Anh không chết
đâu anh
Trần Ngọc Toàn
Lúc bấy giờ… Vào khỏang 5 giờ chiều, ngày 1 tháng
1 năm 1965, chiếc xe vận tải của ông Năm Đồng rời ngả ba Địa dư, rẻ vào con đuờng
trải đá, mang tên Phạm Hồng Thái, ở Ấp Hồng Lạc, phía dưới chân nhà Ga xe lửa Đà
Lạt. Bên phải chập chùng rừng Thông xanh trên dảy núi chạy liền lên Dinh 3 Bảo Đại
, bên Đại lộ Trần Hưng Đạo dẩn về Trại Hầm, Trại Mát. Bên trái là khỏanh đất bằng
phẳng trải ra theo khe núi, dọc hai bên con suối nhỏ, với những khuôn vườn rau
sà lách son phì nhiêu xanh thắm. Sau khi giao hàng từ Sài Gòn lên cho các cửa hàng,
ông Năm vội vả lên xe lái chạy về nhà. Bước xuống xe vào nhà ông khệ nệ mang một
túi đựng mấy trái sầu riêng mua ở trạm Định Quán. Ngay ngưởng cửa, ông gọi lớn
“ Mạ mi đâu “ Bà Đồng hối hả chạy ra từ bếp nói :” Lại mua Sầu riêng nửa rồi” . Ông Năm không trả lời, nét mặt buồn bả.
“Có chi rứa” Ông nói như nghẹn lời :
-“Thằng Tuyền
nó chết rồi. Tử trận rồi”
-Thằng Tuyền
nó chết? Ai nói rứa..
-Sáng sớm
nay, thằng Hợp chạy ra bến xe báo tin thằng Tuyền đã tử trận ở Bình Già ngày 31
tháng 12 năm rồi. Nó nói có liên lạc với đon vị và đuợc cho biết Trung Uý Trần
Ngọc Tuyền đã tử trận tại Bình Giả. Nghe nói Tiểu khu sẽ mang công điện đến nhà
báo tin”
Oanh và Hằng từ sau nhà chạy lên vừa lúc nghe tin, cả hai òa lên khóc nức nở “ Anh Tuyền chết rồi!” Bà Đồng không cầm đuợc lòng, quay xuống bếp nước mắt lưng tròng. Bà là mẹ kế của Tuyền. Bốn anh em trai của Tuyền đều trưởng thành và ra khỏi nhà. Duy chì còn mấy đứa em khác mẹ với Oanh và Hằng. Em trai út cua Tuyền đang theo học khóa 14 Sĩ quan Hải Quân tại Nha Trang.
Trong bàng hoàng và đau xót, Oanh không nói với ai, lặng lẻ thay quần áo biến ra khỏi nhà. Oanh biết sẽ phải báo tin cho những người thân quen với anh Tuyền. Trước hết Oanh đi vội vả đên nhà của chị Kim Anh ở Trại Hầm, lên khỏi con đuờng dốc đá. Rồi Oanh sẽ đón xe đò Trại Mát lên khu Hòa Bình tin ngay cho chị Ngọc Lan là người yêu của anh Tuyền từ ngày còn đi học. Trong căn nhà khuất sau Villa Alliance, chị Kim Anh vừa khóc thút thít vừa bảo Oanh chờ để hai chị em cùng ra phố Hòa Bình. Chờ mải ở góc đuờng Ga-ra Martineche mới đón đuợc chuyến xe đò lên phố. Nhà Ngọc Lan ở dảy phố sau lưng dốc Duy Tân nhìn về đồi Thông trên đĩnh Hoà Bình. Kim Anh không ngờ khi nghe nói tin anh Tuyền chết rồi, Ngọc Lan òa lên khóc nức nở. Bởi lúc trước Kim Anh Thấy Lan đối với anh Tuyền khá hờ hửng. Oanh vội lau nuớc mắt bảo để em chạy sang bên dốc Minh Mạng cho anh Võ “Hướng Đạo” biết tin. Hy vọng nhóm Hướng Đạo sẽ giúp dựng chòi rạp để đón xác của anh về nhà. Ông Năm có nói ngày mai, 2 tháng 1, ông sẽ trở về Sài Gòn. Anh Hợp lo việc tiếp xúc với Tiểu Đoàn 4 Thuỷ Quân Lục Chiến để biết nơi lấy xác. Ông dự định sẽ chỉ nhận nửa xe hàng khi trở lên Đà Lạt. Phần nửa xe sau sẽ dành chổ đặt quan tài của Tuyền. Khi vừa bước chân vào ngưởng cửa tiệm bàn vật liệu xây cất của anh Võ, Oanh lại bật khóc. Anh bước tới hỏi “Có chuyên chi rứa em” “Anh Tuyền chết trận rồi” ‘Bao lậu rồi” “Dạ, hôm cuối năm. Ba em sẽ xuống Sài Gòn chở xác anh về. Em tin cho anh biết để nhớ Hướng Đạo giúp che rạp trước nhà.” Oanh vội vả trở về nhà chị Ngọc Lan.
Anh Võ vốn là Thiếu trưởng Thiếu Đoàn Hướng Đạo Quang Trung. Trước khi nhập học trường Võ Bị Đà Lạt, Tuyền là Đội trửơng Nhất của Thiếu Đoàn. Tuyền theo chân anh Võ từ khi mời gia nhậo Hướng Đạo, từ năm 1952. Anh Võ liền sai người giúp việc chạy qua bên đuờng Tăng Bạt Hổ gọi Trần Văn Nam và Nguyễn Hoạt bên đầu đuờng Hàm Nghi vốn là đội viên của Tuyền trước đây, nay vẩn còn sinh hoạt. Anh em Hướng Đạo của Thiếu Đoàn kêu gọi nhau, sắm sửa vật dụng và hẹn ngày giờ đồng lọat kéo nhau đến nhà của Tuyền, ở xóm Hồng Lạc, bên hông Ga Xe Lửa Đà Lạt, với kế hoạch dựng một mái rạp trước cửa nhà, dưới miếng sân đất nhỏ , nằm sát bên vệ đuờng. Con đừơng dốc đá rất ít xe qua lại nên cũng thuận tiện, dự định sẽ hoàn tất ngay trong ngày 2 tháng 1. Anh Võ chép miệng nói :’Thiệt tội nghiệp ! Chú Tuyền mới vừa lên 25 tuổi. Sinh ngày 1 tháng giêng Dương lịch mà.”.
Trong buổi chiều chạng vạng tối, Oanh và chị Kim Anh thất thểu lên chuyến xe đò cuối đi Chi Lăng về nhà. Cả nhà đã ăn cơm. Oanh nghe nói lại về dự tính lo tang lễ cho Tuyền. Nghe nói Tiểu khu cũng sẽ cho người đến làm lễ phủ cờ và trao tặng huy chương. Oanh nói với Ba Mạ anh Võ “Hướng Đạo” sẽ kéo đế giúp dựng che rạp trước nhà. Không khí trong nhà bổng lặng xuống và nặng nề. Ai cũng không dám nói lớn và còn lòng dạ cười đùa. Nhớ mới đây, anh Tuyền đuợc phép về thăm gia đình ở Đà Lạt. Trông anh rất phong trần dù mới ngòai 20 tuổi. Gương mặt anh thật rắn rỏi trong bộ chiến phục rằn ri của Thủ Quân Lục Chiến, trước những bộ quân phục màu sắc của các anh Bộ binh và Sinh viên sĩ quan từ các quân trường ra phố.Tính anh vẩn ít nói. Do còn độc thân nên anh chỉ đi lòng vòng thăm bạn bè và khu phố kỷ niệm. Mải đến tối cả nhà mới gặp lại anh. Không biết chuyện anh và chị Ngọc Lan đi đến đâu. Mẹ của Oanh nói anh Tuyền đã đến lúc lo cưới vợ rồi. Anh bảo bây giờ đi đơn vị tác chiến không biết sống chết ngày nào nên chưa hề nghĩ tới. Hơn nửa anh vẩn còn trẻ. Chẳng mấy hôm thế rồi anh ra đi biền biệt. Tin tức từ xa cho biết trận địa ngày càng trở nên khốc liệt dù Đà Lạt vẩn còn yên tĩnh. Mới đây nghe ông Năm bảo Tuyền vừa lên Trung Uý và chỉ huy Đại Đội. Ông Năm đi đâu gặp người quen biết có con gái lớn cũng dọ hỏi. Khi nghe ông khoe thằng con trai mới lên Trung Uý ở Thủy Quân Lục Chiến ai cũng làm lơ vì sợ con mình sớm trở thành góa phụ. Duy chỉ mình ông cứ mãi tin con người sống chết có số. Ông cũng chẳng quen biết ai làm lớn để chạy chọt xin xỏ cho con về làm văn phòng cho yên thân. Ông nhớ có nghe người con trai lớn kể rằng khi ra Trường Võ Bị, Tuyền đã khám sức khỏe đi Không quân nhưng vì muốn giúp anh nên đã tình nguyện về Thủy Quân Lục Chiến. Thôi cũng đành phó cho số mạng.
Oanh và Hằng từ sau nhà chạy lên vừa lúc nghe tin, cả hai òa lên khóc nức nở “ Anh Tuyền chết rồi!” Bà Đồng không cầm đuợc lòng, quay xuống bếp nước mắt lưng tròng. Bà là mẹ kế của Tuyền. Bốn anh em trai của Tuyền đều trưởng thành và ra khỏi nhà. Duy chì còn mấy đứa em khác mẹ với Oanh và Hằng. Em trai út cua Tuyền đang theo học khóa 14 Sĩ quan Hải Quân tại Nha Trang.
Trong bàng hoàng và đau xót, Oanh không nói với ai, lặng lẻ thay quần áo biến ra khỏi nhà. Oanh biết sẽ phải báo tin cho những người thân quen với anh Tuyền. Trước hết Oanh đi vội vả đên nhà của chị Kim Anh ở Trại Hầm, lên khỏi con đuờng dốc đá. Rồi Oanh sẽ đón xe đò Trại Mát lên khu Hòa Bình tin ngay cho chị Ngọc Lan là người yêu của anh Tuyền từ ngày còn đi học. Trong căn nhà khuất sau Villa Alliance, chị Kim Anh vừa khóc thút thít vừa bảo Oanh chờ để hai chị em cùng ra phố Hòa Bình. Chờ mải ở góc đuờng Ga-ra Martineche mới đón đuợc chuyến xe đò lên phố. Nhà Ngọc Lan ở dảy phố sau lưng dốc Duy Tân nhìn về đồi Thông trên đĩnh Hoà Bình. Kim Anh không ngờ khi nghe nói tin anh Tuyền chết rồi, Ngọc Lan òa lên khóc nức nở. Bởi lúc trước Kim Anh Thấy Lan đối với anh Tuyền khá hờ hửng. Oanh vội lau nuớc mắt bảo để em chạy sang bên dốc Minh Mạng cho anh Võ “Hướng Đạo” biết tin. Hy vọng nhóm Hướng Đạo sẽ giúp dựng chòi rạp để đón xác của anh về nhà. Ông Năm có nói ngày mai, 2 tháng 1, ông sẽ trở về Sài Gòn. Anh Hợp lo việc tiếp xúc với Tiểu Đoàn 4 Thuỷ Quân Lục Chiến để biết nơi lấy xác. Ông dự định sẽ chỉ nhận nửa xe hàng khi trở lên Đà Lạt. Phần nửa xe sau sẽ dành chổ đặt quan tài của Tuyền. Khi vừa bước chân vào ngưởng cửa tiệm bàn vật liệu xây cất của anh Võ, Oanh lại bật khóc. Anh bước tới hỏi “Có chuyên chi rứa em” “Anh Tuyền chết trận rồi” ‘Bao lậu rồi” “Dạ, hôm cuối năm. Ba em sẽ xuống Sài Gòn chở xác anh về. Em tin cho anh biết để nhớ Hướng Đạo giúp che rạp trước nhà.” Oanh vội vả trở về nhà chị Ngọc Lan.
Anh Võ vốn là Thiếu trưởng Thiếu Đoàn Hướng Đạo Quang Trung. Trước khi nhập học trường Võ Bị Đà Lạt, Tuyền là Đội trửơng Nhất của Thiếu Đoàn. Tuyền theo chân anh Võ từ khi mời gia nhậo Hướng Đạo, từ năm 1952. Anh Võ liền sai người giúp việc chạy qua bên đuờng Tăng Bạt Hổ gọi Trần Văn Nam và Nguyễn Hoạt bên đầu đuờng Hàm Nghi vốn là đội viên của Tuyền trước đây, nay vẩn còn sinh hoạt. Anh em Hướng Đạo của Thiếu Đoàn kêu gọi nhau, sắm sửa vật dụng và hẹn ngày giờ đồng lọat kéo nhau đến nhà của Tuyền, ở xóm Hồng Lạc, bên hông Ga Xe Lửa Đà Lạt, với kế hoạch dựng một mái rạp trước cửa nhà, dưới miếng sân đất nhỏ , nằm sát bên vệ đuờng. Con đừơng dốc đá rất ít xe qua lại nên cũng thuận tiện, dự định sẽ hoàn tất ngay trong ngày 2 tháng 1. Anh Võ chép miệng nói :’Thiệt tội nghiệp ! Chú Tuyền mới vừa lên 25 tuổi. Sinh ngày 1 tháng giêng Dương lịch mà.”.
Trong buổi chiều chạng vạng tối, Oanh và chị Kim Anh thất thểu lên chuyến xe đò cuối đi Chi Lăng về nhà. Cả nhà đã ăn cơm. Oanh nghe nói lại về dự tính lo tang lễ cho Tuyền. Nghe nói Tiểu khu cũng sẽ cho người đến làm lễ phủ cờ và trao tặng huy chương. Oanh nói với Ba Mạ anh Võ “Hướng Đạo” sẽ kéo đế giúp dựng che rạp trước nhà. Không khí trong nhà bổng lặng xuống và nặng nề. Ai cũng không dám nói lớn và còn lòng dạ cười đùa. Nhớ mới đây, anh Tuyền đuợc phép về thăm gia đình ở Đà Lạt. Trông anh rất phong trần dù mới ngòai 20 tuổi. Gương mặt anh thật rắn rỏi trong bộ chiến phục rằn ri của Thủ Quân Lục Chiến, trước những bộ quân phục màu sắc của các anh Bộ binh và Sinh viên sĩ quan từ các quân trường ra phố.Tính anh vẩn ít nói. Do còn độc thân nên anh chỉ đi lòng vòng thăm bạn bè và khu phố kỷ niệm. Mải đến tối cả nhà mới gặp lại anh. Không biết chuyện anh và chị Ngọc Lan đi đến đâu. Mẹ của Oanh nói anh Tuyền đã đến lúc lo cưới vợ rồi. Anh bảo bây giờ đi đơn vị tác chiến không biết sống chết ngày nào nên chưa hề nghĩ tới. Hơn nửa anh vẩn còn trẻ. Chẳng mấy hôm thế rồi anh ra đi biền biệt. Tin tức từ xa cho biết trận địa ngày càng trở nên khốc liệt dù Đà Lạt vẩn còn yên tĩnh. Mới đây nghe ông Năm bảo Tuyền vừa lên Trung Uý và chỉ huy Đại Đội. Ông Năm đi đâu gặp người quen biết có con gái lớn cũng dọ hỏi. Khi nghe ông khoe thằng con trai mới lên Trung Uý ở Thủy Quân Lục Chiến ai cũng làm lơ vì sợ con mình sớm trở thành góa phụ. Duy chỉ mình ông cứ mãi tin con người sống chết có số. Ông cũng chẳng quen biết ai làm lớn để chạy chọt xin xỏ cho con về làm văn phòng cho yên thân. Ông nhớ có nghe người con trai lớn kể rằng khi ra Trường Võ Bị, Tuyền đã khám sức khỏe đi Không quân nhưng vì muốn giúp anh nên đã tình nguyện về Thủy Quân Lục Chiến. Thôi cũng đành phó cho số mạng.
Sáng sớm ngày 2 tháng 1 năm 1965, tức là hai ngày sau trận Bình
Giả bùng nổ gây chấn động dư luận, với tin tức đăng trên trang đậu nhật báo Chính
Luận “Tiểu Đoàn 4 TQLC bị thiệt hại nặng trong trận Bình Giả, vào chiều ngày 31
tháng 12 năm 1964, khi bị một Trung Đoàn Việt Cộng bao vây lúc vào lấy xác của
Phi hành đoàn Trực Thăng Hoa Kỳ trên chiếc trực thăng bị bắn rơi đêm 30 tháng
12. Tiếu đoàn trưởng và Tiểu Đoàn Phó đều bị tử trận với hàng trăm TQLC bị thương
vong..…”, ông Năm buồn bả đem xe ra cho chất hàng rau cải chở về Cầu Muối, Sài
Gòn.
Sang ngày 3 tháng 1 năm 1965, ở nhà , bên con đuờng dốc
đá Phạm Hồng Thái, cà chục Hướng Đạo sinh của Thiếu Đoàn Quang Trung đã đổ xô tới.Họ
lặng lẻ bắt tay vào việc, dưới sự chỉ huy của anh Nguyễn Văn Võ là Thiếu Trưởng.
Với đống vật liệu chia nhau chuyển tải trên xe đạp gồm các sào Tre, cây gổ, tấm
vải bạt làm lều đi trại, họ nhanh chóng dựng lên một chái rạp ngay trước chính
ra vào, với mái che từ mái nhà de ra và vách với hàng tre đan nhau và tấm bạt
che kín hai bên hông. Sau đấy, một anh đã mang đến hai tấm liểng màu vải đen với
hàng chử Thành Thật chia buồn của Đạo Lâm
Viên và Thiếu Đoàn Quang Trung, rồi đến của Thiếu Đoàn Lê Lợi.Vừa lúc gần hoàn
tất , khỏang gần 10 giờ sáng, chợt Oanh thấy chị Ngọc Lan xuất hiện với bộ quần
áo để tang màu đen. Oanh vội kéo chị vào nhà và giới thiệu với Mạ.Chị Lan khẻ
chào và khép nép ngồi lặng bên song cửa sổ , đưa mắt theo dỏi các anh em Hướng Đạo
đang lăng xăng lo dựng rạp. Thế là anh Tuyền chết thật rồi. trong lòng của Lan
dâng lên nổi niềm hối tiếc, buồn xa vắng. Từ hôm qua, Lan đã gọi xin nghỉ việc
để đến nhà Tuyền chờ đón Tuyền về.” Em hỏi anh bao giờ trở lại. Xin trả lời mai
mốt anh vế….” Bà Dì của Tuyền tự hỏi sao
bây giờ mới biết Tuyền có cô bạn gái ở Đà Lạt. Chưa kịp đem trà nuớc ra cho chị
Ngọc Lan, bổng Oanh tá hỏa khi nhận ra người con gái vừa đến trước nhà là Phương
Mai, con của ông chủ Nhà In Lang Biang, trên khu phố Hoà Bình. Phương Mai cũng
mặc bộ quần áo dài màu đen với mái tóc ngắn đứng ngoài hiên nhìn các anh em Hướng
Đạo treo mấy tấm liểng. Sao người ta sống chết như trở bàn tay. Mai nhớ ngày nào
cùng bước với anh trên đuờng từ Trại Hầm vế đến ngả ba Địa Dư, sau khi rời tiệc
cưới của anh Ơn làm việc cho Nhà In. Lúc ấy, anh Tuyền đã đuợc xuất trại dạo phố
từ trường Võ Bị bằng bộ com-lê thường phục, thay cho đồng phục Sinh viên sĩ
quan. Anh rất ít nói chỉ chăm chú lắng nghe Mai nói chuyện này nọ. Nhưng Mai cứ
nhớ mải nụ cươi rất tươi của anh khi tiển Mai lên xe đò về phố. Bây giờ anh đã
không còn nửa. Chợt nghe tin anh tử trận, Mai quyết định đến nhà của ba anh Tuyền
dự tang lễ. Cuối cùng Oanh đi ra đón chị Mai vào nhà, tránh ánh mắt của chị
Lan. Mạ của Oanh vội lo trà nước cho mọi người từ ngòai vào trong. Bên Ngòai, các
anh em Hướng Đạo không ngớt xầm xì nói về anh Tuyền khi còn sống ở Đà Lạt. Anh
luôn hết lòng với phong trào Hướng Đạo. Mấy năm học trong trường Võ Bị, vào dịp
ra phố cuối tuần anh vẩn thường ghé thăm nơi sinh hoạt của Thiếu Đoàn Quang
Trung. Khi nghe tin anh ra trường phục vụ trong Thủy Quân Lục Chiến, ai cũng biết
anh đã vào sinh ra tử ngòai chiến trường ngày càng sôi động. Không ai ngờ anh đã
ra đi khi mới ngòai 20 tuổi. Sau khi hòan tất rạp che cho tang lễ, anh Võ đề
nghị các anh em chia phiên nhau về nhà và sẽ tập họp đông đủ với đồng phục Hướng
Đạo, khi quan tài về đến nhà. Bên trong nhà , không khí thật lặng lẻ. Không ai dám
nói lớn tiếng. Chị Ngọc Lan và chị Phương
Mai ngồi xéo hai bên chiếc bàn, không nhìn nhau. Đến xế trưa, một chiếc xe “Đốt”
nhà binh dừng lại trước cửa nhà, một người có vẻ Sĩ quan, cầm tờ giấy vội vả vào
nhà xin gặp thân nhân. Oanh chạy vào bếp gọi mạ ra. Người lính cho biết mang công
điện của Tiểu Khu Tuyên Đức báo tin. “ …Trung Uý Trần Ngọc Tuyền, số quân…. Đại
đội trưởng Đại đội 1 của Tiểu đoàn 4 TQLC đã hi sinh đền nợ nước tại Bình Giả,
Phước Tuy, vào tối ngày 31 tháng 12 năm 1964. Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu sẽ làm lễ an táng
và truy tặng huy chương theo lễ nghi quân cách….” Không cầm đuợc lòng, cả nhà
chợt òa lên khóc nức nở. Ngọc Lan và Phương Mai cúi xuống ôm mặt rưng rức. Các anh
em Hướng Đạo bu quanh bên ngòai cửa đứng
lặng như trời trồng. Thế là hết một đời người đầy sống động và oanh liệt.Không khí nặng nề bao trùm cả không gia tĩnh lặng quanh khu
xóm không bóng người qua lại.Không ai bảo ai, mấy anh em Hướng Đạo đã tự động lặng
lẻ trở lại chờ. Một số đã ghé mua nhang đèn mang đến.
Vào khoảng 5 giờ chiều, chợt chiếc xe vận tải của ông Năm xuất
kiện ở đầu ngả ba Địa dư, cả nhà trong ngòai nhốn nháo. Xe dừng lại trước nhà
ai cũng nóng lòng vì thấy ông Năm loay hoay khá lâu trong ca-bin xe.Một lúc
sau, ông Năm bước xuống, miệng tươi cười vui vẻ. Mọi người đổ xô tới. Ông Năm nói
lớn :’ Tuyền vẩn còn sống. Chỉ bị thương nặng phải bò trong rừng một mình suốt
ba ngày. Đã đuợc đưa về Quân Y Viện Vũng Tàu rồi “ Tiếng cười vang lên như pháo
nổ và các Hướng Đạo sinh đồng lọat vổ
tay đồng ca bài:
“Vui ca lên nào anh em ơi
Hát cho đời thắm tươi….”
Trần Ngọc Toàn
Trần Ngọc Toàn
__._,_.___
Gửi ý kiến của bạn