Buồn Vui Bên Lề Đại Hội 2012 * Phong Châu

09 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 76558)

Buồn Vui Bên L Đi Hi 2012 

 Vưn Hoa Anh Đào xin gii thiu bài th tư trong lot bài viết v đi hi trưng trung hc Bùi Th Xuân và Trn Hưng Đo đưc t chc t ngày 26 tháng 5 đến ngày 3 tháng 6 – 2012 ti California. Tác gi bài viết là Phong Châu, bút hiu ca anh Hoàng Kim Châu (THĐ 1963), ngưi đã thc hin đc san đi hi năm 2010 và 2012.

 

hkc_aa-large-content

 Buổi Ban Đầu: Đại hội năm 2010 tại Houston - Texas đã đưa ra quyết định trên du thuyền với đa số tham dự viên đồng thuận là đại hội năm 2012 sẽ tổ chức tại Nam California. Người đầu tiên được đề bạt làm trưởng ban tổ chức là chị Bùi Thanh Nhàn. Trước khi quyết định tổ chức đại hội tại Nam California thì chị Bùi Châu Thiên Hương đến từ Australia đã tình nguyện đứng ra tổ chức tại Úc. Chị Thiên Hương đăng đàn trình bày những lợi điểm nếu được tổ chức tại Úc. Cuối cùng, nhiều tham dự viên đã chọn địa điểm gần hơn là Nam California. Sau những ngày đại hội, một số anh chị đã liên lạc với nhau để tìm cách thành lập Ban Tổ Chức. Tháng 7 – 2012 anh Hoàng Kim Châu bay sang California vận động để thành lập Ban tổ Chức với sự yểm trợ của các bạn BTX và THĐ tại Nam California. Một buổi họp mặt tại nhà anh Nguyễn Mùi với sự hiện diện của giáo sư Nguyễn Đình Cường và giáo sư Đỗ Thị Tiến (Anh Nguyễn Mùi và GS Đỗ Thị Tiến đã ra đi vĩnh viễn trước đại hội). Trong buổi họp mặt này anh chị em đã đóng góp tài chánh để thành lập website mang tên anhdao.org hoạt động cho đến nay. Vì lý do bận rộn công việc nên chị Bùi Thanh Nhàn không thể đảm nhận vai trò trưởng Ban Tổ Chức. Ba tháng sau, vào ngày 10 tháng 10 – 2010 một buổi họp được tổ chức tại nhà giáo sư Nguyễn Đình Cường & Đỗ Thị Tiến. Ngoài một số đông anh chị em tại Nam Cali, còn có giáo sư Trần Phương Thu, anh Trương Sỹ Thực từ Canada và anh Hoàng Kim Châu từ Texas sang dự họp. Đồng trưởng ban tổ chức được đề cử là chị Đặng Kim Tuyến (BTX 1969) và anh Nguyễn Quốc Quân (THĐ 1969). Trong buổi họp này một số anh chị em được mời để nhận trách nhiệm các ban. Như vậy là ban tổ chức đã được hình thành và công việc được xúc tiến theo lịch trình đã được đề ra.

 Em Không Dám: Chị Đặng Kim Tuyến, người nổi tiếng hát hay từ những ngày còn cắp sách đến trường Bùi Thị Xuân. Chị đã tham dự nhiều lần đại hội và rất nhiệt tình nên được nhiều người mến mộ, đặc biệt nhóm lớp của chị khá đông và đã quậy ra trò trong đại hội 2010. Khi được đề cử làm trưởng ban tổ chức, mặt Tuyến thấy rõ méo xẹo vì lo. Kim Tuyến phát biểu: “Em không dám” làm trưởng ban vì không có một tí kinh nghiệm gì trong việc tổ chức…Nhưng rồi với những lời khuyến khích của mọi người, Kim Tuyến can đảm gồng mình và phải đối phó với không biết bao nhiêu là khó khăn từ trong ra ngoài. Mất ăn mất ngủ, phải đi làm và lo cho gia đình (đặc biệt lo chăm sóc cho cha đang bệnh nặng). Chỉ tiêu đại hội lần này là 300 người tham dự, thế nhưng đến Đêm Hội Ngộ, con số đã vọt lên đến 500 trong hội trường không đủ sức chứa của nhà hàng Emerald Bay. Cần ghi nhớ là nhà hàng đã được đặt và ứng tiền trước cả năm. Nếu muốn đổi chỗ vào những ngày cận kề đại hội cũng không thể nào thực hiện được. Sau đại hội có vài tham dự viên lên tiếng làm “quân sư” bày vẽ cho BTC phải làm thế này thế nọ…Đứng bên ngoài để phê bình, chỉ trích và kể cả dèm pha là chuyện không phải là ngoại lệ trong các tập thể người Việt Nam.Thậm chí có nhiều vị còn vận động để bạn bè không đi dự đại hội. Nghĩ mà buồn thay! Những lời yêu thương, hô hào đoàn kết và giúp đỡ thường được bày tỏ trên các diễn đàn chưa thể là chuyện có thể thực hiện được trên thực tế. Phương ngôn tây phương có câu “ …đoàn lữ hành cứ đi…”. Mọi người khuyến khích nhau lao vào việc với bao buồn vui lo lắng…

   cbl_kt-large-contentcbl_nqq-large-contentcbl_nhan-large-contentcbl_huyen_q-large-content   

 Đặng Kim Tuyến Nguyễn Quốc Quân Bùi Thanh Nhàn Quản Thuỵ Huyền

Vấn Đề ĐầuTiên: Là vấn đề “Tiền Đâu ?”. Khi bắt tay vào việc, vấn đề đầu tiên là lấy tiền ở đâu ra để dùng vào việc chi tiêu mua sắm những thư cần thiết lúc ban đầu, đặc biệt là tiền ứng trước cho nhà hàng. Song song với việc giữ chỗ nhà hàng là phải có tiền ứng trước. Số tiền một nghìn đồng lấy đâu ra? Trước khi giáo sư Nguyễn Đình Cường ứng cho mượn số tiền trên thì kẻ viết bài này có nghe kể lại rằng: Trưởng ban tổ chức đại hội 2012 gọi điện thoại cho trưởng ban tổ chức năm 2010 để nhờ giúp đỡ tài chánh vì biết đại hội 2010 còn “lời” một số tiền mà chị trưởng ban, sau đại hội có nhã ý chia cho bên các anh Trần Hưng Đạo một nửa nhưng các anh không nhận. Không hiểu hai chị thảo luận những gì nhưng cuối cùng thì trưởng ban tổ chức đại hội 2012 bị trưởng ban tổ chức đại hội 2010 xài xể cho một tăng nên thân khiến chị “nhụt chí nữ nhi” và buồn “nỗi buồn không tên” đêm quên ăn ngày quên ngủ, chị chỉ biết khóc một mình chứ chẳng biết thở than cùng ai. Nghe mà buồn mười phút! Lỡ đặt “ngà voi” lên vai, Kim Tuyến “thừa thua xông lên” với sự tiếp tay của anh chị em. 

Dĩ nhiên, khi dự đại hội ai cũng phải đóng tiền và số tiền đó, ngoài việc đóng cho phần ăn, còn phải trích ra một tí để mua sắm những thứ cần thiết cho việc trang hoàng, thực hiện các banner, hình ảnh, bông hoa, quà tặng giáo sư…Đó là chưa kể đến một số anh chị đã bỏ tiền túi thêm vào những chi tiêu lặt vặt. Riêng việc phát hành đặc san đã có quỹ đặc biệt do hảo tâm của các giáo sư và cựu học sinh hai trường đóng góp được gần ba nghìn đồng để lo việc in ấn. Sau đại hội, ban tổ chức đã có bảng tường trình tài chánh rất rõ ràng (chưa thấy các đại hội trước làm việc này) và số tiền dư được do bán đặc san trên ba nghìn đồng. Nghe nói ban tổ chức đề nghị dùng số tiền này để yểm trợ cho BTC đại hội lần tới, giúp quỹ sinh hoạt và lập quỹ tương trợ cựu giáo sư và học sinh Đà Lạt.

 cbl_tst-large-contentcbl_tt-large-contentcbl_kd-large-content cbl_4-large-content  

 Trương Sỹ Thực Nguyễn Thanh Trúc Khánh Duy & Phương Duy Cao Thị Vân

 Làm Việc Không Biết Mệt: Trong khi mọi người tà tà thu xếp công việc trước cả năm, thậm chí cả hai năm để chờ ngày về dự đại hội thì một số giáo sư và các anh chị trong BTC mang tâm trạng lo lắng vì thời gian cứ vèo vèo trôi qua. Thực sự thì công việc chuẩn bị chỉ ráo riết vào sáu tháng sau cùng. Những người có ý định đi dự thì cũng chưa chịu ghi danh trong khi BTC yêu cầu mọi người nên ghi danh sớm để BTC biết đươc số người tham dự mà đặt phần ăn ở nhà hàng. Có một số anh chị lên tiếng cự nự BTC và cho biết họ sẽ ghi danh vào những ngày cuối. BTC cũng bó tay và đành thở ra mà thôi! Ngoài ra có một số không ít anh chị chưa được nghe nói đến đại hội cho đến khi chỉ còn một hai tuần lễ trước ngày đại hội. Đó là lý do phòng hội không đủ chỗ ngồi rộng rãi cho mọi người. Ban tổ chức chỉ biết gửi lời xin lỗi đến mọi người về những thiếu sót ngoài ý muốn. Thế nhưng, bù lại có nhiều anh chị em thấy BTC thiếu người nên đã tình nguyện lãnh trách nhiệm theo khả năng và phương tiện của mình. Trong đó cần phải kể các anh chị bỏ công sức rất nhiều cho đại hội để cuối cùng mọi người trong BTC nhận được một phần thưởng vô cùng quý giá. Đó là sự thành công ngoài sự mong ước của mọi người và sự hài lòng của Thầy Cô và Bạn Bè tham dự đại hội. Dĩ nhiên những khuyết điểm cũng không phải là không có trong những ngày đại hội.

