Người Hát Rong Nhạc Vàng Truyện Ngắn Trần Ngọc Toàn

15 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 5203)


Người Hát Rong


Nhạc Vàng


Trần Ngọc Toàn

Sau gần chín năm từ đày “Cải tạo”, bị chuyển trại từ Nam ra Bắc rồi từ Bắc vào Nam với thân xác gầy còm, dưới họng súng AK của Bộ Đội và Công An Việt Cộng , tôi đuợc lệnh Ra Trại nhờ gia đình xoay sở đút lót, vào đầu tháng 3 năm 1984. Từ Trại Cải Tạo Hàm Tân Z30C, tôi vội rảo bước ra khỏi khu trại giam, trước những vẩy tay của những người đồng đội đồng cảnh ngộ. Tại ngã ba đuờng vào tại tù và Quốc lộ I, anh em chúng tôi đứng ngồi sốt ruột chờ xe về Sài Gòn. Vào lúc này, tình trạng kinh tế sa sút và thiếu hụt xăng dầu chạy xe đến nổi người ta phải lắp thùng than đốt ,cặp bên hông xe thay bình xăng, như thời 1945. Độ nửa giờ sau, một chiếc xe đò chạy bằng than đốt, đầy hành khách lam lủ buôn bán, dừng lại. Trong tiếng la “Lên Đi, lẹ lên” của anh phụ xe, có tiếng người tài xế hỏi lớn :”Cải tạo mới về hả. Lên đi.Cho miển trả tiền xe.” Chúng tôi cố chen chân lên xe khi xe từ từ lăn bánh. Tôi đứng vịn ở cuối hàng ghế chật ních người và quang gánh, dõi mắt nhìn hai bên đuờng tìm lại cảnh cũ, với tấm lòng lâng lâng của người vừa thoát khỏi trại tù khổ ải.

Chợt tôi nghe vang lên tiếng đàn guitar xập xình và tiếng hát giọng ngập ngừng :” Mùa xuân năm đó anh ra đi. Mùa xuân này nửa anh chưa về. Những hôm vừa xong phiên gác ….Đồn anh đóng ven rừng Mai. Nếu Mai chưa nở anh đâu biết xuân về hay chưa…” Sau bao nhiêu năm nặng nề trôi qua, chợt nghe lại khúc nhạc ngày xưa, tự dưng lòng tôi xốn xang và nước mắt trào lên hai khóe mắt. Tôi không sao kềm nổi xúc động trào dâng. Khi lên xe chộn rộn, tôi không nhìn lên phía trước xe nên không thấy người hát rong, ôm cây đàn guitar cũ xộc xệch đứng đầu hai hàng ghế ngồi cho khách.Anh trông cao gấy, với chiếc mủ vành rách bươm đội lệch trên mái tóc dài bạc loe ngoe. Bàn tay trái của anh bị đứt lìa ba ngón. Chỉ còn ngón cái và ngón trỏ. Mắt trái của anh bị mù chỉ thấy lòng trắng nhấp nháy. Người hát rong vẩn cất giọng ca não nề với tiếng nhạc đệm lăn tăn, trong sự im lặng của đám đông hành khách và tiếng máy xe nổ xì xụp. Trong số hành khách ngồi lặng lẻ nghe, tôi chợt nhận ra một tên Cán Bộ mặc đồng phục vàng Công An , với túi “Dết” tòng teng trước ngực. Hắn ngồi im giửa đám đông “Phe Ta” và không thấy biều lộ gì. Vừa dứt bản “Đồn vắng chiều Xuân”, anh hát rong ca tiếp “Xuân này con không về…”.
image364
Tập trung chờ đi “cải Tạo”
 
Lòng người tù cải tạo chợt bàng hoàng xao xuyến. Bao nhiêu năm rồi. Lòng người càng thêm thổn thức. Chợt nhớ ngày xưa, khi nghe những bản nhạc này vội cho là Nhạc Sến. Nhưng nay nghe sao thấm thía, mang về cả một bầu trời kỷ niệm. Dứt khúc nhạc, anh hát rong lần mò bước theo hàng ghế, với chiếc mủ rách trên tay chìa ra phía trước. Hành khàch tự động bỏ tiền vặt vào nón. Không ai bảo ai. Tôi đoán anh là Thương phế binh.Khi dúi một ít tiền lộ phí đuợc cấp ra trại, tôi hỏi nhỏ:

- Hồi trước anh ở đơn vị nào? Anh hơi ngẩn người rồi đáp:
- Tiểu đoàn 33 Biệt Động Quân.

Ngắn gọn thế thôi. Tôi sẽ theo anh khi đến Sài Gòn.Vợ con của tôi đã vượt biên từ năm 1979 nên tôi không gấp về nhà. Xe tạm dừng ở Ngả Ba Tam Hiệp, một số khàch ào ạt xuống với gánh hàng. Một số chen lấn lên xe. Miền Nam đã thực sự bị “giải phóng” xuống tận cùng nghèo khó. Hai bên xa lộ Biên Hòa, khu Kỹ nghệ vẩn còn như củ.Suốt từ sau chiếc cầu qua sông Đồng Nai, những mái che lụp xụp, hổn độn, với mái che vật liệu cũ cao thấp như cố chen chân tìm đất dung thân , với hàng qúan ăn uống, sửa xe, chồm ra sát đuờng lộ. Không còn một chổ trống. Con đuờng dẩn vào Nghỉa Trang Quân Đội Biên Hòa che khuất bởi nhà cửa tạm dựng mãi đến tận chạn cầu xa lộ bên Thị Nghè.Tôi cố dỏi mắt nhìn lại cảnh củ nay đã mất dạng. Lòng không khỏi bàng hoàng như nghe câu hát “ Bao năm giải phóng như thế này phải không anh…” Việt Cộng đã đẩy Miền Nam vốn thịnh vượng 20 năm dật lùi, như khi chúng tôi bị đưa ra Miền Bắc năm 1976 xã hội ấy vẩn còn sốngtrong thập niên 1950.

 Xuống xe ở bến cảng Miền Đông, tôi lần chần chờ theo chân anh hát rong khi anh cứ thong thả chống gậy buớc xuống sau cùng. Tôi rải bước theo chân anh hướng về ngả ba Hàng xanh. Chợt anh dừng lại trước một quán bán cơm Bình dân, bên vệ đuờng.Anh thong thả kéo chiếc ghế đẩu ra ngồi, rồi lần mò trong túi quần lôi một nấm tiền Hồ nhăn nhúm. Anh từ từ nheo mắt vuốt từng tớ giấy bạc và xếp thẳng thớm trên một bàn tay.Chiếc đàn vẩn còn năm tòng teng sau lưng. Tôi kiên nhẩn đứng chờ bên kia đuờng.Khi thấy anh nhét tiền vào ngực áo bên trong và gọi ly nước trà, tôi mới rảo bước qua và kéo chiếc ghế ngồi đối diện với anh. Tôi mở lời: 

- Tôi gặp anh trên xe đò. Tôi mới ra tù cải tạo. nghe nói anh từ Tiểu Đoàn 33 BĐQ.
Tôi tên Tùng và anh là gì? Anh nhướng mắt nhìn tôi một lát rồi nói nhỏ nhẹ: 
Anh cải tạo mới ra? Tôi là Bảy. Nguyễn Văn Bảy. Tôi bị thương hồi giửa tháng 3 .75 ở Dầu Giây rồi được chuyển về Tổng Y Viện Cọng hoà. Vết thương chưa kịp lành thì bị VC ùa vào đuổi hết anh em tụi tui ra ngòai, dù có người còn mang bịt thuốc tiêm. Lúc tản thương tôi cố xin mang theo cây đàn gui ta . Một thằng Bộ đội giựt cây đàn rồi đập xuống sàn nhà. Tôi nổi điên định chống cự nhưng thằng bạn phế binh cụt hai chân níu tôi lại. Sau cùng tôi đưa lưng cỏng thằng Bé lên lưng, lần mò ra cổng Tổng Y Viên. Khi nhìn quanh thấy anh em bò lết bò càng mà đau ruột. May nhờ một số đông đồng bào đi ngang thấy vậy cầm lòng không đuợc nhào tới cứu giúp. Họ cho tụi tui một nắm tiền rối có anh xe lam cho lên xe chạy về bến xe Miền Đông vì thằng Bé (Tên Bé) nhà nó ở Phan Thiết. Tôi mồ côi cha mẹ ở Nhà Bà Phước đến năm 17 tuổi tôi đăng lính BĐQ nên chẳng có nhà mà về. Tôi muốn giúp đưa thằng Bé về nhà cha mẹ nó. Nghe nói nhà nó ở Phong Nẩm, Phan Thiết. Nó chỉ đuờng tôi đi. Cuối cùng tôi cũng đưa nó về tận nhà. Má nó khóc quá trời làm tui cũng tủi thân. Cuối cùng, tui ở lại nhà nó nhưng không đành lòng ăn chực nên tui ra chợ kiếm đuợc cây đờn cũ sửa lại rồi mổi ngày lang thang ngoài phố hát dạo xin tiền. Một bửa có anh Lơ Xe rủ tui lên hát trên chuyến xe đi Sài Gòn. Từ đó, mổi ngày, tui lên xe đò hát dạo kiếm tiền đến chiều theo chuyến chót về lại Phan Thiết. Có lần, khi tui đang hát một thằng Công An áo Vàng la lên “Ai cho anh hát nhạc Vàng”. Tui khựng lại.Nhưng có hai Bộ Đội trên xe nói lớn :”Nó không muốn nghe. Kệ nó. Cứ hát đi.” Từ đó tui không gặp khó khăn nữa. À mà sao anh không lo về nhà gặp gia đình. Chắc anh là Sĩ Quan.Tôi đáp :- Vợ con tôi vượt biên từ năm 1979 nên không gấp gáp gì. Tôi trước là lính TQLC. Anh hát rong buộc miệng nói :”Thứ dử! mà VC thù ghét lắm “.

Tôi chào anh từ biệt. Nhìn đuờng phố Sài Gòn bây giờ tôi biết tôi đã mất quê hương. Bổng dưng tôi chợt nhớ bài thơ ” Em hỏi anh bao giờ trở lại.”. của Linh Phương, một người lính ở Tiểu Đoàn 7 TQLC, đã được Phạm Duy phổ nhạc. “ Anh trở về dang dở đời em…” Nhất định tôi phải tìm đuờng vượt biên dù phải trả mạng sống.

Trần Ngọc Toàn

image366
image368
Sông Tùng Nghĩa Tranh Dzũng Phan




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn