Quần đảo Comoros và đảo Mayotte
Quốc Kỳ Pháp của Mayotte
Dù chính thức trở thành một tỉnh bang hải ngoại của Pháp năm 2011 nhưng Mayotte cũng cần nhiều cố gắng và thời gian để làm thay đổi tình hình và hình ảnh của hải đảo. Vì dù có sự hiện diện của chính quyền và viện trợ Pháp nhưng 75% dân hải đảo chỉ biết dùng thổ ngữ Shimaoré, 48% trẻ nhỏ chưa được gởi đến trường, mà dù có theo học nhưng trình độ giới trẻ cần được chú tâm vì đến 64% học sinh viết và nói không trôi bài bản tiếng Pháp. Nước Pháp khi chấp nhận và bảo bọc những thuộc địa.. tả tơi như Mayotte, thật chỉ là một nghĩa cử rất hào phóng, tuy không làm hài lòng đa số dân Pháp chính gốc.


Nằm trên Ấn Độ dương cạnh lục địa Phi châu và gần bên đảo quốc
Madagascar, quần đảo Comoros có diện tích 2170 km2, gồm 4 đảo lớn: Grande Comore, Anjouan, Mohéli, Mayotte và nhiều
đảo nhỏ chung quanh, đều có nguồn gốc từ những ngọn núi lửa đã nổ tung
và trồi lên từ lòng biển, rồi theo thời gian đã tạo thành những hải đảo xinh tươi với nhiều giống thú hoang và kỳ hoa dị thảo, giữa một thiên nhiên xanh tươi lồng lộng núi
đồi. Từ thế kỷ thứ 6 đã có nhiều sắc dân dân Ả-Rạp, Austronesian và ở các đảo xa theo sóng nước đến đây sinh sống. Sau đó thổ dân trên lục địa Phi châu cận kề cũng theo thuyền bè sang lập làng mạc. Họ kết hợp dòng giống qua nhiều thế hệ, trước khi người Ả-Rạp ngày càng đông đảo đến khai hoang lập nghiệp, mang theo những tập tục rất khác biệt và Hồi giáo ngày càng phổ biến. Trong vòng nhiều thế kỷ, quần đảo Comoros đã là
trạm thông thương cho các cuộc buôn bán đổi chác của nhiều cường quốc,
từ ngà voi, gỗ quý, gia vị.. đến dân nô lệ bị ruồng bắt ở Phi châu mang đi bán khắp các thuộc địa và lục địa xa gần.
Đến
thế kỷ 17, Madagascar nằm dưới quyền kiểm soát của người Pháp, nên Pháp tiện bề cho quân sang chiếm hết quần đảo Comoros.. Rồi bị mất vào tay vương quốc Anh đang lẫy lừng làm chủ tình hình trên khắp các đại dương.. Trước khi Pháp ra sức thu hồi lại Comoros năm 1841. Tuy luật giải phóng nô lệ được nước Pháp đề xướng từ thế kỷ 13, và mãi đến thế kỷ 18 mới từ từ đem áp dụng trên các thuộc địa trước khi được chính
thức ban hành năm 1848, nhưng chính Pháp vẫn dùng những nhân công da mầu -dù tình trạng có khả quan hơn, bởi những ruộng đất bao la phải có nhiều bàn tay khỏe mạnh khai
phá và do
những người nô lệ còn hụt hẫng, chưa biết phải tổ chức
công việc và cách tự lực cánh sinh ra sao, cần các ông bà chủ cũ để học
hỏi, thu thập hiểu biết.
Tổng
số dân của quần đảo được hơn 900.000 và nền độc lập trên Comoros được chính thức thiết lập năm 1975. Người gốc Ả-rạp rất đông đảo nên Hồi giáo phái Sunni chiếm ưu thế với 95%, cho Comoros là thành viên
của Arab League. Tình hình chung của đảo quốc luôn gặp nhiều khăn khó, các cuộc biến động chính trị vẫn luôn xẩy ra, dân tình vẫn
còn quá kém cỏi do nạn tham nhũng trầm trọng ở mọi cấp lãnh đạo, vẫn mang ngân quỹ và nhu yếu phẩm viện trợ làm của riêng. Đất
đai cây cỏ xanh tươi nhưng chỉ mọc những loài cây hoang dại, do không được khai khẩn vì thiếu tổ chức và sự giúp đỡ từ chính quyền, nền kỹ nghệ gần như không có. Tài nguyên dưới lòng đất hiếm hoi, các ngành nông nghiệp trồng cây lương thực như hoa mầu, lúa gạo khoai sắn không đủ để nuôi dân, ngư nghiệp chỉ mang tính cách tư nhân hạn hẹp. Ngay cả các đồn
điền công nghiệp như mía, café, dừa, cacao, vani.. các trang trại trồng hoa sứ ylang-ylang lấy tinh dầu chế tạo nước hoa cũng rất tiêu điều.
Sự
chênh lệch giữa một ít giới no đủ và những cảnh khó khăn vẫn thấy nhan
nhản trên khắp các tỉnh làng.
Trường học không đủ cho trẻ nhỏ và Comoros không có trường cấp cao.. Nhà thương, các trạm xá y tế cũng thiếu hụt đủ điều. Đa số dân có mức sống không đến US$1.25 một ngày. Ngành
du lịch từ những yếu điểm chung nên không được phát triển dù cảnh trí và thiên nhiên đảo quốc thật xuất sắc. Chỉ có một số ít du khách đặc biệt hay các du thuyền trên sóng nước Ấn Độ dương thỉnh thoảng ghé bến
bờ..
Quần
đảo Comoros là một trong những xứ nghèo nhất thế giới,
cái nghèo đói cứ triền miên.. René là
hướng dẫn viên lái xe mang khách vòng vo thăm đảo, tuy rất ái ngại khi phải giới thiệu tình hình chung của dân tình, nhưng René lại tự an ủi khi cho rằng họ không bị vương vào những cuộc chiến để tranh dành quyền lợi giữa các bộ tộc qua bao vụ thảm sát kinh hoàng như nhiều nước trên lục địa cận kề, cũng không mang cảnh bom đạn máu lửa tơi bời giết hại lẫn nhau như luôn thấy qua tin tức hàng ngày, là một điều may rồi.

Trong
4 đảo chính của archipel Comoros, chỉ có Mayotte -Mahoré theo tiếng địa
phương, rộng 374 km2 với 213.000 dân là đã từ chối nền độc lập của quần
đảo. Mayotte qua cuộc trưng cầu dân ý với tổng số thuận 99% năm 1976, đã tách ra khỏi một "Federal Islamic Republic of the Comoros" cùng
xin sát nhập vào nước Pháp, theo thể chế "Territoire, Collectivité spéciale" nhận quyền bảo hộ của chính phủ
Pháp qua nhiều chương trình bảo trợ. Nhưng cũng với tệ nạn tham
nhũng khiến tình hình không khác gì 3 đảo độc lập anh em kia, làm Pháp
phải có cách giải quyết thêm chặt chẽ là cho các viên chức người Pháp đến ngày càng thêm đông đảo để quản trị Mayotte. Đi đến quyết định là năm 2009, lại qua một cuộc bầu cử lấy dân ý khác, 95.2% dân chúng hải đảo mong muốn được trở thành một Département /tỉnh bang hay vùng hải ngoại, một trong những "Départements français d'outre-mer" /French
overseas departments, như tổng cộng 101 départements khác nằm trong và ngoài nước Pháp trên lục địa Âu châu.
Nhờ có được các quyền lợi như những công dân Pháp nên dân tình Mayotte
khá hẳn hơn dân 3 đảo Comoros cùng nguồn cội kế bên, do phải tự lực
cánh sinh và dân tình
bị bỏ mặc nên nghèo thê thảm và thiếu thốn đủ điều, nhiều người đảo Comoros vẫn nương sóng nước trốn qua Mayotte nhưng đều bị bắt
và đuổi về. Từ các đợt nhập cư qua mọi cách, có khoảng 300.000 người dân của 4 đảo xa này sống trên nước Pháp.
Dù chính thức trở thành một tỉnh bang hải ngoại của Pháp năm 2011 nhưng Mayotte cũng cần nhiều cố gắng và thời gian để làm thay đổi tình hình và hình ảnh của hải đảo. Vì dù có sự hiện diện của chính quyền và viện trợ Pháp nhưng 75% dân hải đảo chỉ biết dùng thổ ngữ Shimaoré, 48% trẻ nhỏ chưa được gởi đến trường, mà dù có theo học nhưng trình độ giới trẻ cần được chú tâm vì đến 64% học sinh viết và nói không trôi bài bản tiếng Pháp. Nước Pháp khi chấp nhận và bảo bọc những thuộc địa.. tả tơi như Mayotte, thật chỉ là một nghĩa cử rất hào phóng, tuy không làm hài lòng đa số dân Pháp chính gốc.
Từ
vài
năm nay Pháp đã cho thiết lập trên Mayotte những hạ tầng cơ sở, các cơ
quan hành chánh, đường lộ cầu cống, phố chợ, sân vận động, nhiều bịnh viện, và 225 cơ cấu giáo dục qua những trường sở và trung tâm huấn nghiệp, thu hút 77.600 học viên lớn bé trên tổng số 213.000 dân. Vậy đủ thấy tầm quan trọng của bàn tay thân ái Pháp, dù Pháp cũng như nhiều nước bạn cận kề trên lục địa, luôn có những vấn đề xã hội và kinh tế khó
khăn buổi đương thời.
Nước Pháp rất tốn ngân quỹ quốc gia cho các tỉnh bang hải ngoại /French overseas departments, là những phần đất cũ sống nhiều ông bà chủ Pháp và
nhân công nô lệ da đen còn lại sau khi đa số các thuộc địa xưa như Madagascar, Seychelles, Mauritius/Ile Maurice.. chọn nền độc
lập. Ngày nay tài nguyên các thuộc địa đã cạn mòn, dân trí thường không theo kịp đà tiến hóa của mẫu quốc, dù được lắm hỗ trợ tại bản địa
hay khi nhiều người qua sinh sống trên nước Pháp. Họ
vẫn lập những khu phố để sống riêng từng cộng đồng với những lề
thói, tập tục gây ít nhiều đụng chạm với dân bản xứ. Và có lắm lý do khiến dù qua nhiều thế hệ, đa số dân các cộng đồng da mầu vẫn không thể đi đến chỗ hòa nhập vào cuộc sống chung được.. Làm trên nước Pháp vẫn xảy ra nhiều tệ trạng, những cuộc bùng nổ chống đối của một thiểu số, nhất là giới trẻ "lắm vấn đề" gây bạo động với nhiều tổn thất nặng nề.. Như trên quần đảo Polynésie có Tahiti thơ mộng hay Guyane, La Réunion.. và các đảo rực rỡ rất thu hút khách nhàn du trên vùng biển Caribbean như Martinique, Guadeloupe, Saint-Martin, Saint-Barthelémy.. nhiều người dân hải đảo chỉ làm việc cầm chừng, rất.. lững thững ngày qua ngày, do chương trình phúc lộc xã hội Pháp lấy căn bản là không để ai đói nghèo thiếu thốn, y tế lại
hoàn toàn miễn
phí.. Thế nên đa số dân tình các thuộc địa của Pháp sống
nhờ vào trợ cấp, trong khi nhiều người Pháp chính gốc chọn cuộc sống trên các thuộc địa xa, đã tổ chức những dạng đầu tư, làm ăn thích hạp với nền kinh tế địa phương qua các trung tâm du lịch, hàng quán, phố chợ.. rất thành công.
Nước Pháp quả thật rất rộng rãi và dễ
dàng trong việc tiếp nhận những người nhập cư, dù chính thức hay không. Từ kẻ thượng vàng đến dân đáng tội nghiệp, Pháp đều gom nhận hết. Từ đó nẩy sinh ra nhiều lạm dụng và tệ trạng. Như du khách được triệt để dặn dò là phải coi chừng những nhóm người Roms, gitans /gipsy, trẻ vị thành niên..
không biết được huấn luyện ra sao mà chỉ cần họ đứng cạnh hay đụng vào
người mình là chớp nhoáng đã mất ít nhiều hay cả.. trọn gói! Hàng ngày gây biết bao phiền toái, làm hỏng cả một chuyến viễn du tốt đẹp của khách bốn phương. Chính quyền Pháp cũng không biết phải.. xử lý ra sao với nhóm đông đảo người vô tổ quốc này. Như bắt cóc bỏ đĩa, do họ cố
tình không có
chút giấy tờ hộ thân. Có những người tị nạn Phi châu chả hạn, sau khi hợp thức hóa bèn: xứ tôi cho phép đa thê, vì nhân đạo xin được đón vợ con. Rồi ông được giúp mang 5 hay 3 bà và vài chục đứa trẻ sang đoàn tụ. Không biết thật hư ra sao hay người trong gia tộc, nhưng Sở xã hội Pháp có bổn phận chu toàn để cho họ một đời sống với đủ các quyền lợi như một phu-lang-sa chính hiệu, nhất là phải bảo vệ phụ nữ và trẻ nhỏ với nhà, xe, phụ cấp.. Rồi với đủ kiểu lạm dụng khác khiến.. ô kìa đời bỗng dưng vui, thiên đường vốn ở ngay đây..! Đã gây lắm bất bình trong quần chúng Pháp. Đó là lý do khiến đảng phái Front National
-rất extrême droite "far-right",
ngày càng thu hút cử tri, với số phiếu bầu cao và số ghế càng thêm quan
trọng qua các Regional Council, National Assembly hay trên European Parliament, theo chủ nghĩa French nationalism, Conservatism, Populism, Anti-immigration.. Tóm lại : La France et les Français d'abord! La France aux Français!
Gia
đình HA đã có thời gian dài sống bên Pháp, người.. phu quân đã theo học với nhiều quyền lợi thật rộng rãi qua các trường sở, phòng ốc, quán ăn cho sinh viên được tổ chức thật toàn hảo, chi phí nhẹ gần như là biếu
không. Vậy mà khi xong xuôi.. người bèn "Merci beaucoup et au revoir la
France" cất bước ra đi, do có những chân trời khác cho cuộc sống thoải
mái hơn. Vì vậy trong lòng 2 người lạc xứ lắm bôn ba này luôn dành nhiều yêu quý và biết ơn cho một nước Pháp
rất thân ái
và thật tươi đẹp, phong phú.
Đến thăm Mayotte du khách chỉ biết trầm trồ trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Toàn đảo xanh ngát mầu cây cỏ, chim muông nhiều giống rất lạ, lũ khỉ
maki/lemur rất ngộ nghĩnh.. Và do
Mayotte nằm giữa 1100 km2 của một lagoon với làn nước trong xanh và những dẫy san hô muôn mầu sắc cùng bao lòai hải sản lạ, du khách có thể theo thuyền thả câu trên biển lớn hay bơi lội cạnh đàn dolphin, cá voi,
cá ông, những con rùa biển khổng lồ.. Thật là một thiên đường dưới mặt biển còn nguyên vẹn nét tinh khôi, dành cho dạng khách
chuộng những nơi chốn còn mang nét hoang sơ. Cả gặp gỡ một dân tộc với những pha trộn từ những dòng giống dân Arab,
Phi châu, Âu châu, Austronesian.. chưa bị những phồn hoa làm thay đổi sắc mầu đặc thù bản địa.. Thật là một kinh nghiệm nhiều lý thú. Đó là lý do khiến HA viết bài giới thiệu về quần đảo Comoros và đảo thuộc Pháp Mayotte, vốn rất lu mờ trên bình diện quốc tế và hoàn toàn không cho nhiều người một ý niệm nào, ngoài những người dân xứ Pháp.


Gửi ý kiến của bạn