Tibet. Đỉnh Trời Tây Tạng (2)
Bốn người của chuyến viễn du đến miền đất nước đỉnh trời, trước khi đặt chân lên Mái nhà của trái đất
tâm tư đã sẵn nhiều dấu hỏi. Và
dù không mang ảo tưởng sẽ được thăm một xứ sở còn giữ được những lung linh huyền thoại hay một dân tộc với các sắc mầu kỳ bí của đạo giáo và những tập tục đặc thù.. Nhưng khi đã chạm đến thực tế cùng mục kích
nhiều điều, nên có ý thức hơn về thực trạng của người Tây Tạng với niềm cảm thông cho nỗi đau của một dân tộc hiền hòa, mà từ bao thế kỷ qua chỉ muốn cảnh đời an lành thanh tịnh. Từ cuộc xâm lăng năm 1950, đời
sống hàng ngày của dân tình là luôn phải đối mặt với bao thảm kịch trong chính sách bảo hộ của Trung Cộng, nhưng thật chỉ để chiếm đoạt và
xóa bỏ dần mòn lịch sử, văn hóa và truyền thống xứ Trán trời, trong vài thế hệ nữa mà thôi.
Ở
miền đất ngút ngàn cao xa này, ngoài thiên nhiên hùng vĩ với cảnh sắc lúc thì đẹp huy hoàng, khi lại
thênh thang quyến rũ như lời gọi mời của mây ngàn tuyết núi, của chập chờn ẩn hiện trong tâm tư người viếng những huyền thoại kỳ bí linh thiêng, và vài đền đài được tái tạo khang trang để đón chào du khách, thật chả còn gì.
Từ giã The Pearl on the Roof of the World Huyền Anh chỉ biết kể ra đây rằng, nổi bật nhất trong những ngày thăm xứ sở Mẫu sơn của địa cầu Tây
Tạng là
cái nghèo khó, là nỗi đau của những người dân xưa, những người đã sống
trong một Tây Tạng hiền hòa dạo cũ. Ở chốn vời vợi non cao này nếu nhìn với trái tim thương cảm, chỉ thấy những người nghênh ngang thống trị và bao âm thầm chịu đựng của một dân tộc mà đã hơn 60 năm qua luôn bị chèn đạp, bị tước đoạt mất dần cội nguồn và văn hóa. Mất tất cả.
Khi
kể về
một
đất nước nào không gì bằng chính người bản xứ. Xin nhường lời cho madame Tsherling, giáo sư âm nhạc, mà HA được quen biết trong lần tham dự buổi thảo luận về đề tài tâm linh của một vị Lama Tây Tạng tại Montréal. Dưới đây HA xin trích dịch và phóng tác theo bài viết bằng tiếng Pháp của madame Tsherling, đăng trong một tờ báo địa phương nhân dịp kỷ niệm sinh nhật ngài Tenzin Gyatso, vị đại đức có tấm lòng bao la
như biển rộng, Dalai Lama đời thứ 14, được tôn kính như hóa thân che chở dân tình Tây Tạng của Phật "Bodhisattva of Compassion and Healing" Kuan Shih Yin / Bồ Tát Quan Thế Âm.
"... Đạo giáo đã thấm nhuần vào dân tộc tính chúng tôi từ nhiều thế kỷ qua. Phật đạo vốn từ bi nên tôn trọng mọi sinh vật dù rất nhỏ nhoi, từ loài côn trùng con sâu cái kiến đến giống hoang thú dữ, nói chi đến sự trân trọng nhân mạng chúng sinh. Từ tấm lòng từ bi qua sự giác ngộ của Đức Phật chúng tôi học được tính hỉ xả và chấp nhận những sự kiện trong cuộc sống như không thể thay đổi đuợc, gọi là duyên lành hay nghiệp ngã, trong đoạn đời người vốn chỉ là một hạt cát nhỏ nơi bể rộng mênh mông của cuộc luân hồi muôn kiếp. Đức Phật dậy chúng tôi phải chú trọng nhiều đến đời sống tâm linh cùng tu thân giác ngộ, thế nên người Tây Tạng đã có đến một phần tư là tu sĩ và đa số chúng tôi không sát sinh, giữ chay tịnh với thức ăn gồm ngũ cốc, rau đậu, bơ sữa trâu yak..
..
Do ý thức cuộc đời chỉ là cõi tạm nên ai ai cũng chỉ mong được an lành.
Dân tộc tôi vốn sống khá biệt lập trên miền đất đỉnh trời với khí hậu khắc nghiệt này từ bao ngàn năm qua. Và tuy có ý thức nhưng đa số chúng
tôi không màng gì đến cái được gọi là nền văn minh tiến hóa với bao điều mới lạ, vì mặt trái của bất kỳ đổi mới nào cũng có những sự việc đem theo xô bồ, nhiều chao đảo khác lạ khiến ta phải trả một giá thật đắt đỏ, bạn có đồng ý không? Vả lại với chúng
tôi, hấp
thụ nền văn minh mới
mẻ để làm gì? Đó có phải là một cần thiết bức bách, một nhu cầu quan trọng hàng đầu, một ưu tiên trên mọi thứ giá trị trong đời không? Và để
đi đến đâu, với phận người hạn hẹp mong manh như bọt bèo và cảnh đời vốn sẵn mang tính chất vô thường, sắc sắc không không, với những biến đổi khả lường.
Một người lãnh hội bao thứ tinh tế của nền văn minh cấp tiến hay một kẻ ẩn tu đạm bạc chưa chắc ai đã sung sướng hơn ai. Tất cả chúng ta đều giống nhau là từ ngày đầu tiên hiện diện trên cuộc đời này cũng là ngày chúng ta tiến dần đến cửa tử. Ta luôn đang ở trên con đường từ giã những gì chúng ta yêu thích, tích lũy lâu nay giữa đời sống quay cuồng và đầy bất trắc này, để về một miền thế giới khác.. Bạn học hỏi các văn minh tiến bộ, thu thập bao kiến thức tốt đẹp, bao của cải vật chất, để đạt mãn nguyện theo chủ quan và theo nhu cầu, cùng những phán đoán là tầm thước đo đạc đẳng cấp cá nhân trong xã hội mà bạn đang nương sống. Chúng tôi theo Phật đạo nên học cách tu thân và khước từ, xả bỏ hết những ham muốn vật chất cho tinh thần được thanh thoát. Mỗi chúng ta đều có quan niệm và sự lựa chọn cho một thứ giá trị riêng, và đây chỉ là một cách sống theo cảm nhận và chấp nhận của dân tình mỗi quốc gia, theo đà tiến hóa hay theo ý thức tâm linh của mỗi đạo giáo. Chắc ta không nên bàn về cái học này hơn hay thua cái hiểu khác, dù tân hay cổ, mỗi giá trị nên được tôn trọng. Trên đất nước chúng tôi, cuộc sống đời thường và phần trí đức luôn được nhắc nhở là phải gìn giữ theo giáo điều nhà Phật. Và chúng tôi luôn vững tâm sống với chân lý ấy, Phật giáo vốn là quốc đạo của dân tộc tôi từ 14 thế kỷ nay.
.. Theo dòng lịch sử, có thể nói chúng tôi là một dân tộc luôn bị chèn ép, bởi Trung Hoa từ ngàn xưa, đến những chiếm cứ tranh dành của nhiều cường quốc trong các thời đại qua. Năm 1950 tôi là một cô bé 8 tuổi sống bên gia đình thật đông vui luôn tràn ngập tiếng kinh cầu. Cuộc sống của mọi người chúng tôi luôn là một cố gắng do phải đối chọi với bao hà khắc của thời tiết miền cao, nhưng tâm thần chúng tôi rất an lạc vững vàng trong niềm tin đạo giáo. Chúng tôi chấp nhận phận số ở cuộc đời tạm bợ này là để trả cái nghiệp tự tạo theo vòng luân hồi muôn kiếp, cũng như luôn ý thức để tu tâm hằng mong sẽ được giải thoát ra khỏi phận trầm luân nghiệp ngã trong vô lượng kiếp người.
.. Năm 1950, sao mà quên được cảnh hãi hùng khi 80.000 quân lính Tầu ồ ạt sang xâm chiếm. Chúng thẳng tay tàn sát dân tôi như lũ trẻ hư hỏng vầy tổ kiến. Kể ra là ngay những ngày tháng đầu tiên đã có hàng trăm ngàn dân Tây Tạng bị thảm sát, vậy bạn đủ hiểu cảnh cuồng loạn máu lửa đã gây đau thương và thảm khốc đến dường nào. Nhà cửa, chùa chiền tháp cổ bị đốt cháy tang hoang, kinh kệ tranh ảnh tượng đài hàng ngàn năm tuổi bị tàn hủy tơi bời. Người chết phơi thây khắp chốn, sư sãi bị chém giết ngổn ngang Phật đường. Mạng sống dân tôi còn thua loài sâu mọt, nhất là giới trí thức và các người lớn tuổi. Ngài Dalai Lama Tenzin Gyatso lúc ấy còn rất trẻ, mới 15 tuổi thôi nhưng luôn cố gắng làm điểm tựa tinh thần cho chúng tôi, ngài cố sức chịu đựng mong tìm một phương pháp hòa giải.. Nhưng tất cả chỉ để cầm cự trong 9 năm trời, và cuộc vùng dậy chống ngoại xâm của dân tộc tôi năm 1959 từ thành phố Kham đã là một thất bại nặng nề, mang theo cái chết thảm thương của hàng trăm ngàn người nữa cho lý tưởng tự do, và càng thêm lý lẽ cho Trung Cộng thẳng tay tàn bạo, giết hại thêm biết bao dân tình nhiều bộ tộc chống đối cùng san bằng vô vàn làng mạc. Như một tấm gương xương máu cho những ai dám nổi dậy mai sau.
..
Sau đó ngài Dalai Lama Tenzin Gyatso phải thoát ly. Ngài cần phải bỏ xứ
sở và đám con dân luôn yêu kính
ngài, bậc đại đức có tấm lòng bao la như biển rộng. Ngài phải sống lưu vong để dẫn dắt những người dân lạc loài Tây Tạng ở khắp các phương trời, cùng gióng lên tiếng nói cho quê hương bị chiếm cứ và đầy đọa của chúng tôi.. Và ngài đã trở thành kẻ thù của Trung Cộng. Trên phần
đất khốn khổ Tây Tạng, nhắc đến tên ngài là có
tội, tôn kính hay cất giấu hình ảnh của ngài là bị bỏ tù với những cơ cực đến chết người.. Dưới ách thống trị của Trung Cộng trong bao nhiêu
năm qua, theo bản thống kê của Ủy Hội Quốc Tế, đã có đến 1.300.000 người dân bỏ mạng dưới nhiều hình thức vô cùng dã man. Gần 200.000 người hiện sống lang bạt trên khắp thế giới, hay theo gót ngài Dalai
Lama sang vùng núi non hẻo lánh Dharamsala bên Ấn-Độ, một xứ sở vốn đã nghèo khó, đông dân lại còn kỳ thị lẫn nhau, xem chúng tôi tồi tệ hơn cả dạng paria, là thành phần thấp nhất trong sự phân biệt đẳng cấp xứ Ấn. Nỗi khốn khổ của chúng tôi không thể nào đo lường được, và đến tận bây giờ, hơn nửa thế kỷ qua vẫn còn những người liều chết, như biết bao
người đã chết thảm, khi vượt dẫy Himalayas trùng điệp giá băng đi tìm lẽ sống..
Người Tầu luôn tìm đủ mọi hình cách để tận diệt dân Tây Tạng tôi trên miền đất bị trị ấy. Họ đồng hóa giới trẻ, trù dập để giết dần mòn những người lớn đã không tiếp nhận sự bảo hộ của Tầu mà còn luôn ngầm chống đối. Tiếng Tầu là ngôn ngữ chính, chúng tôi không được dùng tiếng mẹ đẻ ở chốn công cộng. Trẻ con bị cách ly gia đình nơi học đường và những bài bản tuyên truyền tẩy não, các cuộc họp hành hay lao động suốt ngày, nên chúng chỉ biết đọc và viết tiếng Tầu. Với thời gian bọn trẻ đa số đã trở thành những người Tầu gốc Tây Tạng cả rồi, chúng cũng học thói đua đòi như giới trẻ Trung Cộng qua những bộ phim ảnh hay sách báo đến từ phương xa..
..
Người lớn chúng tôi chỉ còn biết sống trong hoài niệm. Kinh điển, sách
vở, văn hoá của chúng tôi không còn nữa, lịch sử bị cấm truyền bá. Tất
cả tinh hoa của dân tôi đã theo tháng ngày mà tàn lụn trên chính phần đất tiên tổ. Bao vùng núi đồi Tây Tạng đã biến thành bãi chứa rác nuclear của Trung Cộng. Người Tầu đông đúc hơn dân tôi, chiếm đến hơn 70% và họ được ưu đãi đủ mọi bề. Chúng tôi bị miệt
thị đến tận cùng, bị bắt buộc phải làm những công việc họ chê chán, bị
dùng trong các phòng thí nghiệm khoa học và y học thay cho thú vật. Phụ nữ xứ tôi dù là giới trí thức cũng bị gán ép lấy đám lính Tầu xâm lược thô thiển, không thì bị gởi vào các trại giáo hóa hay các nhóm văn
công để làm trò vui cho bọn chúng.. Nhiều bà mẹ bị ép buộc phá thai, bao phụ nữ khác phải chịu những cuộc phẫu thuật diệt sản. Người già yếu
hay kẻ khuyết tật thường bị bỏ mặc cho chết dần mòn vì vô dụng. Mọi người chúng tôi khi đau ốm cũng không được ban phát thuốc thang đúng đắn, do chính quyền Trung Hoa chỉ muốn 6 triệu người dân Tây Tạng chúng tôi giảm sút mau chóng, để nhường chỗ cho số dân đông đúc đến hơn 1.3 tỉ
người của
họ.
..
Trên
6000 chùa chiền tháp cổ và hơn 200 tu thiền viện ngày nào đã bị đập phá, bị hỏa đốt thành tro bụi, nhất là vào thời kỳ cuộc Cách
Mạng Văn Hóa năm 1966, nhóm cuồng loạn Hồng Quân đã thẳng
tay xóa diệt thêm bao di tích cổ xưa. Những gì mang mầu sắc tín ngưỡng
thì bị buộc vào dạng mê tín dị đoan, làm mê muội dân tình và cản đường
tiến hóa của cái chủ nghĩa, mà mọi người bắt buộc phải cật lực ra công
sức để tiến mau đến phú cường. Những gì mang tính cách văn hóa bỗng bị
xem là tàn dư của giới trưởng giả bất lương bóc lột nhà nông cần cù, theo họ là trường cột quốc gia. Vì cho rằng tôn giáo là phù phiếm, là ma túy làm mụ mị dân tình nên họ thay thế hình ảnh thánh thần, chư Phật,
các vị Lạt Ma bằng hình tượng Mao Trạch Đông và bắt chúng tôi phải sùng bái, phải học tập lời Mao trong Quyển sách đỏ và chủ nghĩa cộng sản thay cho lời kinh tiếng kệ ngàn xưa...
.. Mãi sau này vào thời thế giới mở cửa thông thương, người Tầu trên xứ tôi mới vội vàng cho tái tạo vài nơi làm cảnh kiểng đón chào du khách, nhất là các chùa và tu thiền viện, vốn là mục tiêu đốt phá từ những ngày đầu xâm lược. Biết bao nhà chân tu đã bị bắt bớ tù đầy hay thủ tiêu vì bị xem là vô dụng, không lao động sản xuất mà chỉ biết khất thực, ăn bám vào cái xã hội với mẫu mực lao động vinh quang để tiến đến giầu mạnh mà họ đưa ra. Phần đông các chùa tháp bây giờ chỉ mang mục đích câu tiền du khách, và sư sãi đa số là đám quốc doanh trá hình với thứ tư cách rất đáng phàn nàn. Hơn 60 năm qua các bậc tăng lữ đã mấy ai được phép tu hành, học đạo..
.. Mãi sau này vào thời thế giới mở cửa thông thương, người Tầu trên xứ tôi mới vội vàng cho tái tạo vài nơi làm cảnh kiểng đón chào du khách, nhất là các chùa và tu thiền viện, vốn là mục tiêu đốt phá từ những ngày đầu xâm lược. Biết bao nhà chân tu đã bị bắt bớ tù đầy hay thủ tiêu vì bị xem là vô dụng, không lao động sản xuất mà chỉ biết khất thực, ăn bám vào cái xã hội với mẫu mực lao động vinh quang để tiến đến giầu mạnh mà họ đưa ra. Phần đông các chùa tháp bây giờ chỉ mang mục đích câu tiền du khách, và sư sãi đa số là đám quốc doanh trá hình với thứ tư cách rất đáng phàn nàn. Hơn 60 năm qua các bậc tăng lữ đã mấy ai được phép tu hành, học đạo..
..
Nhiều lượt du khách đã đến rồi đi, vui lòng vì được khám phá miền non cao cảnh lạ và một dân tộc rất đặc
biệt với nhiều giai thoại huyền bí.. Nhưng xin hiểu cho là người Tây Tạng chúng tôi vốn dĩ là một sắc dân hiền hòa chân chất với một nền văn hóa tốt lành nhân hậu. Vì cái cuồng mộng xâm lấn và thống trị của Trung Hoa, nay chúng tôi đã mất hết rồi, chả còn gì để truyền lại cho lũ con cháu và hậu nhân. Các cường quốc vì quyền lợi với Trung Quốc nên đều cố quên đi các luật lệ quốc tế, những nhân quyền và chủ quyền do chính họ đặt ra để bỏ mặc chúng tôi. Vả lại Tây Tạng không có giếng dầu hỏa hay
dư thừa tài nguyên thiên nhiên, địa chất gì cho họ khai thác. Cũng chẳng là một môi trường cho việc bán buôn kinh tế, chỉ có đám dân tội tình nhẫn nhục hướng về ngài Dalai Lama Tenzin Gyatso, vị thầy có tấm lòng từ bi mênh mang như
đại dương ở chốn tha phương. Nhưng ngài Dalai Lama nay đã 78 tuổi, còn là vị lãnh đạo tinh thần của chúng tôi được bao lâu nữa.. Mà dù có mang bức thông điệp đau thương của đất nước chúng tôi đi rao cùng thế giới như bao năm qua, có chắc ngài nhận được gì hơn ngoài chút thông cảm nhỏ nhoi kiểu ngoại giao, là một thứ tình nghĩa ban phát vội vàng như để tỏ tấm lòng nhân chiếu lệ, và nhất là để không làm phiền lòng gã
khổng lồ Trung Quốc chuyên thói răn đe, phản kháng.
.. Làm sao để có sự can thiệp, để thức tỉnh tấm lòng của người dân và chính quyền các nước trên địa cầu ? Của cái thế giới vật chất vốn chỉ là hư ảo ngắn hạn, mà quá nhiều quốc gia và quá nhiều người cứ mải mê đắm chìm cho những bon chen, cho sự thu thập giàu mạnh của cải, cho những chạy đuổi theo bao ham muốn và các thú vui vô độ, để đo lường sự thành công to nhỏ nhằm hơn thua lẫn nhau.. Làm sao để gợi sự chú ý đến bao thảm cảnh của chúng tôi, ở một thế giới mà ai cũng chỉ nghĩ đến các nhu cầu bản thân, đến quyền lợi quốc gia mà ngại ngần dang bàn tay can thiệp bất công.. Mọi người mọi nơi đã quên chúng tôi, quên tha nhân, quên cả đời sống tâm linh là quan trọng đến dường nào.
..
Tin thời sự cho biết nhiều người Tây Tạng hải ngoại và ngay ở tại thủ đô Lhasa vẫn luôn đấu tranh, vẫn dùng chính thân thể mình, tẩm dầu tự thiêu để gây chú ý đến những đau thương mà dân tôi gánh chịu trước bạo quyền Trung Cộng.. Những bản khẩn cầu và kiến nghị vẫn thường được đăng trên các trang mạng phủ sóng hoàn cầu.. Nhưng dù có hàng triệu người đã
danh ký ủng hộ rồi, mà kết quả có mang lại gì đâu.. Chính phủ Trung Quốc vẫn ung dung, phớt bỏ.
Rồi nhóm dân tình tội nghiệp của đất nước Tây Tạng chúng tôi sẽ đi về đâu ?
Mà Tây Tạng đâu còn là một quốc gia nữa, đất nước chốn đỉnh trời của chúng tôi giờ đã thay tên thành Xizang, là một tỉnh bang gọi là "tự trị" thuộc Trung Quốc. Thế nên 6 triệu người dân Tây Tạng trên phần đất Trán Trời ấy đã và đang sống trong niềm tủi hận khôn nguôi, trong cái nghèo khó cùng nỗi bất hạnh đến tận cùng, và biết bao người tha hương khác như tôi, đều lây lất sống với nỗi chết trong tim. "
Rồi nhóm dân tình tội nghiệp của đất nước Tây Tạng chúng tôi sẽ đi về đâu ?
Mà Tây Tạng đâu còn là một quốc gia nữa, đất nước chốn đỉnh trời của chúng tôi giờ đã thay tên thành Xizang, là một tỉnh bang gọi là "tự trị" thuộc Trung Quốc. Thế nên 6 triệu người dân Tây Tạng trên phần đất Trán Trời ấy đã và đang sống trong niềm tủi hận khôn nguôi, trong cái nghèo khó cùng nỗi bất hạnh đến tận cùng, và biết bao người tha hương khác như tôi, đều lây lất sống với nỗi chết trong tim. "
* Nguồn : Theo Cánh Cò Bay. Cigogne
** ** ** ** ** **
Trong
chuyến thăm cảnh đẹp Trung Quốc mùa hè vừa qua, suốt một tháng mỗi khi mở TV
-chắc
nhằm thời điểm tuyên truyền, là cách trả lời cho những bó đuốc sống và các cuộc biểu tình tuyệt thực của người Tây Tạng đang diễn ra trên nhiều thành phố Âu châu. Nên ở khắp các thành thị hay trên sóng nước DươngTử, không ngày nào nhóm bạn bè từ Québec "hụt" cảnh chiếu đi chớp lại bộ phim tập mang tên "Chào mừng Giải phóng quân", cho thấy đầy rẫy cảnh binh lính Trung Cộng hùng hổ tiến vào các thành thị Tây Tạng. Họ đốt phá chùa tháp, đập tan hình tượng, hủy hoại kinh điển, đánh đuổi tăng sư, san bằng tu viện.. và nhất là đi đến đâu cũng được người dân hân hoan cổ võ. Thêm hấp dẫn là mối tình của một người đẹp bổn xứ, đem lòng cảm phục biết ơn,
rồi yêu thương một người hùng giải phóng.. Vì chàng đã giúp quê hương em thoát khỏi
cảnh u mê tăm tối, bao năm qua bị che phủ bởi những hủ tục, lề
xưa thói cũ lạc hậu.. để được theo đà tiến hóa của Trung Quốc mà biết nền văn minh tiến bộ ngày nay.
Gửi ý kiến của bạn