Nhiều anh chị tích cực tiếp tay với BTC trong những công việc khác nhau mà chưa một lần được nhắc nhở như một lời cám ơn. Tuy muộn màng, hôm nay xin mượn trang giấy này để gửi lời cám ơn tất cả các anh chị đã góp sức cho đại hội. Ngoài ra cũng để quý Thầy Cô và Bạn Bè hiểu rằng, nếu chỉ một mình BTC với năm muời người thì chắc chắn đại hội năm 2012 sẽ khó

lòng thực hiện được. Dĩ nhiên sự ghi nhận này vẫn chưa phải là hoàn toàn đầy đủ. Trước hết phải nói lời cám ơn hai giáo sư cố vấn là Trần Phương Thu và Nguyễn Đình Cường. Tiếp đến là – ngoài trưởng BTC Đặng Kim Tuyến và Nguyễn Quốc Quân là các anh chị Quản Thụy Huyền (CA -thủ quỹ), Trương Sỹ Thực (Canada – du thuyền), Lê Thị Thu (CA – văn nghệ), Cao Thị Vân (CA – nhà hàng), Tôn Nữ Khánh Duy & Phương Duy (CA – khách sạn và chuyển vận), Bùi Bích

 cbl_6-large-contentcbl_ndc-large-contentcbl2-large-contentcbl_hbp-large-content     

 GS Trần Phương Thu GS Nguyễn Đình Cường Bùi Bích Liên Hạ Bá Phúc

Liên (CA - tiếp tân, tặng quà), Xuân Ninh Clark & Nguyễn Thị Tâm (CA, hoa cho ban tiếp tân), Nguyễn Hồng Phương (CA, THĐ –vận động, trang trí), Lê Cảnh An (CA, trang trí sân khấu & hội trường), Nguyễn Như Dần (CA, tặng tranh để xổ số trong Đêm Tạm Biệt), Hạ Thị Bảy & Nguyễn Công Lâm (CA, phân phối đặc san các nơi), Bùi Thắng Lợi - Ngô Minh Thi - Nguyễn Thị Hoa (CA, bán đặc san), Hạ Bá Phúc (MD, chụp hình đại hội), Phạm Bá Đức & Võ Thành Xuân (CA, thông tin quảng bá), Đào Thị An (TX, thực hiện DVD), Trần Trung Lương (CA, văn nghệ), Nguyễn Tăng Bình (TX, sinh hoạt trên du thuyền), Nguyễn Thị Đông (Kansas, tiếp tân), Nguyễn Đình Chương (OR, phu quân của Định Thị Hồng, trang trí), Bùi Tiến Lợi – Bùi Tiến Lợi – Bùi Việt Hùng – Bùi Châu Thiên Hương – Bùi Đức Thắng – Bùi Đắc Lộc (CA, văn nghệ), Phạm Mai Trang (CA, tiếp tân), Nguyễn Kim Oanh (CA, tiếp đón – quà tặng), Nguyễn Huyền Châu (Canada, Văn nghệ - du thuyền), nhóm lớp BTX 65, nhóm lớp BTX 69 - nhóm lớp THĐ 69 - nhóm anh chị em cựu Hướng Đạo Sinh Đà Lạt (sinh hoạt tên du thuyền), nhóm San José…Đặc biệt là cám ơn 16 người gồm giáo sư và anh chị từ Việt Nam sang dự đại hội.

cbl_5-large-contentcbl_luong-large-contentcbl_xn-large-contentcbl_an-large-content

 Lê Thị Thu Trần Trung Lương Xuân Ninh Clark Đào Thị An 


Chuyện Vui Buồn

Chuyến bay từ Houston đến phi trường John Way vào lúc hai giờ chiều ngày 24 tháng 5. Phạm Bá Đức chờ sẵn để đón vợ chồng chúng tôi. Thay vì đưa chúng tôi về khách sạn, Đức lái xe trực chỉ đưa chúng tôi lên thành phố Simi Valley, nơi đó, Phún Tắc Ón và gia đình đang chờ. Ón là THĐ 1964. Đã gần 50 năm chúng tôi không biết tin tức nhau từ ngày tôi rời cái garage ở đường Sương Nguyệt Ánh Sài Gòn cùng với Nguyễn Đức Quang, Hoàng Thái Lĩnh, Đinh Gia Lập, Trần Trọng Thảo và Nguyễn Quốc Văn. Trước đại hội khoảng hai tháng, một hôm tôi nhận được điện thoại của Ón. Không hiểu Ón có số điện thoại của tôi từ đâu. Chúng tôi rất mừng, nói chuyện huyên thiên về thời gian ở Đà Lạt - Sàigòn, chuyện bạn bè, chuyện sau 30 tháng tư, chuyện vượt biên rồi chuyện qua Mỹ. Tôi rủ vợ chồng Ón đi dự đại hội để gặp lại Thầy Bạn cũ. Thế là vợ chồng Ón đóng tiền cho BTC. Tôi phải gọi sang Cali để nói chuyện với chị trưởng BTC về trường hợp ghi danh muộn của Ón. Vợ chồng Ón đã dự Đêm Hội Ngộ và Tạm Biệt. Khi đến nhà Ón thì chúng tôi đã thấy vợ chồng giáo sư Trương Văn Hoàn và Kỳ Ngọc Hảo. Một cuộc họp mặt kỳ thú và tối hôm đó, Thầy Trò chúng tôi đã thức khuya để nói chuyện và nhắc đến bao kỷ niệm của những ngày vui đến dưới mái trường Trần Hưng Đạo. Ón cũng kéo thêm được hai THĐ đến chuyện trò hàn huyên. Một anh tên là Tạ Quyên, anh kia tôi không nhớ tên nhưng qua câu chuyện thì biết anh ở Ấp Hà Đông. Thức ăn ngon do vợ Ón là Phương Anh làm kèm với những chai rượu vang tuyệt ngon của vùng Napa Valley. Thầy Trò mãi về khuya mới chịu đi nghỉ lưng để hôm sau trở lại vùng Orange County tiếp tay chuẩn bị cho đại hội. Cá nhân tôi đã từng gặp lại giáo sư Trương Văn Hoàn lúc tôi mới đến định cư tại Texas và những lần đại hội sau đó. Thầy và giáo sư Kỳ Ngọc Hảo là những người đã cổ vỏ và vận động tích cực cho các kỳ đại hội, đồng thời cũng là những người yểm trợ tài chánh đầu tiên tài cho Ban Báo Chí.

cbl_pbd-large-contentcbl_hc-large-contentcbl_3-large-contentcbl1-large-content     

 Phạm Bá Đức Huyền Châu Nguyễn Tăng Bình Nguyễn Thị Đông

 Nói về những người ghi danh trễ, như phần trên có đề cập là mặc dầu có nhiều anh chị sống tại Cali, ngay ở vùng Orange County cũng chưa bao giờ nghe đến đại hội của cựu giáo sư và học sinh hai trường. Lý do dễ hiểu. Nhiều anh chị khi sang định cư ở Mỹ, vì bận bịu công việc làm ăn, phải đối đầu với những khó khăn trước mắt, nhất là những anh chị mới sang Hoa Kỳ chừng năm bảy năm nay. Do vậy, những anh chị này chưa liên lạc được với những bạn bè Đà Lạt. Ngoài ra cũng có một số anh chị không thích đám đông, ít khi có mặt trong những lần họp mặt của những nhóm Đà Lạt. Điển hình là anh Hoàng Văn Thái, THĐ 63 cư ngụ tại Cali nhưng rất ít khi gặp được bạn bè Đà lạt. Trước đại hội khoảng mười ngày, tôi gọi thử cho Thái xem anh đã ghi danh dự đại hội hay chưa thì anh cho biết là chẳng biết gì cả. Thế là một mặt tôi bảo Thái phải ghi danh ngay với BTC, mặt khác tôi lại gọi cho chị trưởng BTC để nói rõ trường hợp ghi danh trễ của Thái. Thái có mặt trong Đêm Hội Ngộ. Còn một số trường hợp tương tự như Ón và Thái nên trong đại hội, tôi đã gặp lại một số bạn bè mà cả nửa thế kỷ không tin tức.

cbl4_habay-large-contentcbl4_lcagroup-large-contentcbl4_dan_v-large-content

 Hạ Thị Bảy & Nguyễn Công Lâm Năm Anh Em Nhà Họ Bùi Vợ Chồng Nguyễn Như Dần

 Ngày 25 Đức đưa chúng tôi về lại Orange County để rồi chiều hôm đó, chúng tôi cùng một số anh chị có mặt tại nhà của vợ chồng Hạ Thị Bảy & Nguyễn Công Lâm để làm một số công việc tiền đại hội như làm bảng tên, soát xét sắp bàn ăn, coi lại chương trình Đêm Hội Ngộ… Có mặt chiều hôm đó là Đặng Kim Tuyến, Trương Sỹ Thực, vợ chồng Phạm Bá Đức, vợ chồng Trần Quốc Tôn, vợ chồng Hạ Bá Phúc (anh của Hạ Thị Bảy), GS Nguyễn Đình Cường…Tại đây anh Hạ Bá Phúc đã đứng ra làm đầu bếp đãi chúng tôi các món hải sản thật đặc biệt. Buổi tối, khi trở về khách sạn Ramada, nơi các thành viên gánh hát Houston đang cư ngụ đã có một cuộc tổng dợt văn nghệ với hoạt cảnh “Vang Lời Sông Nui” do đạo diễn tay ngang Hoàng Kim Châu và phụ tá Đào Thị An. Nhân viên khách sạn có hảo ý dành cho gánh hát một góc nhỏ phía sau phòng tiếp tân, khoảng không gian nơi đây không có chỗ rộng đủ cho chúng tôi thoải mái múa may đúng các động tác mà hoạt cảnh đòi hỏi như những pha đánh kiếm, rượt chạy hoặc đoạn diễn “Hội Nghị Diên Hồng”…Ngoài ra còn phải kiểm soát lại trang phục mà mỗi “diễn viên” phải tự mang theo mủ mão, áo quần, râu ria...Đào Thị An thì phải đem theo CD nhạc và lời minh họa cho hoạt cảnh. Mọi chuyện không có gì trở ngại mặc dù nhiều anh chị, nhất là các chị rất lo lắng về vai diễn của mình, không biết có làm được như khi tập hay không, hay là lại “bể dĩa bể chén” thì quê cho bà con Houston lắm! Có một chuyện cũng khá gay cấn là lúc tập tại Houston thì ông Bầu (anh chị em gán tên này cho Hoàng Kim Châu) đã cung cấp đủ loại gươm đao bằng gỗ và plastic cho các vai như lính Mông Cổ, lính Thổ, lính Hung Gia Lợi, lính và vua quan Việt Nam…nhưng các thứ “vũ khí” này không thể mang theo lên máy bay vì ngại phải qua khâu kiểm soát an ninh tại phi trường không cho đi. Ông Bầu, một mặt nhờ giáo sư Nguyễn Đình Cường mượn dùm các loại vũ khí trên, một mặt khi đến Cali – đã lục lạo trong mấy tiệm 99 Cent và tiệm bán đồ chơi trẻ em thì chẳng nơi nào bán các loại vũ khí trên. Cuối cùng là xử dụng các đao kiếm do giáo sư Nguyễn Đình Cường mượn được để các diễn viên đâm chém nhau trên sâu khấu đến nơi đến chốn. Gánh hát cám ơn giáo sư Nguyễn Đình Cường nhiều lắm.

cbl4_btl-large-contentcbl4_nhchuong-large-contentcbl_7_vtx_2-large-contentcbl4_maihuong-large-content

 Bùi Thắng Lợi Nguyễn Hồng Chương Võ Thành Xuân Phạm Mai Trang

 Mười giờ sáng ngày 26 chúng tôi được lệnh phải đưa gánh hát đến nhà hàng Emerald Bay để tổng dợt cùng với các ban văn nghệ của Nam và Bắc Cali. Phần nghi thức khai mạc được diễn tập, tiếp đến là các màn hợp ca do anh Trần Trung Lương (San José) và giáo sư Nguyễn Đình Cường điều khiển. Tôi không biết là có bao nhiêu anh chị trong các ban hợp ca của hai miền Nam Bắc Cali nhưng từ bên dưới sân khấu tôi nhận thấy có một số chị “hình như” chưa đến các buổi tập trước đó bao giờ vì không thuộc các bài hát nên nhìn miệng thấy nhép nhép “không ăn khớp” với lời ca mọi người đang hát. Đến tối khi trình diễn thật sự thì thấy càng rõ gương mặt gượng gạo, không nhấp môi theo đúng với lời ca. Kiểm chứng trên DVD sau này thì có lẽ ai cũng thấy rõ điều đó. Dĩ nhiên, càng đông càng vui và được khuyến khích tham gia nhưng có những màn vui cần phải chuẩn bị trước. Hơn nữa, đây là phần trình diễn có lớp lang bài bản được luyện tập chứ không phải tùy hứng nhảy lên sân khấu để được có hình ảnh với bạn bè! Trên du thuyền cũng vậy, khi một số tiết mục do nhóm A nhóm B hoặc địa phương C địa phương D trình diễn, cũng có một số các chị ở nhóm khác nơi khác nhảy lên sân khấu hát theo mà chẳng thuộc bài thuộc bản gì cả khiến cho các tiết mục này không còn mang nét đặc biệt riêng của nhóm hay của địa phương. Sở dĩ kẻ viết bài đề cập đến chuyện này là sau đại hội 2010 và 2012, nhiều anh chị đã đưa ra nhiều lời than phiền. Lại nữa, theo chỗ kẻ viết bài được biết thì trong phần nghi thức, các anh mặc complet cà vạt, còn các chị thì mặc áo dài màu xanh của trường Bùi Thị Xuân. Nhưng không hiểu tại sao lại có vài chị không mặc áo màu xanh như mọi người mà lại mặc màu áo khác có chị lại mặc trang phục như một a xẩm mới lạ! Muốn chơi nổi chăng? Có trời mới hiểu nổi!

 Bốn năm giờ chiều ngày 26 thì mọi người lần lượt có mặt tại nhà hàng Emerald Bay. Các anh chị trong BTC người nào việc nấy lo thực hiện cho xong phần việc được giao phó. Giờ khai mạc đã đến. Những lời đầu tiên của MC Thanh Trúc làm cho nhiều người ngỡ ngàng không ít và không khí có vẻ ngột ngạt. Phần nghi thức khai mạc tiếp diễn, khi đến phút tưởng niệm, theo đúng sự phân công thì do gánh hát Houston phụ trách, chị Đào Thị An có nhiệm vụ mở nhạc của “Bài Ca Tưởng Niệm” để bà con của gánh hát hát theo. Đến lúc MC Hoàng Kim Châu giới thiệu phần tưởng niệm thì không hiểu do trục trặc gì mà máy không mở được bài hát. Năm giây trôi qua. Im lặng. Mười giây trôi qua. Cũng im lặng. Biết là có trục trặc nên Hoàng Kim Châu đang đứng phía dưới, nhảy ngay lên sân khấu và trong tay cầm sẵn micro bắt đầu hát “Hồn thiêng vút cao lên mây….” Khi đó bà con trong gánh hát Houston mới hát theo nhưng ngặt một nỗi là bà con lại đứng rải rác phía sau các chị bên Cali và cũng không có micro nên cuối cùng chỉ nghe một giọng đực ồm ồm của MC Châu mà thôi! Mọi người bên dưới cứ tưởng mục này chỉ do MC Châu hát và không nghĩ là có trở ngại kỹ thuật! Eo ôi ông địa, may mà nhờ sự nhanh trí của MC Châu chứ không thì chờ mút mùa thì bể đĩa cả đám. Sau đó người phụ trách máy móc cho đại hội cho biết là có trở ngại kỹ thuật. Tội nghiệp cho Đào Thị An khi mở máy phát nhạc không được nên mồ hôi toát ra trán rơi lả chả xuống sàn sân khấu…Một chuyện khác nữa là khi mới bước vào đến cửa hội trường, ai cũng nhìn thấy nhìn thấy bức tranh vẽ cổng trường Bùi Thị Xuân và nhiều người đến đứng chụp ảnh. Nhìn tứ phía cũng chẳng thấy bức tranh của cổng trường Trần Hưng Đạo đâu cả. Hai bức tranh này do giáo sư Cẩm Quỳ vẽ tặng để làm bìa đặc san. Phóng lớn tranh để làm phông chụp ảnh kỷ niệm là điều hay. Nhưng thiếu tranh cổng trường Trần Hưng Đạo rõ ràng là “bên trọng bên khinh”. Thật buồn! Ngôi trường thực sự đã bị xoá tên là niềm đau, một bức tranh nhỏ để gợi nhớ có lẽ cũng là niềm an ủi cho những chàng trai năm nào…Tiếc thay!

cbl4_lca-large-contentcbl4_hoa-large-contentcbl_5_v_on_v_a_thi-large-contentcbl4_ncchuonh-large-content

 Lê Cảnh An Nguyễn Thị Hoa Ngô Minh Thi Nguyễn Công Chương

Gánh hát nhà Houston đóng góp phần văn nghệ bằng một hoạt cảnh lịch sử. Đó là hoạt cảnh “Vang Lời Sông Núi” diễn lại một giai đoạn lịch sử Việt Nam trong thời kỳ chống quân xâm lược Mông Cổ. Lúc khởi sự viết hoạt cảnh, Bầu Châu có ý dùng một projector đặt phía sau sân khấu để rọi vào màn ảnh và những người đóng tuồng đều diễn phía sau sân khấu, khán giả xem hoạt cảnh chỉ thấy những hình chiếu bóng đen lên màn ảnh mà thôi. Bầu Châu có gọi sang Cali để nhờ tìm mượn một projector nhưng không ai dám bảo đảm là mượn được. Cuối cùng Thanh An ở Houston mượn được và sẽ mang theo. Vấn đề tiếp theo là nhờ bên Cali cho biết là sân khấu có khoảng trống phía sau để đặt projector và diễn hay không. Hình chụp sân khấu do Trương Sỹ Thực gửi qua cho thấy sân khấu chỉ có phía trước chứ không có khoảng trống phía sau. Thế là phải thay đổi hình thức diễn. Vấn đề trở ngại là các anh chị ở Houston là những người đều đã có cháu nội ngoại cả, làm sao có thể diễn được với những pha đánh nhau và rượt chạy trên sân khấu. Nhỡ ngã té bị thương thì nguy to! Sau một buổi họp nghe trình bày về nội dung hoạt cảnh và cách thức diễn tập thì mọi người đều phát biểu đồng tình là phải thực hiện cho được hoạt cảnh này để nhắc nhở bà con rằng hiểm họa xâm lăng do Trung Cộng đang là mối đe dọa cho dân tộc Việt Nam. Bầu Châu viết bảng phân cảnh cho từng giai đoạn lịch sử và lời minh họa để đọc cho từng cảnh một. Đào Thị An trách nhiệm phần nhạc đệm từ những tiếng trống thúc quân, tiếng vó ngựa dập dồn, tiếng ngựa hí vang trời, tiếng vũ khí va chạm, tiếng reo hò của quân lính….Phần âm thanh phụ họa phải phù hợp với từng cảnh và khi diễn, các diễn viên phải diễn các động tác sao cho phù hợp với những lời đọc và nhạc nền phát ra từ máy.

cbl_5_t__an-large-contentcbl4_h_cuc-large-contentcbl4_nguyet-large-contentcbl4_ly-large-content

 Nguyễn Thanh An Diệp Nữ Hạc Cúc Nguyễn Thị Nguyệt Lê Thị Li

 Có 20 người ghi danh dự đại hội, tất cả đều nhận vai diễn trừ cặp Hải - Hiếu vì bận nên không tham gia tập, phu quân của Nghiêm Thị Hiệp sức khỏe không cho phép. Lúc đầu anh Đặng Đình Hiệp thủ vai vua Trần Nhân Tông nhưng sau đó được giao cho Nguyễn Vương Thái, anh Hiệp giữ vai bô lão trong Hội Nghị Diên Hồng. Anh Nguyễn Trí đóng vai Thành Cát Tư Hãn kiêm luôn vai Hốt Tất Liệt, anh Trần Ngọc Toàn giữ vai Trần Hưng Đạo, anh Trần Văn Thái đóng vai Trần Quốc Toản, anh Đào Trọng Hưng đóng vai Trần Thủ Độ. Về phía các chị thì Nguyễn Thanh An đóng vai lính Mông Cổ, Diệp Nữ Hạc Cúc và Vũ Thị Hiền đóng vai lính ngự lâm hoàng gia nhà Trần, Nguyễn Thị Nguyệt và Lê Thị Li đóng vai nghĩa sĩ trong đạo quân của Trần Quốc Toản, Nghiêm Thị Hiệp đóng vai lính Thổ, Nguyễn Thị Thảo đóng vai sứ giả Mông Cổ, phu nhân của anh Toàn đóng vai lính Việt Nam, và vợ của Bầu Châu giữ vai lính Hung Gia Lợi. Từ tháng 10 -2011 đã có những buổi sinh hoạt để tập dợt mỗi tháng một lần, nhưng từ tháng 2 – 2012 thì cứ hai tuần tập một lần tại nhà Bầu Châu. Việc tập dợt càng ngày càng được hoàn chỉnh và mọi người đều lạc quan. Bầu Châu tự tay lo phần lớn trang phục và các dụng cụ cho hoạt cảnh cùng với sự tiếp sức của anh chị em. Những lần tập dợt là những lần hội ngộ ăn uống vui vẻ và thân tình, tạo nên một mối dây liên lạc chặt chẽ cho đến mãi sau ngày đại hội đã trở thành một nhóm sinh hoạt có những nét đặc biệt riêng. Có vài câu chuyện thuộc loại “toát mồ hôi” được kể cho nhau nghe sau đại hội. Chuyện thứ nhất do Diệp Nữ Hạc Cúc kể. Số là chiều ngày 26 mọi người phải có mặt tại nhà hàng Emerald Bay để dự Đêm Hội Ngộ. Gánh hát Houston cũng có mặt đông đủ với những trang phục dụng cụ cho hoạt cảnh “Vang Lời Sông Núi”. Sắp đến giờ khai mạc, vì tính kỹ lưỡng nên Hạc Cúc phải kiểm điểm các món trang phục đã để sẵn trong một túi xách riêng. Nhìn vào mớ đồ đạc của mình thì chẳng thấy chiếc túi xách đâu cả. Cuống cuồng chạy đi lục lạo khắp nơi, hỏi thăm người này người nọ cũng chẳng thấy đâu. Giờ khai mạc sắp đến, thế này thì chết là cái chắc, ông Bầu Châu mà biết được thế nào cũng nổi trận lôi đình vì trang phục không có lấy gì lấy gì mà thế cho được. Hết hỏi người quen rồi đi hỏi kẻ lạ, gặp ai cũng nắm áo để hỏi. Tìm dưới các gầm bàn, các xó xỉnh trong nhà hàng đều biệt tăm cái túi xách. Tìm đến tận mặt từng cư dân Houston, ai cũng đang có mặt trong hội trường, duy chỉ có một người không thấy bóng dáng đâu cả. Đó là Nguyễn Thanh An. Chợt nghĩ trong đầu là phải gọi cho Thanh An giờ này đang ở đâu để hỏi túi xách may ra… Thanh An đi chơi với mấy người bạn chưa về kịp. Thanh An đấy hả? Vâng, Thanh An đây. Đang ở đâu vậy? Đang trên đường đến Emerald Bay đây. Có thấy cái túi đựng áo quần râu ria của Hạc Cúc không? Để coi trên xe có hay không. Hạc Cúc vả mồ hôi chờ đợi. Cúp điện thoại. Chết là cái chắc. Mồ hôi rịn ta trán, mắt hoa tai ù…làm thế nào bây giờ…Tiếng điện thoại cầm tay reo. Số của Thanh An. Lạy trời lạy trời…Thanh An đó hả? Ừ, Thanh An đây. Có tìm thấy túi xách của mình không? Túi xách nào? Túi có đựng râu ria quần áo chứ túi nào nữa. Ừ ừ thế thì có rồi. Có rồi là sao? Có rồi là Thanh An đã giữ dùm cho Hạc Cúc đây. Trời ơi… thoát chết thoát chết…Cái gì thoát chết? Thoát chết với ông Bầu Châu chứ còn thoát chết gì nữa trời…

cbl4_hiep-large-contentcbl4_hien-large-contenthkc_bb-large-contentcbl_5_xoan-large-contentcbl_5_thao-large-content

 Nghiêm Thị Hiệp Vũ Thị Hiền Dzợ Anh TN Toàn Dzợ Bầu Châu Nguyễn Thị Thảo

Gánh hát Houston có trên mười mạng cần chỗ để thay trang phục. Phía trái sân khấn có một khoảng trống với diện tích độ chừng hai thước vuông. Với khoảng không gian nhỏ bé đó thì ban nhạc và dàn âm thanh, giây nhợ, đàn, micro đã chiếm hết chỗ. Làm sao có chỗ thay trang phục? Nhất là các nữ diễn viên. Các chị lục lạo mãi thì tìm thấy một cái xó (gọi là cái xó mới đúng) trong đó chứa đầy máy móc dụng cụ linh tinh của nhà hàng. Thế là các chị phải ép xác vào xó này để thay trang phục rồi mới trở ra gắn thêm râu thêm ria. Mọi chuyện cũng tạm ổn. Ông Bầu Châu lúc bấy giờ mồ hôi nhễ nhại đã cởi bỏ chiếc vest bên ngoài để chuẩn bị nhắc tuồng đồng nhắc hối thúc bà con diễn viên sẵn sàng ra quân. Trong tuồng có đoạn hai nghĩa sĩ đi theo sau Trần Quốc Toản và tay dương cao khẩu hiệu “Phá Cường Địch Báo Hoàng Ân”. Còn khoảng ba phút tới màn hoạt cảnh thì nghĩa sĩ Nguyễn Thị Nguyệt mới nhớ là chưa có khẩu hiệu nền vàng chữ đỏ do Bầu Châu thực hiện. Thế là nghĩa sĩ Nguyệt hoảng hốt đi tìm. Chẳng biết nó ở nơi nào mà tìm! Tìm trên các bàn. Không thấy. Tìm dưới các bàn. Cũng chẳng thấy đâu. Mồ hôi mồ kê như tắm. Kiểu này là bể hết! Lại lo bị Bầu Châu dũa nữa. Biết làm sao đây. Lê Thị Li cùng đóng vai nghĩa sĩ tiếp tay đi mò khắp nơi. Bùi Thị Hải không đóng tuồng có nhiệm vụ ngồi giữ đồ đạc bị hai nghĩa sĩ hạch hỏi tới tấp xem có giữ cái banner có 6 chữ vàng hay không. Tuyệt nhiên không có. Nghĩa sĩ Nguyệt tuyệt vọng và tiến dần tới phía trái sân khấu để chuẩn bị ra quân. Cố vớt vát lần chót, nghĩa sĩ Nguyệt thọc tay xuống phía dưới sân khấu quơ đại xem có cầu may tìm được banner hay không. Chị quơ được một mớ đồ linh tinh trong đó có một giải banner màu vàng. Hoá ra đó là tấm banner bằng lụa mỏng có 6 chữ “Phá Cường Địch Báo Hoàng Ân”.

cbl_6_d_hiep-large-contentcbl_6_hung-large-contentcbl_6_tri-large-contentcbl_6__tvthai-large-content

 Đặng Đình Hiệp Đào Trọng Hưng Nguyễn Trí Trần Văn Thái

Mừng quýnh, nghĩa sĩ Nguyệt hú lên một tiếng lớn như tiếng hú của Tarzan. Những người ngồi gần đó đều hướng về phía sân khấu và khi đó MC Thanh Trúc cũng vừa giới thiệu màn trình diễn hoạt cảnh “Vang Lời Sông Núi” của gánh hát Houston. Bầu Châu đứng sau nhắc tuồng và đẩy các diễn viên ra sân khấu. Người đóng vai lính Mộng Cổ là Thanh An lính quýnh bị vấp ngã khi bước lên sân khấu. May không bị thương nên Thanh An diễn rất hăng. Một lúc lính Mông Cổ phải đánh nhau với lính Thổ, lính Hung, lính Việt Nam. Đến màn đánh nhau với lính Việt Nam, lính Mông bị lính Việt Nam đánh cho te tua. Thừa thắng xông lên, lính Việt Nam do chị Quỳ, dzợ anh Trần Ngọc Toàn đóng, rượt lính Mông chạy trối chết, rồi nhảy xuống khỏi sân khấu chạy lạng quạng khiến khán giả thích thú vỗ tay rần rần. Vui ới là vui...Viết đến đây tác giả bài viết không quên gửi lời cám ơn đến các người anh rất dễ thương dễ mến - những chàng rể Bùi Thị Xuân tại Houston đã hết sức hăng hái tham gia mọi sinh hoạt và tập dợt văn nghệ để góp phần làm vui trong Đêm Hội Ngộ. Cám ơn các anh Đặng Đình Hiệp (của Đào Thị An), Đào Trọng Hưng (của Diệp Nữ Hạc Cúc), Nguyễn Trí (của Nguyễn Thị Nguyệt), Trần Văn Thái (của Lê Thi Li), Trương Phước (của Nghiêm Thị Hiệp), Huỳnh Văn Hiếu (của Bùi Thị Hải), Nguyễn Vương Thái (THĐ, của Nguyễn Thị Thảo), đặc biệt là niên trưởng Trần Ngọc Toàn, mặc dầu sức khỏe không toàn hảo nhưng đã là cột trụ của gánh hát Houston. Cám ơn các chị và các anh. Cám ơn người bạn đời - con dâu của Trần Hưng Đạo Đà Lạt.

clb_6_thai-large-contentcbl_6__b_hieu-large-contentcbl_6__b_hai-large-content

cbl_6_tnt-large-content

cbl_6_t_phuoc-large-content

 







 

Nguyễn Vương Thái Huỳnh Văn Hiếu Bùi Thị Hải Trần Ngọc Toàn Trương Phước

 Sau đại hội, mọi người chia tay để trở về Houston. Riêng vợ chồng tôi và cặp Hiệp - An còn ở lại thêm vài hôm để thăm bạn bè. Giáo sư Nguyễn Đình Cường đến đón bốn chúng tôi cùng đi ăn với anh chị Nguyễn Văn Lộc – Bùi Bích Liên. Cũng là những câu chuyện quanh đại hội được đề cập đến. Nói chung là theo nhận xét của đa số, BTC và các anh chị cộng sự đã hy sinh rất nhiều để có được một đại hội thật vui và ý nghĩa. Trong khi trò chuyện, giáo sư Nguyễn Đình Cường và bốn cư dân Texas có gợi ý đề nghị đại hội năm 2014 có thể tổ chức tại thành phố San José, nơi có đầy đủ thành phần nhân sự và nhiều anh chị em có khả năng tổ chức. Sau vài tháng thăm dò, hầu như ai ai cũng muốn có đại hội lần tới tại San José. Dĩ nhiên, các anh chị ở San José là những người quyết định sau cùng. Chúng ta hãy chờ đợi. Anh chị Phạm Bá Đức và Võ Thành Xuân cũng đãi vợ chồng tôi một bữa ăn tối để sáng hôm sau chúng tôi trở về Houston. Giáo sư Nguyễn Đình Cuờng đã đưa chúng tôi ra phi trường bằng chiếc xe Camry mà giáo sư vừa mới mua để thay chiếc xe cũ. Xin cám ơn giáo sư Nguyễn Đình Cường, cám ơn anh chị Đức và anh chị Xuân. 

cbl_3_12b-large-contentcbl_3_11-large-content

cbl_3_8-large-content


 




 Phong Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn