Đà Lạt Vẫn Còn Đây Tuỳ Bút Nguyễn Thị Ngọc Dung

15 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 5074)
 ĐÀLẠT VẪN CÒN ĐÂY

Nguyển Thị Ngọc Dung

Lời Người Viết

image609
Thế là cuối xuân năm ấy (2010) chúng tôi đã gặpnhau. Với tôi là lầnđầu tiên nơi hảingoại, nhưng vớinhiều bạn khác thìđây không phải lầnđầu,mà cũng đãđược gặp gỡ mấy lầntrước đó. Và tôi là“kẻ đến sau”, nhưngchắc chắn, sau tôicũng còn khá nhiềubạn khác nữa.Xa cách Đalạt trên dướí đã nămmươi năm. Năm mươi năm cách biệt trường cũ,quả thật là một thời gian dài; dài hơn cả thời gianmười lăm năm xa cách giữa Kim Trọng-ThuýKiều…Thì chắc chắn phải là “Năm muơi năm ấybiết bao nhiêu tình”! Bùi thị Xuân - Trần HưngĐạo, đoàn viên dưới một mái trường.
Kỳ gặp gỡ đầu tiên ấy tại Houston, với tôi, có hơi ngắn ngủi, vội vàng và chưa đầy đủ những bạn bè cùng lớp ngày trưóc, nhưng cũng đã để lại cho tôi một ấn tượng đẹp và vui. Tôi vui vì được biết thêm những ngưòi bạn mới, sau tôi một số năm, lớp nhỏ hơn, nhung ai nấy đều thân thiện, dễ mến. Điều này cũng “an ủi” tôi phần nào. Và quan trong hơn cả, là chính là hội ngộ năm 2010 đã bắc thêm một nhip cầu cho dịp gặp gỡ sau này của chúng tôi.Và, tôi đã thầm cám ơn người đã có sáng kiến tổ chức những cuộc hội ngộ như thế này. Có thể nói, những cuộc hội ngộ khắp nơi trên thế giới hiên nay đã và vẫn còn đang thịnh hành, để lưu lại những gì đẹp trong thế giới học đường ngày trước.Vì thế, không thể phủ nhận ban Tổ chức đã phải hi sinh giờ giấc và công sức rất nhiều để có được những cuộc gặp gỡ đầy tình thân như thế. Và cũng không thể không ghi nhận công trình của người đã sắp xếp những cuộc du thuyền đầy hấp dẫn, để chúng tôi có dịp vui chơi thoả thích trong những ngày du ngoạn đáng ghi nhớ. Nhưng sao tôi vẫn còn thấy thiếu một cái gì.Cảm thấy “thiếu” là phải.vì phải đơị thêm hai năm sau, tôi mới thực sự tìm lại được hầu như tất cả bạn bè cũ.
image611
 Bạn cũ vãn ríu rít quanh đây 

Nếu lần đầu gặp gỡ, tôi còn cảm thấy “bâng khuâng” vì không gặp nhiều bạn cũ, lại cũng chẳng gặp thầy cô cũ năm xưa …Thì hội ngộ năm 2012 đã là một đáp số cho tôi: Hầu như tôi đã gặp lại tất cả. Bạn bè cũ, mới, Lần này thì niềm vui trọn vẹn hơn. 
THẦY CÔ NĂM XƯA
Chạnh nghĩ đến vị Thầy cô cũ mà tôi học năm xưa không còn nữa, lòng tôi cảm thấy bùi ngùi. Tôi xa trường đã lâu nên cảm thấy nếu đã gọi là Hội ngộ trường xưa mà vắng bóng thầy cô thì sẽ buốn biết bao! đâu còn ý nhgĩa nữa! Trưòng học ngày trưóc có thày có trò thì hội ngộ ngày nay cũng thế: Hội Ngộ thiếu bóng thầy cô là Hội Ngộ thiếu “linh hồn”.
Cô Chu Cẩm Anh
Nhưng may thay, dịp hội ngộ vừa qua, năm 2012, tôi cảm thấy được đền bù. Tôi đã được gặp lại vị thầy mà tôi hằng kính mến năm xưa: Cô Cẩm Anh. Cô cũng tham dự Đại Hội cùng với Thầy. Cô năm nay đã ngoài tám mưoi nhưng nhìn bề ngoài ai dám bảo thầy, cô chừng ấy tuổi.Cô còn trẻ trước tuổi nhiều lắm. Dáng dấp cô vẫn dịu dàng, thanh tao, như giọng nói, và nhất là tính tình cô vẫn đôn hậu như ngày xưa. Đặc biệt cô luôn dịụ dàng và ân cần, vì đó chính là bản tính ân cần, đôn hậu sẵn có của cô. Điều đáng quý nữa là cô rất minh mẫn. Thầy và cô đều sẵn sàng có mặt trong những sinh hoạt văn nghệ với toàn thể học trò cũ của cô. Một điều tôi mới khám phá sau này, khi có dịp được tiếp xúc thêm với cô, dù chỉ qua điện thọai, nhưng cũng đủ làm tôi cảm thấy ấm lòng.Cô không nề hà điện thoại cho tôi, thầy trò có dịp chia xẻ rất nhiều và cô quả thật là người thầy khả kính và ưu ái với học trò. Cô đã tìm hiểu hoàn cảnh của học trò cô và đã cho những lời khích lệ rất quý hoá và đáng ghi nhớ. Cô không chứng tỏ sự cách biệt Thày Trò, nên khoảng cách giữa cô và tôi cũng gần hơn. Nhưng, cô vẫn là cô, trò, vãn là trò. Được làm học trò cô là một điều may mắn, để mỗi khi nhớ đến, tôi cảm thấy lòng như được sưởi ấm thêm. Chắc chắn là cô không chỉ quý một ngưòi, mà đối với ai cô cũng đối xử ân cần như thế. Dạo Tết vừa qua,tôi có dịp liên lạc chúc Tết cô, đúng vào lúc cô đã “lên danh sách” những học sinh mà cô liên lạc để…chúc Tết. Thật là quý hoá.Đáng lẽ học trò phải lo chúc Tết thày truớc. Hi vọng Thày cô cũng luôn thông cảm với nỗi đa đoan của học sinh chúng em. Tôi nhớ mãi giọng nói của cô, vừa thanh , vừa nhẹ. Từ xưa, và cho đến bây giờ cũng không khác. Thế mới đúng là cô Cẩm Anh, giáo sư Việt Văn của chúng tôi, vị thầy mà tôi vẫn nghĩ và nhớ từ nhiều năm qua, mỗi lần nhớ đến trường Bùi thị Xuân.Nhưng cô Cẩm Anh không phải chỉ là một vị thầy gương mẫu, cô còn có tài noí chuyên trưóc“public”nữa.
 Trong một video ghi lại buổi Lễ kỷ niệm đám cưói Thầy Cô ("Wedding Anniversary” năm kia, cô trông thật trẻ và tân, trong chiếc áo đầm cổ thuyền rất lịch sự. Ai dám bảo là cô đã tám muơi?Trông cô vẫn điềm đạm, chừng mực, phát biểu trưóc quan khách thật lưu loát, trôi chảy.Đấy là bữa tiệc bất ngờ, cô không đưọc biết trước, mà cô chẳng tỏ ra lúng túng tí nào, trái lại còn tự nhiên như đã quen từ lúc nào.Dưới bề ngoài dịu dàng, cô còn chứng tỏ tài điều khiển và nhắc nhở công việc đâu vào đấy. Bữa tiệc do con cô tổ chức, thật chu đaó với "nhân vật chính" là Thày Cô, thật đáng ghi nhớ...
image613
Thày Trò Gặp Gỡ… Giáo sư Chu Cẩm Anh (áo xanh)
image615
Cô tôi, Giáo sư Chu Cẩm Anh 

 Cái “duyên” của Hội ngộ đã đưa đến cho tôi gặp gỡ thầy xưa,bạn cũ đã đành, nhưng còn có những cái bất ngờ rất ấm lòng nhân dịpg, là tình đồng môn.Tình đồng môn không phân biệt không gian, thời gian hay điạ phương nào cả. Cũng không phân biệt nghề nghiệp hay tuổi tác. Tình bạn đúng nghĩa thì thường không gò bó, ép buộc… Đây mới đúng là sự ‘không phân biệt” thật sự và đúng nghĩa.Nhờ đó mà hội ngộ mới có ý nghĩa.Đó là cũng chính là cái “duyên hội ngộ”. Càng hay hơn, khi nói đến tình nghĩa thầy trò. thì sự không – phân - biệt ấy lại càng trở nên cao quý, chỉ có thể thấy trong văn hoá Á Đông. Văn hoá Việt Nam là một ví dụ. Việt Nam ta từ xưa quan quan niệm “Nhất tự vi sư…” đủ thấy ý nghĩa của tình thầy trò trong khuôn khổ tôn sư trọng đạo như còn phảng phất đâu đây… 
Cô Trương thị Liễu

 Tôi cũng đã có dịp liên lạc được với cô Liễu trên điện thoại. Cô là vị giaó sư thứ hai mà tôi hằng kính mến từ trước đây. Cô Cẩm Anh và cô Liễu, mỗi cô một vẻ...Tôi vui mừng khôn xiết, khi có cơ hội liên lạc đưọc với cô Liễu. Thật vui khi được biết cô Liễu hiện đang ở bên Pháp.Cuối năm 2012, tôi được Hiếu, bạn tôi, cho biết tin tức về cô Liễu. Nghe Hiếu nói, cô còn khoẻ mạnh, minh mẫn và hoạt động lắm, tôi rất mừng Không những thế, rất thán phục cô. .Năm nay tuy đã ngoài bảy mươi trông cô còn đầy nghị lực và còn hoạt động lắm. Cô làm học trò chúng em vốn ái mộ cô phải “phục lăn” vì cô vẫn không ngừng làm việc và tiến mãi. Cô làm việc ở Bộ Giáo dục Pháp truớc khi về hưu, chỉ mới vài năm nay. Không những thế, cô còn viết sách, dịch sách nữa. Quyển sách nổi tiếng của Nhã Ca “Đêm Nghe Tiếng Đại Bác” đã được cô dịch sang tiếng Pháp dưới tựa đề :” Les canons tonnent la nuit”. Cô cũng viết những sách giá trị khác như: "Một cuộc đi chơi ở đồng quê", trong đó cô đã dịch 16 truyện ngắn của G. de Maupassant,. Đặc biệt, cô còn viết sách về vấn đề: " Phân tâm học và Phê bình Văn học", một đề tài nghe rất thích thú và mang tính chất sáng tạo. Mới đây, trên trang Blog của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng có bài viết về cô, bài "Nhã Ca và cổng trường vôi tím".
Sách của cô dù là sách dịch hay do cô sáng tác cũng đều là những sách giá trị. Có thể nói, cô mới đúng là ngừoi của văn chương, và cho văn chưong, không phài là nghề chỉ biét gõ đầu trẻ như học trò cô.Chả thế mà các học sinh của cô ái mộ cô quá chừng. Ngày xưa cô gần gũi với học trò thế nào thì bây giờ cô cũng không quên ân cần với học sinh cũ của cô. Tôi đã được dịp” “gặp” cô trên điện thoại, và đựợc cô cho biết cho tính đến năm 2013 thì cô đã ở Pháp được 50 năm! Thời gian quá nửa đời người…Tại Pháp, cô không chỉ có bằng Tiến Sĩ, cô đã từng đi dạy và hiện giờ tuy đã nghĩ hưu nhưng cô vãn sinh hoạt về văn chương . 
Trong câu chuyện cô luôn khích lệ tôi viết, một khiá cạnh mà tôi thích và thật cảm kích với lời cô nói.
Cả hai cô Cẩm Anh và cô Liễu là hai vị Thày, rất quý, dạy ở Trung Học còn sót lại nơi hải ngoại, mà tôi thấy quý vô cùng. Tôi hi vọng sẽ đưọc gặp nữa.Cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn khi có những sự liên hệ gắn bó giữa “người với ngườì”. Nhất là đối với thày xưa, bạn cũ, mà ai đã từng đi học, đi dạy, từng làm quen với sách Quốc văn Giáo Khoa Thư “ thuở trước, với những bài học về nhân nghĩa, về tình người, chắc chắn không thể nào không vui với cái vui của mọi người, buồn với cái buồn của xã hội, của thời thế, cùng khóc cười theo vận nước nổi trôi” Có thể nói, những gì còn sót lại trong cuộc đời dâu bể này là “tình nghĩa giáo khoa thư”, như lời một chị đồng nghiệp đàn chị của tôi có lần đã nhận định. Những lời lẽ ân cần của cô khi chia xẻ những kinh nghiệm, những kiến thức về văn chương, dù qua điện thoại hay qua email luôn là những lòi chân tình, cảm kích.
image619
Cô tôi, giáo sư Trương thị Liễu

Đối với quý thầy cô còn ở Việt Nam, mà tôi không có dịp về gặp, là cả một điều đáng tiếc cho tôi. Như Thầy Tạ Tất Thắng, cô Tâm v.v.. Còn cô Trương Mộng Ngọc, Cô Xuân An, cô Xuân Lan nữa, đã lâu lắm tôi không được nghe tin. Riêng về cô Tâm, phu nhân thầy Thắng thi tôi được biết cô vẫn dịu dàng, đằm thắm và tận tuỵ như thế.Chỉ tiếc một điều tôi "tệ" quá; đi xa từ độ ấy mà không biết nghĩ chuyện liên lạc với trường bao giờ.Đó cũng là cả một sự thiệt thòi. Nhưng nếu nhắc đến ba tôi thì may ra cô còn nhớ, vì dạo ấy hai trướng thưòng có dịp liên lạc vói nhau.
 BẠN BÈ CŨ, MỚI
Kỷ niệm cũ đã trở thành hiện thực khi tôi gặp lại các bạn cũ trong kỳ Hội ngộ đầy ý nghiã vừa qua, năm 2012. Tại đây , tôi không những đã gặp lại bạn bè ngày xưa, mà không thể không nêu tên: Từ những bạn cùng lớp, từ Nguyễn thị Hiếu Bắc Cali, đến Xuân Ninh, Nam Cali; từ Kim Cúc, ở Toronto đến Lê thị Hoa, Nguyễn thị Kim Đấu, ở San José Từ Nguyễn thị Ngọ,Texas, đến Suối Kiết Toronto….Kim Cúc vẫn "tuơi rói" với nụ cười đầy tự tin. Tình bạn của tôi còn được phong phú thêm bởi những cô bạn đồng môn lớp sau. Nào là ở Nam Cali ngoài Kim Tuyến ra còn có Quốc Hương, vui tính nhanh nhảu và ân cần. Ở Michigan có Minh Tâm, nhu mì và dễ thưong, Texas có Đào thi An, mà nói đên Đào thị An là phải nói đên anh Hiệp, dí dỏm và có tính khôi hài rất vui, và Nghiêm thi Hiệp, Hồng Vân, anh Hoàng Kim Châu và nhiều nữa, tôi không nhớ xuể, nói chung là “cánh” củi ngo Houston,Texas cũng vui nhộn lắm. Nhưng “nặng ký” nhất coi bộ là anh Trần Ngọc Toàn, tuy tôi chẳng tiếp xúc bao giờ, chỉ “nghe danh” thôi.Liên và Phương ở Motnreal (hai cô hay đi chung với nhau) mà tôi đã có dịp gặp lần đầu tiên tại Houston, cũng có nhiều câu chuyện vui.Nói cho cùng chỉ mới sơ sơ thế mà đã kể không kể hết 
image621
Bạn bè ngày xưa, sinh hoạt trên tàu, 2012

 Tôi đã gặp thêm nhiều chị bạn khác nữa, chị Tuyết Hồng, và chị Kim Dung, lớp đàn chị trên tôi chắc là cũng đến vài ba lớp.Các chi trông đứng đắn, ngưòi lớn. Riêng chị Tuyết Hồng, thì tôi đã có dịp được ở chung phòng (cabin) với chị trên tàu, nên thấy chị rất đàng hoàng, kẻ cả và tế nhị.Chị kể nhiều chuyện cũng rât thú vị, đủ thấy sự lịch lãm trong kinh nghiệm sống của chị. Ở San Antonio thì Diệm Quỳnh, cũng như Mỵ Hương ở Montreal, thưòng hay liên lạc gửi những email đầy ý nghĩa mà hai bạn thường hay “chọn mặt gửi vàng”.Diệm Quỳnh vẫn nhỏ nhẹ dễ thương như thế.

 Đăc biệt, kỳ này ngoài những bạn bè cũ, phải kể thêm bạn mới và những đức lang quân của mấy bạn, như anh Đặng Kim Quy, phu quân của Hiếu, anh chị Lương -Đan Thanh môt cây văn nghệ, thuôc nhóm "Yamaha" ở San José trong đó có chị Mộng Hoa, Bích Liên, Thắng Lơị-Trưởng Ban Tổ Chức của Hội Ngộ năm 2014...Thật là “xôm”. Tôi ở mãi Vancouver, không cạnh nhà hàng xóm, nên chẳng tham dự đưọc.Thấy mà tiếc.kỳ vưà rồi lại biết thêm phu quân của Diệm Quỳnh là anh Đạt, một "tùng quân" rất điềm đạm và cẩn trọng mà Diệm Quỳnh có thể núp bóng được. Ngồi cạnh Diệm Quỳnh mà nghe nàng kể chuyện dí dỏm ngày xưa, thời đi trại Hè... thì thật là thú vị.Và còn cả những bạn mà tôi mới “khám phá” ra sau này, cũng là nhờ cái "duyên đồng môn" qua ngẫu nhiên mà gặp.Đó là nàng Hồ thị Tú ở Cali.Tuy xa mà lại gần, tuy không học cùng lớp nhưng trời đất xui khiến, chúng tôi lại gặp nhau ở Vancouver.Bạn của Tú ngày xưa ở VN lại chính là đồng nghiệp của tôi ở Vancouver, là Kim Thuỳ. Chúng tôi quen nhau qua đám cưới con của chị Thùy. Tưởng thế là đủ, nhưng một hôm, do tình cờ, Tú đọc bài viết của tôi về Đàlạt, do ngưòi bạn gửi. Thế là tự nhiên Tú đoán ra ngươi viết bài này chính danh thủ phạm là tôi. Thế là từ Cali, Tú điện thoại cho Kim Thuỳ, “hỏi dò” xem có phải chính là “Ngoc Dung Nguyễn” hay không…Nàng lại cẩn thận in bài ra để làm bằng cớ, vì thế nào tháng 8 năm ấy cũng sẽ sang thăm Vancouver.Và Tú đã liên lạc với tôi.Tâm tình một chặp mới hay là ngày xưa Tú cũng có học Bùi Thị Xuân…Mới biết cuộc đời là một chuỗi tình cờ. Ngưòi này quen ngưòi kia, loanh quanh rồi lại biết nhau.
 Chúng tôi trở nên thân nhau và định sẽ gặp gỡ hàng năm, cùng với một vài chị bạn khác.Tú và “ông xã” có mua một “condo” ở Vancouver để hàng năm đi nghỉ hè. Căn nhà lý tưởng ở ngay gần bờ biển. Thế đủ thấy, cũng là một cái “duyên” gặp gỡ.Và tình Đàlạt thật dễ thương. Tú thì nhanh nhảu, tháo vát và chu đáo lắm. Riêng tôi và Tú cũng đã gặp nhau ở San Francisco năm ngoái, nhân một dịp Tết đi thăm bạn bè.
image623
 KT-Lúc nào vẫn cứ vui.. Với Hiếu, trên du thuyền
Nói về Đại Hội 2012, một "kỷ niệm khó mua" ("a memory cannot be bought") cuả tôi, tôi không thể nào quên tất cả những nỗ lực và tận tuỵ của Kim Tuyến, Trưởng ban tổ chức, với sự hỗ trợ đáng kể cúa các giáo sư, và sự hỗ trợ của các anh Trượng Sĩ Thực, Hoàng kim Châu và cô thủ quỹ Quản Thụy Huyền. Thật vất vả cho Kim Tuyến với những căng thẳng vì quá nhiều vìệc.Nhưng điều đáng quý là Kim Tuyến có một tấm lòng vì tha nhân, sốt sắng,nhiệt tâm và luôn vui vẻ, tốt vớ mọi người. Đặc biệt, với một tinh thần trách nhiệm cao, Kim Tuyến cuối cùng đã hoàn thành trọn vẹn công tác của mình.Những ai có dịp tiếp xúc,chia xẻ, đều có thể thông cảm. Chính vì thế mà có lẽ không ai nỡ “cầu toàn trách bị” đối với một người tận tuỵ như vậy.
Những người bạn năm xưa mà tôi có dip nhắc đến trong một bài viết cách đây hai năm, thật là may mắn, tôi đã có dịp gặp lại hầu như tất cả. Chỉ thiếu một vài bạn.

NHƯ NẮNG HẠN LÂU NGÀY… 
(Nắng hạn lâu năm, gặp mưa ngọt) Trong thơ văn cổ ngày xưa, khi bàn về bốn thú quý nhất trên đời, các cụ ta thường nói đến câu “nắng hạn gặp mưa rào” (nguyên văn “cửu hạn phùng cam vũ”) cho thấy cái tâm trạng khao khát của người từng mong mỏi điều gì đã lâu, như bị nắng hạn lâu ngày người ta mong mưa xuống. 
Đến khi chợt đạt đưọc ước muốn thì mừng vô hạn. Đó là điều quý hàng đầu; cái quý thứ hai là xa quê,bỗng gặp được ngưòi quen biết cũ nơi đất khách thì lòng cảm thấy sung sướng, hạnh phúc vô cùng.Hội Ngộ hai trưòng THĐ-BTX đã hội đủ hai điều kiện vừa kể.Chúng ta gặp lại nhau không chỉ là “người quen cũ” mà là những đồng môn cùng dưới một mái trường nên càng đậm đà tình cảm.Ở đây bạn đồng môn còn hơn cả “cố tri”, vì “cố tri” chỉ là ngưòi quen biết cũ”.Đó là tình bạn đồng môn cùng trường, lại cùng lớp.Hơn thế nữa, là tình thầy trò, tình đồng nghiệp.Tình học đưòng càng trở nên “giàu có” vì bạn cũ cũng có, và cả bạn mới cũng không thiếu. Người này thăm ngưòi kia, bạn cũ giới thiệu bạn mới. Bạn mới đây cũng không ngoài những ngưòi bạn cùng trường hay những ”ái hữu”, tuy không cùng lớp, ngưòi lớp trên, kẻ lớp dưới, từ bốn phưong trời hội tụ về. Chẳng khác nào nắng hạn lâu ngày gặp cơn mưa, mà lại là mưa ngọt “cam vũ” nữa, mới quý. Khiến tất cả đều vui, niềm vui hội ngộ; hơn nữa, còn là một hạnh ngộ.
image625
Tình bạn đồng môn còn đó 
Thế mới biết mới- cũ, cũ- mới chẳng khác gì nhau. Bạn lớn tuổi có, nhỏ tuổi hơn cũng có, rõ ràng là “tứ hải giai huynh đê” (và tỷ muội nữa). Một Kim Tuyến với nụ cười rạng rỡ và tính tình dễ mến, một Nghiêm thị Hiệp với tâm tính ân cần và chân thật, tôi rất quý. Một Huyềền Châu hát hay và hiền hoà, một Thanh Trúc đầy lạc quan và sống động. Cùng ở Canada có hai cô là Liên và Phương thân nhau như cặp bài trùng. 
Một Hồng Vân ở Texas, Cao thị Vân khả ái, ở Cali…Còn rất nhiều người bạn mới mà tôi không kể hết được, từng ngưòi, từng việc, cũng chỉ là lần đầu chúng tôi quen biêt nhau, từ năm 2010.Tuy mới, nhưng cũng đã dễ cảm thông.Kể cũng lạ, những bạn cũ năm mà chỉ mới gặp lại nhau thì tự nhiên trở thành “mới”. Đặc biệt, năm nay, bạn tôi, Huệ Thu, một cây thơ , làm Trưởng Ban Báo Chí cho tờ Đặc San Hội Ngộ 2014 nên chúng tôi có dịp bàn luận về những chi tiết bài vở. Mới thấy làm "lớn" cũng khổ thật. Chỉ nguyên việc chờ đợi bài vở cũng đã là cả một sự kiên nhẫn, chưa kể còn có những ý chợt nhớ ra, hoặc đã viế rồi, lại để thất lạc vào hồ sơ nào đó không nhớ thế là vội vàng nài nỉ bạn cho điều chỉnh lại...Nhưng cô Trưởng Ban cũng sẵn sàng thông cảm với cái "nhu cầu"sửa chữa, thêm thắt, không thể thiếu này... "Viết văn" mà !càng đọc, càng muốn sửa mãi...
Tình đồng môn chẳng khác nào một sợi dây vô hình nối kết bạn bè với nhau trong một niềm cảm thông đặc biệt và tự nhiên.Hội ngộ quả là một sự ràng buộc, gắn bó nhẹ nhàng, không cần điều kiện gì cả. Dù có gặp gỡ ngoài đời, hay chỉ có dịp liên lạc qua điện thoai, hay email, cách nào cũng không kém đậm đà…Như vậy, "ai đi xa mà không nhớ về... Đàlạt? … 

Nguyễn Thị Ngọc Dung
Vancouver, tháng 3, 2014 

image628
image630
image632 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn