“Đường Xưa Lối Cũ…” * Trần Ngọc Toàn

05 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 25424)

“Đường Xưa Lối Cũ…”

Trần Ngọc Toàn

rungthongdalat

Sau 11 ngày trên đảo Galang 1, từ chuyến tàu vượt biên, tôi được cho tháp tùng nhóm người tỵ nạn trước xuống tàu sang Singapore để chờ đáp chuyến bay sang Mỹ, vào ngày 14 tháng 6 năm 1984.Bước chân lên phố đảo Tân Gia Ba tưởng chùng như đặt chân lên cỏi thiên đàng sau chin năm bị đọa đày dưới ngục tù Cộng sản. Từ đó, tôi ngở mình như bay lên. Từ Singapore tôi được chỉ định làm Trưởng toán lên chuyến bay lên Hồng Kông. Ngày hôm sau, tất cả được lên chuyến bay bao thuê American Airlines trực chỉ San Francisco mà lứa tuổi của tôi vẩn còn nghe vang vọng lời nhạc”If I go to San Francisco…’ Chỉ mới năm 1972 tôi rời Việt Nam đáp xuống phi trường quân sự Travis, ở California, để nhập học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu của TQLC Hoa Kỳ tại Quantico, Virginia. 12 năm sau tôi trở lại Hoa Kỳ là một người tỵ nạn CS.

Chuyến bay đáp xuống San Francisco vào khoảng 3 giờ chiều ngày 15 tháng 6 năm 1984.Mọi người lập thủ tục nhập cư nước Mỹ với một túi xách mang hồ sơ với hàng chử ICM, Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Do vấn đề sắp xếp chuyến bay cho nhiều nhóm ngừơì bay trên nước Mỹ, tất cả được dồn về ở tạm trong một khách sạn ngay trong phạm vi của phi trường.Nhờ mượn được $ 50 Đô La của Đại Uý HQ Alan Barr, Trưởng Phái đoàn Mỹ tại Nam Dương, tôi ra trạm Điện thoại công cộng tìm cách gọi cho em ruột của tôi là Trần Ngọc Linh ở Sunnyvale gần San José, CA. Tiếp tục nhồi đồng xu 25 vào tuí điện thoại mãi cho đến khi nghe tiếng reo.Tiếng một cậu bé trả lời bằng Anh Ngữ. Sau chin năm bị bầm dập dưới bàn tay sắt máu của CS, tôi trở thành lắp bắp ngay cả câu tiếng Anh thông dụng. Tôi cố gắng nói cho chaú Lê biết tôi vừa từ đảo Galang qua và hiện đang tạm trú trong Khách sạn Holiday Inn trong phi trường San Francisco. Cháu cho biết cha mẹ đi vắng chưa về. Tôi chỉ biết cố gắng nhắc lại những điều đã dặn cho cháu rồi phải cúp máy.

Vào năm 1949, khi mẹ tôi bị bất đắc kỳ tử, tôi lên 9 tuổi và hai đứa em trai của tôi là Kim được 7 tuổi và Linh mới 5 tuổi.Lòng dạ tôi lúc ấy đau đớn quặn thắt. Nhưng tôi không hề nghĩ em nhỏ của mình đã như thế nào. Bốn anh em trai vốn đã phổi bò nay mất mẹ lại càng phổi bỏ hơn nửa. Anh em tôi từ đó lớn lên như những cây mọc giửa rừng. Tôi không biết chăm sóc đến em mình như người chị hoặc em gái. Khi nhà tôi còn ở đầu dốc Prenn, đường đi bộ đến trường tiểu học Dalat cũng gần 5 cây số. Từ đầu dốc Prenn, thả rong xuống con dốc đường Nguyễn Thựơng Hiền. Một bên là khu cư xá Trường Quốc Gia Hành Chánh. Bên kia là sân đá banh với phòng tập Nhu đạo của ông Yvert trải dài xuống hồ nước trong xanh. Sau đó chúng tôi dạo theo bờ hồ ngắm nhìn ngôi nhà Thủy tạ sơn trắng muốt, vòng tới cầu Ông Đạo mới gặp được đám bạn trú ngụ bên khu Nhà Thợ Con Gà và Ấp Suối Tiá, dốc Nhà Bò.Tôi cứ mải trò chuyện với đám bạn từ Trại Hầm nên thực ting không biết tới hai đứa em nhỏ của mình ra sao. Khi lên dốc theo rặng cây Mai với hoa màu hồng, đến khu chợ Hòa Bình thì bạn học càng đông và vui hơn. Trong ấy có lẩn con gái. Một năm sau, gia đình tôi dọn về khu Phạm Hồng Thái , gần Nha Địa Dư, con đường đi đến trường càng xa thêm. Chúng tôi phải đi bộ qua nhà Bác sĩ Sohier rồi băng qua cầu nhỏ và thả dọc theo đường vòng hồ. Có khi tôi đi thử vòng vào phía cầu sắt rồi băng đồi ngang khu trường Thiếu Sinh Quân. Tuy gần hơn một chút nhưng không gặp bạn cũng buồn. Từ xóm Chi Lăng vào sáng sớm cứ nửa giớ có một chuyến xe đò ra phố. Anh em tôi không có tiền ăn sáng nên làm gì dám chận xe đò. Vì vật tôi hay hái trái sá lị, sim rừng và trái Mai bỏ miệng. Có khi nổi hứng từ cầu Ông Đạo đi vòng theo mấy ngôi biệt thư của Bảy Viễn, Luật sư Hoàng Cơ đến hồ nước Đội Có rồi vòng lên đường Võ Tánh. Chỉ có rừng Thông ngút ngàn và vài căn nhà nhỏ nằm phía bên khu đất thấp. Trong ấy có nhà của Lê UYên Phương tức là Lê Văn Lộc. Ngôi trường Quang Trung mới được xây cất với hai dảy nhà lầu một tầng và nhà sân chơi có mái che với phòng vệ sinh, nằm trên một dải đất đỏ được san bằng từ một ngọn núi thấp ở phía Bắc hồ Dalat. Những ngọn núi thấp cỏ trọc tạo thành một bình nguyên đã được Bác sĩ Yersin tạo dựng nên thành phố Đà Lạt. Với hình dạng bầu dục có bề dài chừng 300 mét và bề ngang độ 100 mét, đồi Sân cù cũ đã biến dạng thành trường Trung Học Phương Mai, rồi Quang Trung và Bùi Thị Xuân sau này. Xung quanh chì có đồi cỏ trọc. Một mặt nhìn vế phía trường Lycée Yersin và Trường Võ Bị ở phía Đông. Mặt Bắc là Trường Thiếu Sinh Quân sau là Khu Đại học. Phía dưới chân là Ấp Hà Đông Nghệ Tĩnh với vườn Dâu Tây nối qua trường Trần Hưng Đạo, bằng đường dốc đá.Khung cảnh lúc ấy thật yên tĩnh và nên thơ. Phía Nam của Nhà Trường là con dốc chỉ có cỏ trọc và cay sim rừng lấp thấp kép dài xuống hồ Đội Có và Hồ Xuân Hương. Lớn lên ở Đà Lạt với những dảy núi trùng trùng điệp điệp bao quanh, mang một màu tím than thâm thẩm vào những chiều trời ngả bóng xế, tôi cứ mãi mơ ước một ngày nào đó chấp cánh bay qua rặng núi để biết bên ngoài ấy còn có những gì. Hay có những ngày nghỉ học đi lang thang trên đoạn đường ray xe lửa có răng mốc kéo lên xuống núi và nghe tiếng cói tàu dục dả mà thèm khát những chuyến đi lang bạt.

Có một điều lạ lùng, mãi cho đến bây giờ nghĩ nhớ lại, với tuổi 13,14 dầu đã mồ côi mẹ, tôi chưa hề bao giờ nhớ hai đứa em nhỏ của mình đi đến trường học như thế nào. Không biết có phải vì anh trai tính vô bổ hay do chịu cảnh dì ghẻ con chồng mà tôi cứ muốn vươn ra ngoài. Cho đến mải bây giờ tôi vẩn còn cảm thấy hối hận. Những bạn bè tôi ở Trại Mát hay Trại Hầm được cha mẹ cho mang theo thức ăn vì trưa không thể về nhà được. Bạn cùng lớp với tôi tên Nguyễn Hải có cha nấu ăn cho trường nội trú Petit Lycée, mổi ngày mang theo cặp sách cho tôi một ổ bánh mì tây. Cho nên, đến giờ trưa nghỉ học cả đám kéo nhau đi bộ xuống hồ tập bơi lội.

Mãi cho đến năm 1955 khi tôi cùng đám bạn kéo nhau đi xem danh sách những ngươì thi vào Đệ Thất trường Quang Trung. Khi đám trẻ chen nhau đọc tên, bỗng em tôi chạy tới nói :”Em không có tên đậu vào Đệ Thất”.Tôi nhào lên đọc kỷ lại bảng danh sách và không thấy tên Linh. Thật sự lúc ấy tôi hoảng hốt và cuống cuồng lo rằng nếu em tôi không vào được trường Trung học Công lập chắc chắn coi như hết rồi. Bổng dưng tôi chợt nhớ bên phía Trung học Trần Hưng Đạo nhận vào Đệ Thất chậm hơn bên Quang Trung hai tuần lễ. Tôi quay ngoắc qua người bạn có xe đạp năn nỉ mượn chiếc xe, rồi đèo em tôi chạy băng xuống con dốc đường đá từ cửa trường đâm xuống Ấp Đa Thiện, vòng qua khu Mã Thánh rồi xuống đường qua hồ Vạn Kiếp ôm xe chạy lên trường Trần Hưng Đạo. Từ đó, em tôi bước chân vào trường Trung học THĐ cho đến ngày đậu Tú Tài 2. Tôi chợt nhớ ra khi mẹ tôi khuất bóng em tôi mới lên 5 tuổi chắc nó đau khổ hơn tôi nhiều lắm. Sau khi chụp được mảnh bằng Tú Tài 1, tôi nhảy ngay vào khóa 16 của Trường Võ Bị lúc ấy đã được đổi thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Đà Lạt để thoát ly gia đình. Khi ấy đứa em trai kế của tôi đã chết tức tưởi vì bệnh tim. Càng thương nhớ mẹ tôi bao nhiêu tôi càng căm hận ba tôi bấy nhiêu. Sau hai tháng qua khổ nhục sơ khởi nhập trường tôi nghĩ mình không thể bỏ cha được và em tôi còn phải chịu sống cảnh dí ghẻ con chồng nên tôi tìm cách làm cho bà mẹ kế phải thay đổi. Đậu Tú Tài 2 ban Toán nên em tôi vào khóa 14 của trường Hải Quân Nha Trang. Tôi cứ miệt mài ngoài chiến trận. Từ mặt trận Bình Giả, năm 1965, tôi được đưa về Quân Y Viện Vũng Tàu với ba vết thương trên người.Mới nằm được 1 tháng, chợt một ngày, em tôi xuất hiện trong bộ quân phục Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân tìm vào thăm tôi.Với một chân bị thương còn treo lơ lửng trên giường bệnh tôi lại nhận được tin buồn về em của tôi. Lận đận của số mạng của em tôi đến đấy chưa hết. Lưu lạc ra tận Sư Đoàn 25 ở Cần Đước , Cần Giờ cho đến một ngày vào năm 1968, khi tôi làm Đại đội trưởng Đại Đội Quân Cảnh 202 TQLC, một nhân viên QC đưa tôi tờ giấy viết trên mảnh bao thuốc lá, tôi mới khám phá ra em tôi đang bị kẹt ở Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ. Sau cùng, cả ba anh em đều mặc áo rằn ri TQLC. Em tôi dạy học tại trường Trung học của Khu Traị Gia Binh TQLC trong Căn cứ Sóng Thần. Sau năm mất nước 1975, chỉ có mình tôi đi tù. Em tôi nhờ gia đình bên vợ thoát qua Mỹ năm 1979 và định cư tại San José, California.

toanlinh1984sfairport-large-content

 

Suốt buổi chiều mải sau bửa ăn tối, tôi cứ ra vào trước cửa Khách sạn mong ngóng gặp lại em tôi, sau cú điện thoại công cộng khi mới đặt chân trở lại nước Mỹ. Anh em tôi xa nhau cũng đã 9 năm, sau ngày Miền Nam rơi vào tay CS. Tôi đã rời khỏi địa ngục Việt Nam bước vào Thiên Đường. Nhưng trước mặt đường đời còn lắm chông gai với hai bàn tay trắng và một số vốn Anh Ngữ nay đã thui chột sau chín năm bị hành hạ dày xéo.Khi ra tù được một tháng , tôi nhận được lá thư của vợ tôi cho biết, sau khi vượt biên năm 1978 khi nhận được lá thư đầu tiên của tôi gởi về từ nơi gọi là Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa khuyên nên tìm đến nhà bà chị họ của tôi bên Mỹ. Tôi tự thấy lúc ấy mình chắc sẽ chết trong Trại tù Miền Bắc. Vợ tôi nói thẳng cho tôi biết từ năm 1979 đã chung sống với người đàn ông khác. Khi viết thư yêu cầu nàng “Đi khu kinh tế mới với chị Phương (Bên Mỹ) “ là tôi đã chấp nhận cho nàng làm lại cuộc đời cho tương lai của hai dứa con của tôi.Tôi không hề hối tiếc và sẳn sàng đón nhận tin nàng sống với người khác. Tôi phài tiếp tục đi tới để gặp hai đứa con của tôi sau 9 năm xa cách. Đang nằm trên giường cố tìm giấc ngủ để sáng hôm sau đáp chuyến bay trở lại Virginia, khoảng sau 11 giờ 30 đêm, chợt có người vào gọi bảo có em tôi đến. Tôi bật dậy chạy ra ngoài. Cả gia đình của em tôi với vợ và bốn đứa con nhỏ lóc nhóc trên xe, vào thời gian này, khiến tôi rưng rưng nước mắt.Qua thời gian dài khổ ải tôi tưởng chừng như mình đã khô cằn đi. Nhưng tình cảm con người tôi vẩn còn đó. Em tôi bảo phải chạy lùng xục tìm tôi cả mấy tiếng đồng hồ mới ra. Bây giờ anh theo em ra ngoài nhà ở Sunnyvale. Sáng mai em sẽ đưa anh ra lại Phi trường San Francisco nếu anh vẩn tiếp tục muốn đi nửa. Em tôi cũng đã biết vợ tôi đang sống với người khác. Chạy xe cả tiếng đồng hồ mới về đến nhà cho mấy đứa nhỏ đi ngủ. Tôi được một bửa ăn ngon sau chin năm đói khát trong Trại tù. Tôi bảo tôi phải đi tiếp lên Virginia để gặp hai con. Đứa con gái đầu lòng, khi vượt biên lên

tntoan2-large-content

10 tuổi, nay mới tốt nghiệp Thủ Khoa trường Trung Học Falls Church và sẽ lên học Đại học UVA theo học bổng. Đứa con thứ nhì đã lên lớp 8. Tôi chấp nhận việc vợ tôi có chồng khác nhưng tôi phải gặp hai đứa con của tôi. Không có gì có thể chận bước đường ta đi trừ khi số phận trói buộc.

Sáng sớm ngày hôm sau, tôi mặc bộ quần áo tươm tất hơn của em tôi cho, với túi sách dựng hồ sơ tỵ nạn LHQ, lên xe ra phi trường với vợ chồng em tôi từ Sunnyvale. Chuyến bay đưa tôi về vùng Phụ cận Washington DC với tràn đầy nổi niềm chan chứa riêng tư, chất ngất.

Cuối cùng vợ tôi đã đồng ý trở lại với tôi, gầy dựng mối gia đình vì tương lai của hai con.

Trần Ngọc Toàn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn