GIA ĐÌNH CỦI NGO * Phong Châu

01 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 35258)

 GIA ĐÌNH CI NGO

hkc_gdcn7-large-contenthkc_gdcn13-large-content

Khởi từ đại hội V và VI, một nhóm anh chị em cựu học sinh hai trường BTX và THĐ có tham gia vào ban văn nghệ để đóng góp các tiết mục cho hai Đêm Hội Ngộ tại thành phố Houston (Texas 2010) và thành phố Santa Ana (California 2012) đã mặc nhiên hình thành một nhóm có tên gọi vui là “Gánh Hát Houston”. Các thành viên của “Gánh Hát”, ngoài việc đóng góp cho đại hội ( Đêm Hội Ngộ và Du Thuyền) những tiết mục vui và ý nghĩa, họ còn có một vài sinh hoạt riêng của nhóm dựa trên tinh thần tương - thân tương - ái và tương - kính lẫn nhau. Sau đại hội mùa hè 2012, khi trở về địa phương, nhóm đã có vài buổi họp mặt lần lượt tại nhà các thành viên của “Gánh Hát”. Không ai nói với ai nhưng tất cả thành viên đều muốn gặp mặt nhau thường xuyên hơn. Từ đó một “Câu Lạc Bộ” được ông “Bầu Gánh” mà các anh chị đã đặt cho THĐ Hoàng Kim Châu khởi xướng. Sau những lần họp mặt tại nhà của THĐ Nguyễn Vương Thái vào tháng 10 -2012 và nhà BTX Đào Thị An vào tháng 1 – 2013 cùng vài lần gặp mặt tại các quán ăn để tiếp đón bạn bè các nơi ghé thăm. Lần họp mặt Xuân Quý Tỵ diễn ra tại nhà THĐ Hoàng Kim Châu ngày 9 tháng 3 – 2013, trước là để vui xuân, sau là ra mắt “Câu Lạc Bộ Củi Ngo”. Nhiều anh chị em đề nghị thành lập một nhóm sinh hoạt dựa trên tinh thần “đồng môn đồng hương Đà Lạt” ngoài các sinh hoạt của hội cựu học sinh BTX-THĐ (trên thực tế chỉ có hội BTX mà thôi). Có nhiều tên liên quan đến Đà Lạt được đề nghị đặt cho Câu Lạc Bộ: Mimosa, Anh Đào, Thông Non, Thông Già, Lâm Viên, Phố Núi, Sương Mù……nhưng cuối cùng mọi người đều tỏ ra thích thú với hai chữ “Củi Ngo” do “Bầu Gánh” đề nghị. Tại sao lại là Củi Ngo? Thì đây, xin dài dòng một tí. Củi Ngo là một loại củi chỉ dùng để nhóm lửa chỉ có ở Đà Lạt. Củi Ngo được lấy từ các cây thông mà Đà Lạt là xứ có thông ở khắp mọi nơi nên nhiều người vẫn gọi Đà Lạt là Xứ Ngàn Thông.Trong thân cây thông có nhựa. Nhựa thông được dùng trong kỹ nghệ hóa chất. Cây thông càng lâu năm thì cho nhựa càng nhiều và nhựa thông tụ ở phía dưới gốc cây nhiều hơn phần thân phía trên. Thường khi người ta đốn hoặc cưa thông, phần dưới gốc người ta bỏ lại với chiều cao khoảng hai ba tấc. Dân chúng sống ở vùng có những cây thông đã đốn vào những thập niên 50 – 60 thường vào đó tìm những gốc để bửa về làm củi nhóm bếp. Củi này được gọi là Củi Ngo để phân biệt những cành thông khô chặt xuống cũng làm củi gọi là củi thông. Củi Ngo dài độ hai ba tấc, to chỉ bằng ngón tay út và bắt lửa rất nhanh. Thời đó đa số người dân Đà Lạt nấu nướng bằng củi, chỉ cần một mẩu củi ngo nhỏ mồi lửa từ hộp quẹt, sau đó đưa vào bếp thì chỉ trong vòng vài chục giây là cả bếp lửa bùng lên cháy dễ dàng. Khi bếp lửa đã cháy đều, người ta có thể lấy mẩu củi ngo ra để nhóm vào những lần sau. Biết người Kinh hay dùng củi ngo nhóm bếp nên những người Thượng Đà Lạt thường lấy củi ngo mang xuống phố chợ để bán. Củi ngo được chất đầy trong những chiếc gùi và thường thì những người Thượng hay đi từng đoàn cả chục người và đi theo hàng một, đàn ông đeo gùi sau lưng, tay cầm xà gạc, miệng ngậm ống điếu, đi chân đất và đóng khố, đàn bà mặc xà rông có tấm vải dày vắt qua một bên vai, trước ngực mang đứa con nhỏ và sau lưng cũng một chiếc gùi, đôi khi cũng bập bập điếu thuốc vấn trên môi, các cô thiếu nữ quấn xà rông mang gùi và ngực trần…

hkc_gdcn3-large-contenthkc_gdcn2-large-contenthkc_gdcn1-large-content

 Trở lại chuyện “Câu Lạc Bộ Củi Ngo”, buổi họp mặt diễn tiến như sau: “Bầu Gánh” chịu khó trang hoàng phòng ốc để tiếp đón anh chị em vì khi bước vô nhà, anh chị em đã thấy hai câu đối được treo hai bên cột nhà ở phòng phía trước như sau:

Gánh Hát Củi Ngo Ca Đón Tết  

Học Trò Đà Lạt Hát Mừng Xuân

Nhìn sang bức tường phía bên mặt, anh chị em thấy ba tấm bảng màu sắc rực rỡ. Tấm thứ nhất ghi Câu Lạc Bộ Củi Ngo - ĐàLạt”, tấm thứ hai ghi: “Cung Chúc Tân Xuân – Quý Tỵ - 2013”, à tấm thứ ba ghi “Lễ Hấp Hôn”. Anh chị em thắc mắc về nội dung tấm bảng thứ ba nhưng bầu gánh nhất định chỉ trả lời là “không biết, hạ hồi sẽ rõ”…Mỗi khi có anh chị em bước vào cửa đều được nghe một tràng pháo nổ rất dòn để chào đón. Đã thấy vui xuân! Mọi người có mặt đông đủ, các chị kéo nhau ra sân sau hóng gió xuân đồng thời ngắm hoa anh đào để nhớ về Đà Lạt, thành phố Hoa Anh Đào ngày nào khi chị em còn cắp sách đến trường và những ngày xuân sang, mặc áo mới đi guốc mộc e ấp giữa những con đường hoa trong những mùa xuân thanh bình và lòng tràn đầy mộng ước. Thôi thì đứng làm duyên dưới cội đào chụp vài tấm ảnh cho đỡ nhớ đỡ thương…Bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về, ra khỏi vùng ký ức tưởng chừng đã lãng quên…đâu đó một mùa xuân…đâu đó một Đà Lạt hoa mộng…

hkc_gdcn9-large-contenthkc_gdcn8-large-content

 Các cô đang cười duyên dưới cội hoa anh đào Nhiệm vụ của các chàng là chụp…

 Sau khi đã giải quyết xong vấn đề bao tử, chương trình vui quậy bắt đầu. Đầu nậu là “Bầu Gánh” và “Dân Chơi” (chữ của dân chơi chứ không phải chữ của kẻ viết bài) Đào Thị An đã chuẩn bị cho chương trình này. Mở đầu “Bầu Gánh” phát biểu vài lời cám ơn và nói lý do của buổi họp mặt: thành lập “Câu Lạc Bộ Củi Ngo”. Tiếp đến dân chơi Đào Thị An tuyên đọc gia phả của Nhà Củi Ngo gồm 24 thành viên theo thứ tự “già nhiều” “già ít” như sau: Anh Cả Đặng Đình Hiệp (tục gọi là Rể Già), anh Hai Trần Ngọc Toàn, anh Ba Trương Văn Phước, anh Tư Nguyễn Hữu Trí, anh Năm Đào Trọng Hưng, chị Sáu Đào Thị An, anh Bảy Trần Văn Thái, anh Tám Nguyễn Vương Thái, anh Chín Nguyễn Mậu Lộc, anh Mười Hoàng Kim Châu. Chèn đét ơi! sinh cùng năm cùng tháng nhưng sinh sau có vài bữa nên phải làm em của một mớ ông anh và một bà chị. Nhưng bầu tui cũng rất vui mừng vì từ nay đã có tám ông anh và một bà chị lo toan mọi bề của gia đình, bầu tui sẽ giải nghệ và tha hồ đi đây đi đó khỏi bị kêu réo sai bảo như bấy lâu nay. Còn 14 mạng có tên sau đây là đàn em của tui, đều được gọi là Út. Mười bốn vị em Út như sau: Út Một Nguyễn Thị Nguyệt, Út Hai Huỳnh Văn Hiếu (thân nam nhi cũng được làm Út!), Út Ba Vũ Thị Hiền, Út Tư Trần Kim Qùy, Út Năm Phạm Thị Xoàn (may mà Út chứ Chín Tám trở lên thì kẹt cho tui quá), Út Sáu Nguyễn Thị Thảo, Út Bảy Lê Thị Li, Út Tám Nguyễn Thanh An, Út Chín Bùi Thị Hải, Út Mười Diệp Nữ Hạc Cúc, Út Mười Một Lê Thị Cẩm, Út Mười Hai Nghiêm Thị Hiệp, Út Mười Ba Ngô Ánh Minh và Út Mười Bốn Nguyễn Quý Bính. Tội nghiệp cho cậu Út này vì trong tương lai sẽ bị 23 ông anh bà chị muốn gõ đầu lúc nào cũng được kể cả người mà ở nhà mình gọi bằng em! Thôi thì người ta đặt đâu mình ngồi đó và điều quan trọng khi tham gia trò chơi thì phải theo luật chơi…Sau khi dân chơi Đào Thị An, Í à…không phải! Sau khi chị Sáu tuyên đọc thứ tự anh chị em trong gia phả thì mọi người cứ ngó quanh xem mình phải gọi ai bằng anh bằng chị, gọi ai bằng em…

hkc_gdcn28-large-contenthkc_gdcn27-large-content

Năm cô Út: Quỳ Hiệp Cúc Nguyệt và Hiền Anh cả chỉ lì xì cho các cô Út…

Sau khoảng 10 phút để mọi người nhớ thứ tự, dân chơi “chị Sáu” lại tiếp tục điều khiển chương trình. Mục kế là tuyên dương 5 chị Út vì những thành tích đặc biệt sau đây: Người thứ nhất là cô Út Mười Diệp Nữ Hạc Cúc. Cô này có thành tích là gặp chàng đầu tháng 2 để rồi cưới chàng cuối tháng 2 (chỉ có 28 ngày) nên có thơ rằng: Đu tháng ai xui thiếp gp chàng. S chàng bay bưm chy lang thang. Nên chi cui tháng làm l cưi. Sut đi nhi n mãi cưu mang” . Thứ đến là cô Út Mười Hai Nghiêm Thị Hiệp. Thành tích của cô này được thể hiện qua bốn câu thơ “Anh già em tr bén thiên duyên. Gng cay em xơi mãi nên ghin. Yêu nhau đâu k chi già tr. Chng già cưng dz sưng như tiên”. Người thứ ba là cô Út Ba Vũ Thị Hiền. Cô này năm 16 tuổi đang nhảy giây ở sân trường BTX thì được mẹ gọi ôm cặp về ngày mai làm đám cưới. Thế là, như thơ Hàn Mạc Tử “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy. Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”. Bốn câu thơ cho Út Ba là “Mưi sáu em xưa b bn bè. Giã t cha m dt lên xe. Mi ngưi coi bo em còn nh. Em tr li rng: Ai đông ke…”. Tư Trần Kim Quỳ lên xe hoa đôi lần nhưng lần nào cũng vẹn toàn hạnh phúc như mấy câu thơ sau đây “Em lên xe bông đến hai ln. Tràn đy hnh phúc chng phân vân. Tình trưc tình sau tình chung li. Tình mt tình hai tình trăm năm”. Người cuối cùng trong năm người được đặc biệt vinh danh là cô Út Một Nguyễn Thị Nguyệt. Cô này có thành tích bất hũ: Quen chàng trai ngày ba muơi tháng chạp năm con Gà (là năm tuổi của cô) nên cô đòi làm đám cưới cũng vào đúng ngày này năm con gà. Do đó cha mẹ đôi bên cũng phải chìu ý mà làm đám cưới sau 12 năm (chẵn một con giáp). Đúng là “Thp nh niên ri cũng qua mau. Cha m đôi bên mi nhu tru. Bà con nc rưu mng đôi tr. Đã yêu ri đâu ngán ch nhau”. Chị Sáu An, sau khi tuyên dương công trạng của năm cô Út, liền trao cho mỗi cô một món quà, quà không được mở cho cả nhà xem nhưng nghe đâu quà là những chiếc nhẫn một hai karat chi đó để cho mấy cô này thêm vui trong Lễ Hấp Hôn sắp tới. Chẳng những thế mà ông anh Cả (tức Rể Già) còn móc túi lì xì cho các tất cả các cô Út. Phe đực rựa chúng tôi chỉ biết ngồi vỗ tay mà thôi. Sướng thay cho phận đàn bà là thế.

 Không kém phần vui nhộn là mục Hấp Hôn. Hôm nay là “ngày lành tháng tốt năm đẹp” nên gia đình muốn làm Lễ Hấp Hôn cho các thành viên để các cặp nhắc lại lời thệ ước yêu nhau cho đến lúc tàn đời có sự chứng kiến của đại gia đình Củi Ngo. Lần lượt các cặp lên ra mắt bà con và chụp hình kỷ niệm. Riêng cô Út Ba Vũ Thị Hiền và cô Út Tám Thanh An không có ai làm cặp nên hai cô này đứng chung với nhau nở nụ cười toe để cho các phó nhòm làm việc.

hkc_gdcn18-large-contenthkc_gdcn23-large-contenthkc_gdcn21-large-contenthkc_gdcn15-large-content

 Điểm đặc biệt là các chàng đều mặc trang phục cổ truyền Việt Nam, áo dài khăn đóng. Mỗi chàng một màu, uy nghi như những quan triều đình. Các nàng, dĩ nhiên là với những chiếc áo dài xanh đỏ tím vàng hồng và kim tuyến trông rất bắt mắt. Cô Út Tư là con dân đất thần kinh nên mặc áo tím Đồng Khánh và nền áo có thêu một bác rồng lớn đang lượn.

hkc_gdcn16-large-contenthkc_gdcn22-large-contenthkc_gdcn20-large-contenthkc_gdcn26-large-content

hkc_gdcn17-large-contenthkc_gdcn25-large-contenthkc_gdcn24-large-contenthkc_gdcn19-large-content


 Tiếp theo là mục cắt bánh. Trên bánh có những chữ “Câu Lạc Bộ Củi Ngo, 3.9.13”, chung quanh chiếc bánh là một mớ Củi Ngo được xếp vòng quanh do anh Bảy Thái mang đến. Cầm bó củi ngo đưa lên mũi để ngửi thấy mùi thơm đặc biệt của nhựa thông Đà Lạt đồng thời cũng nhớ lại lúc còn bé thường vác rựa lên đồi phía sau nhà để bửa củi ngo đem về cho mẹ nhóm bếp, nhớ những lần đi cắm trại cũng mang theo mấy thẻ ngo để nhóm lửa nấu ăn trong rừng.

hkc_gdcn31-large-contenthkc_gdcn53-large-contenthkc_gdcn32-large-content

 Trong chương trình có một tiết mục cũng khá vui. Đó là mục bốc thăm nhận quà. Mỗi cặp khi đến dự đều có mang theo một món quà được gói trong những tờ giấy hoa rất đẹp và cặp nào ra về cũng có món quà kỷ niệm. Cặp nào bốc thăm trúng món quà nào phải mở ra cho mọi người cùng xem, tiếng vỗ tay vang lên mỗi khi thấy có một món quà ngộ nghĩnh. Các món quà ấy là soong chảo, đồ chơi trẻ em, ly tách, bình cắm hoa, khung ảnh, khăn quàng cổ…và bình sữa em bé. Món đồ chơi trẻ em ngộ nghĩnh lọt về tay Năm Hưng và Út 10 Hạc Cúc và cuối cùng, món quà đặc biệt nhất lọt về tay anh Tư Trí và Út Một Nguyệt, do yêu cầu có ghi sẵn trong gói quà nên Tư Trí và Út Một Nguyệt đã cùng nhau vai sánh vai, tay cầm hai bình sữa để bú một cách hết sức thoải mái, đồng thời không quên đeo vào cổ hai chiếc khăn để sữa khỏi dính vào áo…mọi người reo hò vui vẻ…

hkc_gdcn44-large-contenthkc_gdcn43-large-contenthkc_gdcn42-large-contenthkc_gdcn41-large-content

hkc_gdcn40-large-contenthkc_gdcn39-large-contenthkc_gdcn38-large-contenthkc_gdcn37-large-content

hkc_gdcn36-large-contenthkc_gdcn35-large-contenthkc_gdcn34-large-content



 Cuộc vui kéo dài thêm khi mọi người cùng nhau nâng ly để chúc mừng năm mới, chúc cho anh chị em trong “Câu Lạc Bộ Củi Ngo” luôn quan tâm và gắn bó với nhau, chúc mọi người có đời sống tốt đẹp thoải mái khi tuổi đời càng ngày càng cao, chúc cho tình đồng hương Đà Lạt được gắn bó keo sơn, chúc cho tình đồng môn Bùi Thị Xuân - Trần Hưng Đạo bền vững và trong sáng…

hkc_gdcn47-large-contenthkc_gdcn46-large-contenthkc_gdcn45-large-content

 Cặp Trần Văn Thái – Lê Thị Li và Trần Ngọc Toàn - Trần Kim Quỳ phải rời cuộc vui sớm vì lý do công việc và sức khoẻ. Anh chị em còn lại cứ tưởng chừng thời gian ngưng lại để cuộc vui mãi mãi không dứt. Đồng hồ chỉ 11:00 PM, mọi người đều cảm thấy bao tử của mình cần phải bổ sung thêm thức ăn trước khi cuộc vui tiếp tục. Chị Út Năm nhóm lửa (không phải bằng Củi Ngo) hâm lại nồi bún măng mà ban chiều chưa ai đụng đến. Trời khuya đem hơi lạnh về thấm vào người nên ngồi quanh xì xụp một tô bún nóng cũng làm cho lòng ấm lại khi mà vị thơm nồng của rượu vang vẫn còn phảng phất đó đây...

 Chương trình văn nghệ bắt đầu bằng những bài hợp ca mọi người cùng hát. Không khí đầm ấm và thân thiện toả lan trong căn phòng nhỏ. Kế đến là phần cá nhân trình diễn với những giọng ca của anh Cả Hiệp, anh Tư Trí, anh Út Hiếu và các cô Út Thanh An, Út Cẩm… Các anh Năm Hưng và Chín Lộc kể chuyện góp vui…Đến đây thì có sự xuất hiện của cháu Hương Trang ghé thăm các bác các cô chú , cháu Trang trước khi hát hai bài giúp vui đã không quên gửi lời cám ơn đến các bác, các cô chú đã voted cho cháu trong lần dự thi hát với trung tâm Thuý Nga đầu năm 2012. Không hát nhưng cô Út 12 Nghiêm Thị Hiệp có đưa ra một câu đối như sau Anh Châu Vui V Đi Cùng Thông Vào Bìa Rng Cht Ci Ngo. Liền sau đó cô Chín Hải có câu đối lại rằng Ch Ngc Nhanh Nhu Bước Vi Thy Xung B Sui Múc Nước Trong. Ngày hôm sau có một câu đối lại được gửi qua email mà tác giả yêu cầu dấu tên (sao vậy cà?). Câu đó là Ch Xoàn Bun Bã Chy Vi Ngo Ra Trin Núi Đốn Cành Thông. Chu choa! một người réo tên bầu và một người “dấu tên” réo tên dzợ bầu bỏ vô câu đối. Vạn hạnh vạn hạnh! Thế là vui lắm rồi.

 Ngoảnh đi ngoảnh lại đồng hồ đã điểm 12 giờ khuya. Mọi người đành phải chia tay trong quyến luyến và không quên dặn dò với nhau rằng “tháng sáu trời mưa” sẽ gặp nhau tại nhà cô Út Ba Vũ Thị Hiền. Bên ngoài trời lạnh, như cái lạnh của ban đêm Đà Lạt thuở nào. Giờ này, ước gì mọi người kéo nhau bách bộ ra phố ở góc đường Minh Mạng – Duy Tân để mỗi người làm một ly sữa đậu nành thật nóng. Hạnh phúc biết dường nào…

 Hôm sau, qua email, các thành viên đều đồng ý dùng “Gia Đình Củi Ngo” thay cho “Câu Lạc Bộ Củi Ngo”. Chí lý…

Phong Châu Tháng 3-2013

hkc_gdcn53-large-contenthkc_gdcn52-large-contenthkc_gdcn51-large-contenthkc_gdcn50-large-content

hkc_gdcn49-large-contenthkc_gdcn48-large-contenthkc_gdcn33-large-contenthkc_gdcn30-large-content

hkc_gdcn12-large-contenthkc_gdcn11-large-contenthkc_gdcn10-large-content

hkc_gdcn5-large-contenthkc_gdcn4-large-contenthkc_gdcn14-large-content

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn