm vào mùa Trung Thu, với ý định thưởng thức tại chỗ những chiếc bánh thơm ngon sản xuất ở Thủ đô mà danh tiếng được truyền tụng lâu nay. Quả thật tiếng đồn không ngoa, các hiệu bánh Bảo Phương, Kinh Đô, Long Đình, Ninh Hương, Bà Dần, Búp, vv thì không nơi nào sánh bằng.
Cột mốc 15/08 âm lịch Trung Thu khiến tôi không bao giờ quên 5 ngày sau đó, 20/08 là Lễ Đức Thánh Trần.
Vc tôi nhất trí viếng thăm Nam Định, một thành phố dệt nổi tiếng ở Bắc Hà, thường được mệnh danh là Thành Nam. Nơi đây là quê của Đức Thánh Trần với Tượng Đài “Quận Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” lớn nhất VN, quê của cụ Tú Xương, và cũng là quê mẹ của cụ Tam nguyên Yên Đỗ.
Tới Nam Định, chúng tôi rất bàng hoàng khi hay tin một đoàn tàu đánh cá của ta bị hai tàu bọc thép “nước lạ” đánh chìm hoàn toàn ở ngoài khơi Quảng Ngãi, 12 ngư dân tử vong và 30 người được “lực lượng tuần duyên” cứu vớt đem vào bờ. Chấm hết. Không nghe nói Hải quân ta có đánh trả và đánh đuổi 2 tàu lạ hay không, không nghe phản ứng của Đảng, của cấp lãnh đạo, tướng tá VN về vụ này! Chỉ lải nhải những 4 Tốt, 16 Chữ vàng rỗng tuếch!
Do biến cố trên, chúng tôi thăm viếng Nam Định trong một nỗi buồn khôn tả. Cũng cố gắng đi thăm Khu Phố cổ Nam Định, Đền Trần, Toà Tổng Giám Mục Bùi Chu, Nhà thờ Phú Nhai, Chùa Cổ Lễ, Mộ cụ Tú Xương, vv... Cũng có đến ăn Phở Đàn, Phở Cụ Tặng, Phở Cồ, vv để thưởng thức hương vị phở Nam Định mà nhiều người đánh giá cao ngang bằng với phở Hà Thành.
Mỗi bữa chúng tôi đều tới Tượng Đài Đức Thánh Trần để cầu nguyện cho gia đình, và cho quốc thái dân an. Cầu khẩn, cầu khẩn và cầu khẩn!
Năm 1888, khi thực dân ép Vua Đồng Khánh đem Đà Nẵng làm nhượng địa cho Pháp, cụ Trần Quý Cáp đã làm bài thơ “Đà Nẵng Hoài Cảm” bất hủ với hai câu cuối thật thống thiết :
“An năng tái khởi Trần Hưng Đạo
Cộng văn Đằng Giang vĩ đại công”
Xin tạm dịch :
Ước chi nay có Trần Hưng Đạo
Lập lại chiến thắng Bạch Đẳng Giang!
Kẻ hậu thế tài hèn sức mọn xin tiếp lời cầu khẩn :
Lạ quen
Đâm chìm tàu ta là tàu lạ
Phản ứng ươn hèn nghe đã quen tai!
Đánh ta địch đã quen tay,
Quan kêu, tướng thán thơ ngây lạ thường,
Giặc lạ tráo trở khôn lường,
Đảng quen vẫn cứ nhún nhường lạ thay!
Hưng Đạo hỡi, Ngài về ngay,
Dân quen tề chỉnh nơi đây đợi Giờ!
Quảng Trường Tượng Đài Hưng Đạo Đại Vương,
Bên Hồ Vị Xuyên, Thành phố Nam Định.
20/08 Giáp Ngọ, 13 Sept 2014
Người lính trọng tuổi quen quen CCT Sydney
Nguồn: CTKD 1-2
Nay các ngươi trông thấy nước nhục mà không biết căm, thấy quốc sỉ mà không biết hận, làm tướng sĩ phải hàng quân giặc mà không biết tức, mù quáng chăm nghĩ về lợi lộc riêng tư mà quên việc nước.
Giặc Nguyên đối với ta là kẻ thù không đội trời chung, thế mà các ngươi điềm nhiên không nghĩ đến chiến đấu, lại không biết khích lòng quân sĩ, khác nào như quay vũ khí mà đi theo kẻ thù, giơ tay mà đầu hàng quần giặc”!
Đó là những dòng chữ oai hùng của lịch sử Việt viết từ cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14.
Sử Việt cuối thế kỷ 20, đầu 21 thì sẽ viết sao đây?
Với ý định kết hợp Tết Trung Thu và Lễ kỷ niệm Đức Trần Hưng Đạo, tháng 9 năm 2014, vc tôi có lập chương trình đi du lịch 2 tháng ở miền Bắc, trước khi ghé Sài Gòn tham dự Đại Hội Thụ Nhân 1-2 vào cuối tháng 10/2014 và sau đó cùng các ACE thăm viếng Dalat, Hàm Thuận Nam và Phú Quốc vào đầu tháng 11 do Anh Chị Vĩnh Thủy tổ chức cực kỳ hấp dẫn, chu đáo.
Chúng tôi ghé Hà Nội chỉ có 1 tuần, vì đã nhiều lần thăm viếng HN. Và dịp này chúng tôi nhắm vào mùa Trung Thu, với ý định thưởng thức tại chỗ những chiếc bánh thơm ngon sản xuất ở Thủ đô mà danh tiếng được truyền tụng lâu nay. Quả thật tiếng đồn không ngoa, các hiệu bánh Bảo Phương, Kinh Đô, Long Đình, Ninh Hương, Bà Dần, Búp, vv thì không nơi nào sánh bằng.
Cột mốc 15/08 âm lịch Trung Thu khiến tôi không bao giờ quên 5 ngày sau đó, 20/08 là Lễ Đức Thánh Trần.
Vc tôi nhất trí viếng thăm Nam Định, một thành phố dệt nổi tiếng ở Bắc Hà, thường được mệnh danh là Thành Nam. Nơi đây là quê của Đức Thánh Trần với Tượng Đài “Quận Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” lớn nhất VN, quê của cụ Tú Xương, và cũng là quê mẹ của cụ Tam nguyên Yên Đỗ.
Tới Nam Định, chúng tôi rất bàng hoàng khi hay tin một đoàn tàu đánh cá của ta bị hai tàu bọc thép “nước lạ” đánh chìm hoàn toàn ở ngoài khơi Quảng Ngãi, 12 ngư dân tử vong và 30 người được “lực lượng tuần duyên” cứu vớt đem vào bờ. Chấm hết. Không nghe nói Hải quân ta có đánh trả và đánh đuổi 2 tàu lạ hay không, không nghe phản ứng của Đảng, của cấp lãnh đạo, tướng tá VN về vụ này! Chỉ lải nhải những 4 Tốt, 16 Chữ vàng rỗng tuếch!
Do biến cố trên, chúng tôi thăm viếng Nam Định trong một nỗi buồn khôn tả. Cũng cố gắng đi thăm Khu Phố cổ Nam Định, Đền Trần, Toà Tổng Giám Mục Bùi Chu, Nhà thờ Phú Nhai, Chùa Cổ Lễ, Mộ cụ Tú Xương, vv... Cũng có đến ăn Phở Đàn, Phở Cụ Tặng, Phở Cồ, vv để thưởng thức hương vị phở Nam Định mà nhiều người đánh giá cao ngang bằng với phở Hà Thành.
Mỗi bữa chúng tôi đều tới Tượng Đài Đức Thánh Trần để cầu nguyện cho gia đình, và cho quốc thái dân an. Cầu khẩn, cầu khẩn và cầu khẩn!
Năm 1888, khi thực dân ép Vua Đồng Khánh đem Đà Nẵng làm nhượng địa cho Pháp, cụ Trần Quý Cáp đã làm bài thơ “Đà Nẵng Hoài Cảm” bất hủ với hai câu cuối thật thống thiết :
“An năng tái khởi Trần Hưng Đạo
Cộng văn Đằng Giang vĩ đại công”
Xin tạm dịch :
Ước chi nay có Trần Hưng Đạo
Lập lại chiến thắng Bạch Đẳng Giang!
Kẻ hậu thế tài hèn sức mọn xin tiếp lời cầu khẩn :
Lạ quen
Đâm chìm tàu ta là tàu lạ
Phản ứng ươn hèn nghe đã quen tai!
Đánh ta địch đã quen tay,
Quan kêu, tướng thán thơ ngây lạ thường,
Giặc lạ tráo trở khôn lường,
Đảng quen vẫn cứ nhún nhường lạ thay!
Hưng Đạo hỡi, Ngài về ngay,
Dân quen tề chỉnh nơi đây đợi Giờ!
Quảng Trường Tượng Đài Hưng Đạo Đại Vương,
Bên Hồ Vị Xuyên, Thành phố Nam Định.
20/08 Giáp Ngọ, 13 Sept 2014
Người lính trọng tuổi quen quen CCT Sydney
Nguồn: CTKD 1-2
Gửi ý kiến của bạn