Đi qua chiếc cầu gỗ được công nhận là dài nhất Việt Nam, bạn sẽ bắt gặp một quần thể thạch nhũ kỳ ảo đẹp đến mê hoặc giữa không gian khoáng đạt, chẳng khác chốn bồng lai tiên cảnh. Không
phải ngẫu nhiên Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã công bố và xác lập động Thiên Đường đạt 2 kỷ lục: Cầu gỗ dài nhất (hệ thống hành lang đường
dẫn trong hang động Thiên Đường được làm bằng chất liệu gỗ Táu có chiều
dài gần 1.000m, chiều rộng 2,1m) và động khô dài có hệ thống thạch nhũ độc đáo nhất..., mà chính vì Quảng Bình là vùng đất mà Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh đánh giá là “địa phương có
hệ thống hang động mang giá trị hàng đầu thế giới” cùng với việc đầu tư
cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
Đường xuống hang theo cầu thang gỗ sâu 70 mét.Vượt
qua chặng đường dài 2 km dưới tán rừng hàng trăm năm tuổi, những cây cổ
thụ thẳng ngọn che khuất ánh nắng, bạn sẽ đặt chân tới dãy núi đá vôi sừng sững. Từ đây, tiếp tục leo 524 bậc thang thoai thoải là đến cây cổ thụ hóa thạch bên vách đá, trông xa như hang động nhỏ đã có niên đại hàng ngàn năm về trước. Điều kỳ lạ, trên thân cây hóa thạch hiện nay có khá nhiều loại thực
vật sống ký sinh, đáng kể là dương xỉ cổ đại.Theo
lối rẽ phải khoảng 20 mét, bạn đến cửa động Thiên Đường, vốn là vòm hang thấp lè tè chỉ vừa đủ cho hai người đi lại. Tiếp đến một cầu thang gỗ dẫn xuống nền hang cách cửa động khoảng 70 mét, đồng thời không gian bỗng mở ra ba hang khô rộng mênh mông, được chia cắt bởi những khối thạch nhũ mọc lên chen chúv khiến vách núi hai bên như khép hẹp dần. Nếu
hang thứ nhất chung quanh toàn những lớp trầm tích và đá tảng nằm ngổn ngang thì hang thứ hai gồm vô số những cụm thạch nhũ nguyên thủy tạo thành một bức tranh khổng lồ, kỳ vỹ. Còn hang thứ ba, là những khối thạch nhũ tạo hình đặc sắc nằm riêng lẻ như một bảo tàng điêu
khắc, có một không hai. Động Thiên Đường dài 31 km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100 mét, từ nền hang lên tới trần động cao 60 đến 80 mét, được Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh
khám phá từ năm 2005 với sự giúp sức, dẫn đường của ông Hồ Khanh, một người xuất thân là dân đi tìm trầm hiện sinh sống tại Xuân Sơn - Bố Trạch - Quảng Bình, nhưng rất đam mê khám phá, thám hiểm. Vì
quần thể thạch nhũ kỳ ảo đẹp đến mê hoặc giữa không gian khoáng đạt, chẳng khác chốn bồng lai tiên cảnh nên ngay từ đầu các nhà thám hiểm đặt
tên là Thiên Đường.
Một số hình ảnh tuyệt đẹp
Cây cổ thụ hóa thạch nằm trên độ cao 210 mét so với mặt biển, tạo thành cửa hang độc đáo
Toàn cảnh hang số 2 với vô số thạch nhủ muôn hình vạn trạng
Nhiều cụm thạch nhủ tạo thành một bức tranh hoành tráng
. Thạch nhủ từ trẩn hang trổ xuống tạo hình hoa lá độc đáo
. Khối thạch nhủ tựa chuông đồng khổng lồ.
Thạch nhũ mọc lên chen chút khiến vách núi hai bên như khép hẹp dần
Cây hoa huệ, một tác phẩm độc đáo trong hang 3
Nhà rông Tây Nguyên được thiên nhiên điêu khắc trải qua hàng trăm triệu năm
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.